Người dân bị ảnh hưởng của dự án làng Hiệp Hà mong muốn sớm được nhận bồi thường
Dự án khu dân cư làng Hiệp Hà, thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) có 13 hộ dân bị ảnh hưởng nhưng chỉ mới có 6 hộ dân được đền bù, 7 hộ còn lại chưa được đền bù theo cam kết nhưng đơn vị thi công vẫn thi công công trình dẫn đến tình trạng một số hộ dân cản trở thi công.
Dự án Khu dân cư làng Hiệp Hà chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng.
Chủ tịch UBND huyện Vân Canh Lương Đình Tiên cho biết, đến thời điểm hiện tại, các cơ quan, ban, ngành của huyện đã thực hiện xong các thủ tục cần thiết để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho 7 hộ dân còn lại chưa nhận tiền do bị ảnh hưởng Dự án Khu dân cư làng Hiệp Hà. Địa phương cũng đã có văn bản tạm ứng tiền để giải ngân bồi thường trong thời gian sớm nhất.
Trước đó, vào ngày 4/1, một số hộ dân bị ảnh hưởng tại Dự án Khu dân cư làng Hiệp Hà đã ngăn cản đơn vị thi công đưa máy móc san ủi mặt bằng do chưa nhận được tiền bồi thường đúng như cam kết của chính quyền địa phương.
Ông Tiên cho biết thêm, Dự án được phê duyệt năm 2019 với tổng mức đầu tư 12,5 tỷ đồng; trong đó, kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng cho 13 hộ dân bị ảnh hưởng là trên 4,5 tỷ đồng. Đầu năm 2021, có 6/13 hộ dân bị ảnh hưởng đã được nhận tiền bồi thường. Đây là những hộ bị ảnh hưởng tại vị trí đường giao thông chính đi vào khu dân cư đồng thời là tuyến đường giao thông hiện có đi vào các làng khác nên được bồi thường trước để thi công.
Video đang HOT
Sau đó, địa phương cam kết sẽ chi trả tiền bồi thường cho 7 hộ còn lại với gần 2,7 tỷ đồng, chậm nhất vào cuối tháng 12/2021. Tuy nhiên, do rơi vào thời điểm cuối năm, vốn bố trí bồi thường lại thuộc năm 2022 nên số tiền để chi trả chưa thể tạm ứng được, dẫn đến việc bồi thường không đúng như cam kết với người dân. Chính quyền địa phương đã đến tuyên truyền vận động sẽ sớm thực hiện các thủ tục chi trả trong thời gian sớm nhất có thể song một vài hộ dân không đồng thuận, dẫn đến việc ngăn cản thi công.
Do chưa nhận được tiền bồi thường như cam kết nên một số hộ dân đã đến ngăn cản thi công.
Về ý kiến của người dân cho rằng chính quyền địa phương nhiều lần “thất hứa” trong việc chi trả tiền bồi thường, ông Tiên thông tin, địa phương chỉ một lần chậm trả tiền như cam kết vào ngày 30/12/2021. Trước đó, năm 2008, khi tiến hành thu hồi đất để xây dựng Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Vân Canh (thị trấn Vân Canh), UBND huyện đã tiếp nhận ý kiến của người dân và đề xuất với cơ quan liên quan hỗ trợ tiền ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp nhưng do không được đồng ý nên huyện không có cơ sở để hỗ trợ. Từ lý do này, người dân cho rằng chính quyền huyện Vân Canh nhiều lần “thất hứa”.
Trao đổi về việc gói thầu thi công xây dựng dự án này với mức giá đưa ra được duyệt 6,448 tỷ đồng nhưng đơn vị trúng thầu với mức giá 6,435 tỷ đồng (chỉ thấp hơn mức giá đưa ra 13 triệu đồng), Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh Phan Văn Cường cho biết, các thủ tục từ mời thầu, nhận hồ sơ nhận của các nhà thầu, quá trình đấu thầu đều thực hiện công khai, đảm bảo theo các quy định pháp luật; nhà thầu nào đưa ra giá thấp nhất so với giá được phê duyệt thì trúng thầu.
Có mặt tại địa điểm Dự án Khu dân cư làng Hiệp Hà vào chiều 5/1, chúng tôi ghi nhận các đơn vị thi công đã tập kết phương tiện máy móc đến công trường, một công trình nhà ở tạm thời cũng vừa được xây dựng, mặt bằng một số điểm đã được cải tạo.
Một hộ dân có trên 2.800 m2 bị ảnh hưởng bởi dự án này cho biết, khi có chủ trương xây dựng Khu dân cư làng Hiệp Hà, người dân ở đây rất đồng thuận, riêng gia đình đã phá dỡ hàng rào, chặt bỏ cây cối để giao đất cho đơn vị thi công. Tuy nhiên, đến nay gia đình vẫn chưa nhận được tiền bồi thường như cam kết của chính quyền địa phương nên mong muốn sớm được nhận tiền theo đúng quy định.
Sửa đổi chính sách về thu hồi đất, giá đất
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa tổ chức hội nghị trực tuyến về tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Luật Đất đai sửa đổi với 25 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc và 19 địa phương phía Nam.
Ông Lê Minh Ngân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, đất đai là chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc; không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc và là nguồn tài nguyên, nguồn lực to lớn để phát triển đất nước...
Các chủ trương, chính sách pháp luật về đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tác động đến mọi mặt đời sống, sản xuất, đến từng người dân, doanh nghiệp và thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội. Vì vậy, trong thời gian qua Quốc hội, Chính phủ luôn quan tâm đến việc hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về đất đai.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân (Ảnh: Khương Trung).
Theo ông Ngân, sau hơn 7 năm thi hành, công tác quản lý và sử dụng đất đã đạt được những kết quả quan trọng. Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất phát triển tương đối nhanh; thể chế, chính sách cho phát triển thị trường từng bước được hoàn thiện.
Đồng thời, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được trao quyền sử dụng đất được bảo đảm. Nguồn lực đất đai được khai thác, sử dụng hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi với khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội.
Dù vậy, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa nhận vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: Nguồn lực về đất đai chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp. Chưa thực sự đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người có đất thu hồi và nhà đầu tư khi thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, gây khiếu nại, khiếu kiện. Tình trạng sử dụng đất không theo quy hoạch còn xảy ra, gây lãng phí...
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi xin ý kiến các Bộ, ngành và các địa phương từ ngày 3/12 vừa qua.
Lãnh đạo Bộ này hi vọng các địa phương sẽ cho ý kiến về một số định hướng dự kiến sửa đổi Luật Đất đai về quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu về đất đai và trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai; về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; chính sách kinh tế, tài chính đất đai, giá đất...
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định sẽ tiếp thu, tổng hợp ý kiến đóng góp, để từ đó tham mưu cho các cấp có thẩm quyền trong quá trình xây dựng Luật Đất đai sửa đổi, nhằm thống nhất sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Quý 1/2022, khởi công đoạn đầu tiên của Vành đai 3 TP.HCM TP.HCM cam kết bố trí đủ khoảng 1.600 tỉ đồng chi phí giải phóng mặt bằng để dự án 1A đường Vành đai 3 có thể khởi công ngay trong đầu năm 2022. UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ KH-ĐT để tổng hợp, thẩm định các vấn đề liên quan đến chi phí giải phóng mặt bằng dự án 1A (đoạn...