Người dân Bắc Kinh hụt hẫng vì không thể xem trực tiếp Thế vận hội mùa đông
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là tới Thế vận hội mùa đông 2022, người dân thủ đô Bắc Kinh cho biết họ vô cùng hụt hẫng vì không thể tham dự sự kiện thể thao này vì những biện pháp phòng dịch COVID-19.
Người dân chụp ảnh trước Linh vật Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh và Tháp Olympic ở Bắc Kinh hôm 19/1. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, hôm 17/1, ban tổ chức Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh tuyên bố sẽ không bán vé cho công chúng và chỉ cho phép những người được chỉ định tham dự sự kiện. Lối vào Sân vận động Quốc gia nổi tiếng, có tên gọi là sân vận động Tổ Chim, và các địa điểm thi đấu trong nhà ở trung tâm thủ đô, đều đã bị phong toả.
Thông báo đăng trên trang web chính thức của Ban tổ chức Thế vận hội mùa đông nêu rõ: “Trước tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho những người tham dự Thế vận hội và khán giả, ban tổ chức quyết định điều chỉnh phương án ban đầu, từ bán vé công khai sang định hướng bố trí khán giả đến sân xem các trận thi đấu”.
Địa điểm sẽ tổ chức môn thi trượt băng tốc độ tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 sắp tới. Ảnh AP
Người dân cho biết họ hiểu rõ mục đích của những hạn chế này, song một số người yêu thể thao không khỏi hụt hẫng khi nghe thông báo. Sau khi gạt bỏ những nỗi lo về dịch bệnh, anh Chen Lin, 38 tuổi, đã dự định mua vé xem trượt băng tốc độ. Tuy nhiên, anh đã rất buồn sau khi biết rằng vé chỉ được cung cấp cho một số khán giả được lựa chọn.
“Tôi đã xem Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh năm 2008. Thật đáng tiếc khi tôi không thể xem Thế vận hội mùa đông năm nay. Tất nhiên, chúng tôi vẫn có thể xem các trận thi đấu phát sóng trực tiếp trên tivi và phát trực tuyến, nhưng nó không mang lại cảm giác tương tác mạnh mẽ như xem trực tiếp tại địa điểm thi đấu”, anh nói.
Video đang HOT
Anh Chen chia sẻ thế vận hội luôn mang lại niềm tự hào dân tộc đối với mỗi người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, mức độ phấn khích năm nay thấp hơn nhiều so với năm 2008. “Một phần là do Thế vận hội mùa đông không được quan tâm nhiều như Thế vận hội mùa hè. Mặt khác, Trung Quốc đang phải đối mặt với đại dịch COVID-19. Cả hai đều là lý do”, anh nói.
Linh vật Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh được trưng bày gần Trung tâm Báo chí chính (MPC) đã được chắn rào ở Bắc Kinh. Ảnh: AP
Nhiếp ảnh gia nghiệp dư đã nghỉ hưu Wang Shaolan, tình nguyện viên tại Thế vận hội mùa hè 2008, cho biết bà đã hy vọng mang theo máy ảnh của mình tới các sự kiện để “trở thành một phần của Thế vận hội mùa đông năm nay”.
“Nhưng bây giờ, khi người tham dự Thế vận hội được áp dụng quy định kiểm soát dịch bệnh trong ‘vòng tròn khép kín’, chúng tôi không thể tự đi đến các địa điểm thi đấu. Điều đó thật đáng tiếc”, bà Wang nói và đề cập đến những hạn chế ngăn cách người tham gia thế vận hội với người dân địa phương. Ban tổ chức Thế vận hội đã thông báo rằng người hâm mộ từ bên ngoài sẽ không được phép tham gia thế vận hội.
Khu vực rào chắn gần Trung tâm Báo chí chính (MPC) của Thế vận hội Olympic mùa đông ở Bắc Kinh. Ảnh: AP
Việc đăng cai thành công Olympic năm 2022 sẽ giúp Bắc Kinh trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới tổ chức cả Thế vận hội mùa hè (2008) và Thế vận hội mùa đông. Nhưng sự xuất hiện của chủng Omicron dễ lây lan hơn gần đây đã làm dấy lên lo ngại dịch bệnh sẽ bùng phát ở Bắc Kinh, mặc dù thủ đô chỉ ghi nhận 1 ca nhiễm biến thể mới.
Thế vận hội mùa đông 2022 sẽ khai mạc vào hôm 4/2, chỉ vài ngày sau khi bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Các vận động viên, quan chức, nhân viên và phóng viên được quản lý trong “bong bóng Olympic”, không được tiếp xúc với bên ngoài và phải xét nghiệm hàng ngày.
Để phòng ngừa bổ sung, Bắc Kinh cũng sẽ yêu cầu du khách xét nghiệm axit nucleic trong vòng 72 giờ sau khi vào thành phố từ ngày 22/1. Các trường học ở Bắc Kinh cũng đã đóng cửa sớm và các lớp học chuyển sang giảng dạy trực tuyến trước kỳ nghỉ đông.
Nhà chức trách Trung Quốc ngày 11/1 tuyên bố sẽ không có kế hoạch phong tỏa toàn thành phố Bắc Kinh cho đến khi tổ chức Olympic mùa đông, đồng thời bổ sung rằng ngay cả khi xuất hiện biến thể Omicron, tình hình vẫn nằm trong kiểm soát. Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng có thể có thay đổi nếu xuất hiện ổ dịch quy mô lớn bên trong “bong bóng Olympic”.
Công viên Big Air Shougang, địa điểm tổ chức cuộc thi trên không lớn trong Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022. Ảnh: AP
Trung Quốc phần lớn đã kiểm soát được các đợt bùng dịch lớn nhờ chiến lược “không COVID-19″, nhờ việc phong toả, xét nghiệm hàng loạt và hạn chế đi lại nghiêm ngặt. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, quốc gia này đang phải vật lộn với các ổ dịch ở một số thành phố, bao gồm cả cảng Thiên Tân, cách Bắc Kinh chỉ khoảng 1 giờ đi xe. Các hạn chế cũng được thắt chặt tại thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, phía nam Bắc Kinh, nơi vừa ghi nhận thêm 29 ca lây nhiễm cộng đồng, nâng tổng số ca bệnh toàn quốc lên 55 ca trong ngày 19/1.
Ở một số khu vực khác trên đất nước, khoảng 20 triệu dân đã bị phong toả nghiêm ngặt. Giới chức cũng đã triển khai xét nghiệm hàng loạt cho người dân ở toàn bộ các thành phố phát hiện ca mắc mới.
Trung Quốc tiết lộ lĩnh vực muốn vượt qua Mỹ
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành tuyên bố, nước này không quan tâm tới việc trở thành nền kinh tế số một thế giới mà muốn tập trung vượt Mỹ ở một lĩnh vực khác.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành (Ảnh: AP).
SCMP đưa tin, Thứ trưởng Lạc Ngọc Thành ngày 18/1 nói rằng, Trung Quốc nên tập trung nhiều hơn vào việc vượt Mỹ trong việc cải thiện cuộc sống người dân và đóng góp tích cực cho thế giới, hơn là chạy theo mục tiêu trở thành nền kinh tế số một thế giới.
Ông Lạc đưa ra bình luận này một ngày sau khi Trung Quốc công bố chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này vào năm 2021 tăng trưởng 8,1%.
"Chúng tôi không quan tâm tới việc GDP vượt qua Mỹ và đây không phải là điều chúng tôi theo đuổi", ông Lạc nói, nhấn mạnh giúp người dân có cuộc sống tốt hơn là mục tiêu của Bắc Kinh.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có trở thành siêu cường mới hay không, ông Lạc nói rằng, nước này không theo đuổi mục tiêu thành bá chủ toàn cầu và phản đối "tư tưởng chủ nghĩa đơn phương trong Chiến tranh Lạnh".
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục leo thang trong thời gian qua trong hàng loạt vấn đề từ Biển Đông, Đài Loan, Hong Kong, Tân Cương cho tới vấn đề liên quan tới thương chiến, quyền sở hữu trí tuệ, chuỗi cung ứng...
Ông Lạc cho rằng Mỹ và Trung Quốc "không nên chơi trò đấm bốc, mà nên thi đấu điền kinh, để có thể chiến thắng cuộc đấu và tương lai bằng cách trở thành phiên bản tốt hơn".
Năm ngoái, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng lên 12.551 USD, tiếp cận gần với ngưỡng quốc gia thu nhập cao (trung bình 12.696 USD do Ngân hàng Thế giới xác định vào năm 2020).
Dù nền kinh tế có sự tăng trưởng tốt hơn dự kiến, nhưng Trung Quốc đang đối mặt với thách thức lớn, bao gồm tỷ lệ sinh giảm mạnh, dân số già hóa, suy thoái trong ngành bất động sản. Nhiều chuyên gia cho rằng, tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc có thể sẽ chậm lại trong năm 2022, vào khoảng 5-5,5%/năm.
Số ca mắc mới COVID-19 tại Trung Quốc tiếp tục tăng Ngày 14/1, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo Trung Quốc đại lục có thêm 201 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 13/1, tăng so với 190 ca một ngày trước đó. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thiên Tân, Trung Quốc, ngày 9/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN Theo thông báo của NHC, trong...