Người đàn bà mù gần 40 năm vò võ đi kiện
Hàng chục năm qua, bà lần hồi kiếm sống nơi cửa chùa và kiên trì theo kiện đòi chia tài sản bố mẹ để lại. Nhiều phiên tòa đã diễn ra nhưng hành trình của bà vẫn chưa kết thúc.
Tìm đến tòa soạn Báo GĐ&XH là một bà lão khiếm thị, tay chống gậy với chồng đơn trên tay. Cuộc đời bà lão 71 tuổi này đã không may mắn từ khi sinh ra, mẹ mất, bố lập gia đình với người phụ nữ khác, sống trong cảnh mù lòa.
Bà Trần Thị Nghiêm, hai mắt đã lòa chia sẻ về bi kịch cuộc đời mình với hàng chục năm trời đằng đẵng theo kiện. Ảnh: TS
Bi kịch của bà lão khiếm thị
71 tuổi, ngoài đôi mắt bị lòa, bà Trần Thị Nghiêm (trú tại thôn Phú Diễn, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) còn mang trên người rất nhiều căn bệnh nan y như ung thư đại tràng, viêm cột sống, tiểu đường…. Bà bảo rằng, chắc mình không còn sống được bao lâu nữa nên hành trình đòi công lý có lẽ sẽ cùng theo bà xuống nấm mồ hoang lạnh.
Mặc dù tuổi đã cao, nhưng bà Nghiêm khá minh mẫn, bà nhớ rất nhiều mốc về hành trình đi kiện của mình. Rồi bà khoe, trong những lần lang thang trước cổng chùa để bán nhang kiếm sống, thấy bà mang theo chồng đơn kêu cứu, một số người thương tình khuyên bà tìm đến Báo GĐ&XH cầu cứu. Bà bảo với chúng tôi rằng, để đến được tòa soạn Báo GĐ&XH, bà phải đi tới ba tuyến xe buýt, rất may bà là đối tượng chính sách nên có thẻ miễn giảm tiền vé.
Video đang HOT
Qua những câu chuyện chắp nối của bà Trần Thị Nghiêm, được biết khi sinh ra được 3 tuổi, chưa nhớ rõ mặt mẹ thì cụ Nguyễn Thị Sâm (mẹ bà Nghiêm) đột ngột qua đời bỏ lại chồng cùng với ba người con gái. Sau hai năm sống cảnh gà trống nuôi con, bố bà Nghiêm lấy người vợ thứ hai là bà Tạ Thị Gái và sinh được thêm hai người con nữa.
Mất mẹ là nỗi đau quá lớn đối với bà Nghiêm, nhưng số phận vẫn nghiệt ngã với bà khi sau một trận ốm đôi mắt bà cứ mờ dần và chỉ còn nhìn thấy trước mắt là những chấm mờ không rõ hình thù. Các chị em gái lần lượt lập gia đình và có cuộc sống riêng, còn bà sống cảnh lủi thủi không chồng, không con, không tấc đất cắm dùi. Để duy trì cho cuộc sống, hàng chục năm nay bà Nghiêm hàng ngày sáng dậy sớm nhờ người dẫn ra bến xe buýt từ nơi thuê trọ ở phường Phú Diễn đến chùa Quán Sứ để bán nhang và bật lửa. Nói về công việc của mình, bà Nghiêm tỏ ra lạc quan: “Tôi mua lô bật lửa Trung Quốc khoảng 70 nghìn đồng, bán lãi được trên 70 nghìn đồng nữa, cùng với tiền lãi từ bán nhang là tôi thắng rồi, có tiền ăn, trả tiền nhà. Thương hoàn cảnh của tôi nên người đến chùa mua nhiều lắm. Biết tôi tàn tật nên họ chẳng ăn bớt làm gì”.
Lạc quan là vậy, nhưng khi nhắc đến vụ án đang theo đuổi mắt bà lão già bỗng đỏ hoe. Bà cho biết mấy năm gần đây sức khỏe bà đã sa sút nhiều, không biết còn sống được bao lâu để theo kiện, để đòi được những phần theo bà là đáng được hưởng từ bố mẹ.
Vụ kiện gần 40 năm chưa có hồi kết
Tính đến nay đã có gần chục bản án, quyết định của cơ quan hữu trách nhưng vụ kiện đòi quyền thừa kế của bà Trần Thị Nghiêm vẫn chưa có hồi kết. Theo đó, từ tháng 5/1976, bà Nghiêm đã kiện đòi quyền nhận thừa kế từ bố mẹ để lại. Năm 1976, TAND huyện Từ Liêm (cũ) đã có Bản án số 92/DS-ST xét xử vụ việc của bà. Theo đó, bố mẹ bà Nghiêm mất, không để lại di chúc thừa kế cho các con, hội đồng xét xử đã tuyên chia thừa kế cho từng thành viên được nhận thừa kế. Bản án này sau đó đã không được thi hành án, bà Nghiêm vẫn không có chỗ ở, không nhận được tiền thi hành án và ngày 29/6/2005, TAND Hà Nội đã xử phúc thẩm và tuyên hủy bản án trên, giao cho TAND huyện Từ Liêm xử lại.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 20/12/2010, TAND huyện Từ Liêm đã chấp nhận đơn khởi kiện của bà Trần Thị Nghiêm về việc đòi chia tài sản thừa kế từ di sản của mẹ là cụ Nguyễn Thị Sâm và bố là Trần Văn Hồi để lại. Tại bản án số 72/2010/DS-ST ngày 20/12/2010, HĐXX TAND huyện Từ Liêm đã xác định giá trị tài sản liên quan đến thừa kế trong vụ tranh chấp này là 2.457.000.000 đồng, trong đó tài sản chung của cụ Nguyễn Thị Sâm và Trần Văn Hồi (sau khi đã trừ công sức của cụ Tạ Thị Gái – người vợ sau của cụ Hồi) có giá trị là 2.211.300.000 đồng. Từ đó HĐXX chấp nhận sự tự nguyện của bà Nghiêm cùng với các chị gái là Trần Thị Nhung, Trần Thị Minh nhận chung tài sản thừa kế là 1.174.747.500 đồng, giao quản lý sở hữu, sử dụng chung (ba chị em Nghiêm, Minh, Nhung) một nhà ở hai tầng (giá trị sử dụng là 320.782.500 đồng) trên diện tích 144,72m2 (giá trị sử dụng là 1.013.040.000 đồng).
Theo bà Nghiêm thì bản án trên được các chị em bà đồng tình ủng hộ, nhưng đến tháng 7/2011, TAND Tối cao đã có quyết định Giám đốc thẩm và nhận định: “Vụ án này thuộc trường hợp đặc biệt” và hủy phần tranh chấp thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là bà Nghiêm với mẹ kế là bà Tạ Thị Gái; yêu cầu TAND Hà Nội giải quyết lại vụ án theo thủ tục chung.
Không giấu nổi vẻ thất vọng, bà Trần Thị Nghiêm nghẹn ngào: “Hàng chục năm theo kiện giờ tôi không biết vụ án sẽ đi tới đâu, liệu trước khi chết tôi có có nhận được tài sản của bố mẹ mình để lại hay không”.
Hình ảnh người đàn bà mù lòa, tay chống gậy, lần từng bước đi ra khu vực chờ xe buýt khiến chúng tôi không khỏi nao lòng.
Theo Thanh Sơn (Gia đình & Xã hội)
Cảnh sát 141 "dạy chữ" cho người vi phạm
Chuyện hy hữu xảy ra vào tối ngày 24-10, tổ công tác Y15/141 CATP Hà Nộilàm nhiệm vụ trên phố Nguyễn Thái Học - Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội.
Theo đó, vào khoảng 19g30 cùng ngày, nam thanh niên có tên là N.V. Phăng, SN 1994, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội điều khiển xe máy từ phố Nguyễn Thái Học hướng về phố Phan Bội Châu thì bị tổ công tác Y15 yêu cầu dừng xe kiểm tra do không đội mũ bảo hiểm.
Tại chốt Phăng cũng không xuất trình được giấy phép lái xe cũng như đăng ký xe nên tổ công tác đã lập biên bản với các lỗi trên. Điều đáng nói khi Trung úy CSGT Nguyễn Công Dũng lập xong biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu người vi phạm ký vào biên bản thì Phăng hồn nhiên trả lời: "Ơ. Em không biết chữ đâu!".
Sau nhiều lần tập viết, Phăng đã viết được tên của mình...
Câu nói của Phăng khiến những người xung quanh khá bất ngờ bởi một thanh niên trẻ tuổi như Phăng lại không đi học chữ. Gặp phải tình huống "khó", đúng ra là phải cho Phăng điểm chỉ thay cho chữ ký nhưng tại thời điểm đó do không đủ điều kiện để người vi phạm có thể điểm chỉ.
Chính vì thế, Trung úy Đỗ Huy Phương, tổ trưởng tổ công tác Y15 cùng Trung úy Dũng đã lấy giấy nháp viết tên của Phăng rồi đánh vần từng chữ cái để dạy Phăng tập viết lên giấy nháp. Sau nhiều lần viết tên mình trên tờ giấy nháp, Phăng đã biết và viết được tên mình.
Phăng ngồi nghe cán bộ tổ công tác đọc lại các lỗi vi phạm của mình
Sau khi hoàn tất biên bản, tổ công tác đã đọc, đi đọc lại nhiều lần và giải thích từng lỗi vi phạm cho Phăng hiểu. Nghe xong, Phăng đã xác nhận các lỗi vi phạm của mình là đúng và nắn nót viết từng chữ cái của tên mình vào phần chữ ký của người vi phạm trong biên bản.
Theo Trung úy Phương, trong quá trình làm nhiệm vụ đã từng gặp một vài trường hợp người vi phạm không biết chữ nhưng trường hợp thanh niên trẻ thuộc thế hệ 9x như Phăng lại không biết chữ thì lần đầu tiên gặp.
Theo Phap luât Xa hôi
Sờ một cái... mất hơn 5 triệu đồng Ông hàng xóm đi mua đá lạnh, không biết do "nóng trong người" thế nào mà lại đưa tay sờ vào bà bán quán một cái, thế là bị kiện đòi bồi thường thiệt hại. TAND tỉnh Phú Yên vừa xử phúc thẩm vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm hại giữa vợ chồng bà...