Người dân bị đe dọa vì tố cáo khai thác cát trái phép
Lợi nhuận trong việc khai thác cát trái phép trên sông vô cùng lớn nên các đối tượng bất chấp mọi phương thức để thực hiện.
Khi chính quyền ra quân được một thời gian lắng xuống sau đó lại bùng phát, người dân lên tiếng tố cáo thì bị đe dọa, ném chất bẩn.
Theo đơn kêu cứu, chúng tôi tìm tới nhà ông Quản Hữu Vinh – thôn Quản Xá (xã Thiệu Hợp, Thiệu Hóa, Thanh Hóa). Thời gian qua, gia đình ông luôn phải sống trong tâm trạng bất an và lo lắng bởi côn đồ đã hai lần ném “bom” bẩn vào nhà vi ông dám tố cáo nạn hút cát trái phép ngay sát chân đê sông Chu.
Người dân bức xúc vì tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra nhiều năm trên địa bàn
Ông Vinh là cán bộ Công an về hưu, bức xúc và lo lắng trước nạn khai thác cát trái phép nên ngày 19/8, ông đã dùng điện thoại của mình, ghi lại cảnh các thuyền cát đang sục vòi vào sát chân đê để gửi tới cơ quan chưc năng.
Tối cung ngay, nhiều đối tượng côn đồ đã ném chất bẩn vào nhà ông đe dọa. Ông Vinh đã báo cáo lên chính quyền địa phương, Công an huyện Thiệu Hóa. Ngày 24/8, lực lượng Công an đã xuống lập biên bản, lấy lời khai của gia đình. Tuy nhiên, trong tối 24/8, các đối tượng côn đồ lại tiếp tục ném “bom” bẩn vào nhà ông Vinh với số lượng lớn hơn.
Hoa màu, đất bãi của người dân trôi sông do khai thác cát
Video đang HOT
Những trường hợp bị đe dọa, ném chất bẩn, thậm chí là bị hành hung liên quan tới cát tặc không hiếm. Hành động côn đồ và thách thức pháp luật này của các đối tượng khai thác cát trái phép đang khiến người dân Thiệu Hợp và các xã lân cận như Thiệu Duy, Thiệu Khánh hết sức hoang mang và lo lắng.
Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn huyện Thiệu Hóa có 3 mỏ cát đang được hoạt động trên sông Chu. Trong đó, tại các xã Thiệu Duy, Thiệu Khánh có 2 mỏ. Trong số đó, 1 mỏ là của công ty TNHH Tuấn Minh và mỏ số 02 đoạn đoạn giáp ranh giữa xã Thiệu Hợp với xã Thiệu Duy, Thiệu Tân là của phía công ty TNHH Thanh Tâm.
Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Hợp Quản Trọng Liên trao đổi với PV
Do trữ lượng cát không còn nhiều, theo người dân, quá trình hoạt động của các mỏ cát này thường xuyên khai thác không đúng phạm vi của mình. Nhất là các bãi bồi và sát chân đê, điều này đã khiến người dân lo lắng vì đe dọa trực tiếp đến an toàn đê điều và gây hiện tượng xói lở trầm trọng diện tích đất nông nghiệp. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, số lượng thuyền hút cát vi phạm trên toàn huyện mà phía UBND huyện Thiệu Hóa đã lập biên bản và xử lý là hơn 20 vụ.
Phó chủ tịch UBND xã Thiệu Hợp Quản Trọng Liên cho biết: “Toàn xã có hơn 7 ha đất màu nằm ở ngoại vi đê, tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây, do tác động của dòng chảy và nạn khai thác cát trộm, diện tích đất nói trên đã bị sụt giảm đi khoảng gần 1ha. Tình trạng sạt lở, gây mất đất sản xuất khiến người dân rất bức xúc. Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn là việc họ cắm vòi vào hút cát ở sát chân đê. Nếu không có biện pháp mạnh để xử lý, tuyến đê xung yếu này bị xâm hại là điều khó tránh khỏi”.
Người dân trực tiếp ra bãi bồi đấu tranh, phản đối cát tặc
Để hạn chế việc khai thác cát trái phép, chính quyền địa phương liên tục duy trì cắt cử lực lượng để bảo vệ, canh giữ. Đồng thời, phía UBND huyện Thiệu Hóa có chỉ đạo về cấp xã là giám sát các mỏ này không để tình trạng hút trộm cát xảy ra. Tuy nhiên lực lượng mỏng và không có phương tiện chuyên dụng nên khi có động là các đối tượng khai thác cát cho thuyền ra giữa dòng hoặc vào địa phận được cấp mỏ là lực lượng chức năng “bó tay”.
Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa Nguyễn Văn Phúc cho hay: “Huyên Thiệu Hóa có tới 17 xã có sông nhưng huyện không thể làm thay các địa phương trong công tác quản lý, giám sát mà quan trọng là chính quyền cấp cơ sở phải có phương án tại chỗ để ngăn ngừa vấn đề này. Phía các ban ngành chức năng huyện Thiệu Hóa đã làm rất sát sao không nhân nhượng, nhưng để giải quyết được triệt để vấn đề thì hầu như là không thể”.
Giải pháp mà phía UBND huyện Thiệu Hóa đưa ra trong thời gian tới để nhằm khắc phục vấn đề trên là tăng cường hơn nữa tính hiệu quả trong hoạt động của đội liên ngành. Hiện tại, đội liên ngành của huyện thành lập có 9 thành viên (trong đó, Trưởng phòng TNMT huyện làm tổ trưởng, 1 Phó công an huyện làm tổ phó, 1 phó phòng TNMT giữ nhiệm vụ tổ phó). Hiện tại, đội liên ngành đã được trang bị 2 cano, lúc nào cũng có 2 đồng chí trực 24/24h.
Bất kể một vấn đề gì dù gai góc đến đâu đều có cách giải quyết. Một khi người dân đoàn kết để đấu tranh, bảo vệ diện tích đất bãi bồi ven sông và có sự quyết liệt kiểm tra, xử lý của các cơ quan chức năng thì sẽ không còn chô cho cát tặc lộng hành.
Thanh Phương
Theo congly
Đề xuất ban hành giá đền bù một lần với dự án sân bay Long Thành
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng xây dựng sân bay là 1.810 ha, tăng 645 ha so với kế hoạch trước đây.
Liên quan đến Dự án Sân bay quốc tế Long Thành, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết sẽ ban hành giá đền bù một lần để tránh các khiếu nại phát sinh đối với việc đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của dự án.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng xây dựng sân bay là 1.810 ha, tăng 645 ha so với kế hoạch trước đây. Đây là yêu cầu từ Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) nhằm đủ diện tích cho xây dựng các công trình giai đoạn 1 của dự án. Trong đó khoảng gần 1.700 ha là đất cao su nên không gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Sẽ ban hành giá đền bù một lần cho người dân nhường đất làm sân bay.
Đối với hơn 165 ha còn lại của khoảng 445 hộ dân, ngành chức năng tỉnh Đồng Nai đang khẩn trương kiểm kê, đo đạc. Tuy nhiên mới chỉ kiểm kê được 284 trường hợp, còn 171 trường hợp chưa kiểm đếm được do chủ hộ không đến, đi vắng, không xác định được chủ sử dụng đất, mua bán, cho tặng bằng giấy tờ viết tay,...
Liên quan đến vấn đề ban hành giá đền bù, hỗ trợ tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án sân bay, ông Trần Văn Vĩnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết sẽ đề xuất ban hành giá đền bù 1 lần, dự kiến vào năm 2020 để không tạo ra sự khác biệt giữa giá đền bù giữa các năm, qua đó tránh được khiếu nại khiếu kiện của người dân.
Người dân sẽ được chuyển ra 2 khu tái định cư, mỗi khu rộng 282 ha.
Ông Vĩnh nói: "Chúng tôi đề xuất chủ trương là toàn bộ cứ thống kê, kiểm kê. Bắt đầu 2020 có giá mới, chúng tôi sẽ đền bù một lần, không tạo sự khác biệt giữa giá của 2019 và 2020.
Tiền giải phóng mặt bằng cho người dân sẽ chi trả rất nhanh và đồng loạt, không thể theo kiểu lai rai năm nay một ít sang năm một ít, phần lớn sẽ tập trung vào năm 2020".
Theo XUÂN LƯỢNG/VOV-TP.HCM
Số người mất liên lạc tại Quan Sơn, Thanh Hóa lên tới 16 người Số liệu thống kê của các Đồn biên phòng Na Mèo, Tam Thanh, Mường Mìn... tới trưa 4/8, huyện Quan Sơn vẫn còn 16 người mất liên lạc. Cụ thể, tại bản Sa Ná (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) có 10 người; bản Muống (xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn) có 1 người và bản Mùa Xuân (xã Sơn...