Người đàn bà hằng đêm mơ về đám tang của mình
Góc buồng nhỏ tối tăm, ẩm thấp nằm nép mình trong xóm vắng vẫn chưa hết màu tang tóc. Ở đó, người phụ nữ trẻ vẫn đang lặng lẽ sống những ngày cuối đời, tự mình chống chọi với AIDS.
AIDS – cụm từ vẫn còn xa lạ với cái xóm vắng ấy, ai ngờ lại là định mệnh oan nghiệt cướp đi mạng sống của chồng, con trai chị. Chị kể rằng, hằng đêm vẫn mơ về đám tang của mình, giật mình sợ ngày mai không còn sống nữa…
Kết cục buồn cho một nhan sắc
Chị đẹp, có cái tên cũng đẹp – Liên. Tôi vẫn nhớ chị đẹp như thế nào bởi lúc tôi biết theo đám bạn chăn trâu ra đồng cũng là lúc chị trở thành thiếu nữ. Sinh năm 1979, chị hơn tôi 8 tuổi. Chị ở cùng làng với tôi: Đình Cao – Phù Cừ – Hưng Yên. Gần nhau nhưng tôi chả mấy khi qua nhà chị chơi mặc dù mỗi lần đi làm về, qua nhà tôi, chị lại gọi: “Cái Mèo rảnh không, qua nhà chị tập nhảy sạp”. Ngày đó, ở quê tôi, bọn trẻ lít nhít mới lớn như tôi mê nhảy sạp lắm. Nhưng tôi chỉ ậm ừ, rồi cũng chẳng qua. Kỳ thực mà nói, không phải tôi bận công chuyện gì, mà chỉ là tôi ngại phải lách cách xe đạp, đi vào cái ngõ tối tăm, hoang vắng mà tôi cứ ngỡ là đang đi vào rừng, để vào nhà chị. Nhà tôi sát mép đường lớn, nên cứ nghĩ tới cái xóm vắng ấy là ái ngại.
Thế rồi cũng có một ngày, thấy chị rủ nhiều quá, tôi cũng nhảy lên xe để chị đèo về nhà chơi. Nhà chị nghèo lắm, ở cùng làng nhưng tôi không thể tưởng tượng gia đình chị lại nghèo tới vậy. Gia đình đông con, bố mẹ chỉ làm nông nên chả mấy khi có quần áo mới. Thế mà vẫn có nhiều người mê chị. Hàng xóm chị bảo, tối nào cũng thấy cánh thanh niên rập rình trước ngõ để rủ chị đi tập tành thanh niên hoặc hẹn hò đi chơi. Hôm ấy, chị cho tôi xem những lá thư người ta viết cho chị, cái chỉ ỡm ờ làm quen, cái thì tỏ tình rõ ý. Chị học không nhiều nên thường nhờ tôi viết thư trở lại. Và tôi viết, cứ thế, chị trở thành cô gái quê nhiều người săn đuổi.
Chẳng ai ngờ, cái nhan sắc thôn dã ấy lại là định mệnh cho cuộc đời chị. Năm 21 tuổi, chị lấy chồng. Đó là một thanh niên bằng tuổi, sống ở làng bên, có gương mặt điển trai và rất đỗi hiền lành. Thời bấy giờ, ở quê tôi, 21 tuổi mà chưa lấy chồng là một điều khó hiểu. Bởi thế, sau một hai cuộc tình không thành, lại bị bố mẹ thúc giục, nên mới chỉ quen người đàn ông kia chưa được một tháng, chị đã đồng ý cưới. Ngày cưới chị, tôi cũng lóc cóc đạp xe tới để ngắm cô dâu. Vẫn chỉ quần lụa, áo sơ mi màu đất, đẹp hơn mọi ngày nhưng quả thật, nhìn chị thật kiều diễm. Đám cưới sơ sài vì chú rể cũng nghèo. Ai cũng mừng cho đôi trẻ. Chỉ có chị vẫn ủ dột, không một nụ cười trong ngày vui.
Có những đêm, nếu không được gia đình, hàng xóm can thiệp, chị đã gục hẳn dưới những trận đòn khủng khiếp của chồng. (Ảnh minh họa)
Sau khi cưới, vợ chồng chị cũng có một cái nhà nhỏ để ra vào. Chồng chị làm nghề lái xe đường dài nên cũng kiếm ra tiền, chỉ tội cứ đi biền biệt. Chị ở nhà chăm sóc bố mẹ chồng, làm đồng áng. Thời gian đầu, chồng vẫn gửi tiền về đều đều. Nhưng rồi cứ thưa dần, anh cũng ít về nhà hơn. Chị nghe phong thanh, trong những chuyến xe rong ruổi, anh có người phụ nữ khác. Kiếm ra tiền, anh lao vào cờ bạc để mong làm giàu nhờ trò chơi đen đỏ. Nhưng càng đánh càng thua, tiền bạc, vật dụng trong nhà cũng từng ngày theo đi.
Video đang HOT
Những ngày tháng bôn ba theo những chuyến xe, anh quen nhiều với giới giang hồ. Rồi chẳng mấy chốc ngã vào vòng vây của ma túy. Anh nghiện nặng. Mỗi lúc thiếu tiền mua thuốc lại về hành hạ vợ. Đã bao đêm chị cay đắng trong nước mắt khi chồng khóa trái cửa đòi tiền, không được thì đánh cho bầm tím khắp người. Chị tính bỏ đi nhưng tình nghĩa vợ chồng đâu phải cứ nói một câu là dứt. Chị lại nhẫn nhục chịu đựng những trận đòn dai dẳng. Còn anh cứ từng ngày chìm sâu vào ma túy, cứ tới cơn thèm thuốc lại đánh vợ đòi tiền. Ngay cả lúc chị mang thai, những trận đòn vẫn tái diễn đều đặn.
Tưởng như cuộc đời chị có thể chết đi cho bớt đau đớn. Có những đêm, nếu không được gia đình, hàng xóm can thiệp, chị đã gục hẳn dưới những trận đòn khủng khiếp của chồng. Cuộc sống đày đọa cứ thế trôi đi, cho tới một ngày, anh trở về nhà với thân xác ốm yếu, tiều tụy. Lại điệp khúc thèm thuốc, đòi tiền, lại một trận đòn tơi bời… Chịu không nổi, chị đành ôm con về nhà bố mẹ. Tránh được những trận đòn tàn bạo nhưng chị lại không thể ngờ rằng đó là lần cuối cùng chị được nhìn thấy mặt chồng.
Một buổi sáng, chị nhận được điện thoại từ gia đình chồng, báo rằng chồng chị đã chết. Khi ấy, mọi người vẫn giấu, nói rằng anh chết vì bị dịch hạch. 25 tuổi kết thúc một cuộc đời, dù không yêu nhau nhiều, dù cuộc sống vợ chồng đầy rẫy nước mắt, nhưng đó vẫn là chồng chị. Chị gục xuống bên cạnh quan tài, khóc nức nở. Chồng chết khi đứa con trai vừa tròn 5 tháng tuổi. Chị khóc, vừa xót thương chồng, vừa xót xa cho cái thân phận mình. Thế nhưng, nghiệt ngã thay, chỉ một thời gian ngắn sau đó, con chị bắt đầu ốm triền miên, tiêu chảy, sút cân trông thấy.
Vội vàng đưa con đi khám bệnh, chị vô cùng sững sờ khi bác sĩ thông báo, đứa trẻ nhiễm HIV. Bấy lâu nay, chị chỉ lam lũ đồng ruộng, không đi đâu thậm chí không ý thức được HIV là cái gì. Chị không tin vào kết quả xét nghiệm và yêu cầu bác sĩ khám lại. Sau nhiều thủ tục xét nghiệm cẩn thận, bác sĩ vẫn kết luận, đứa trẻ bị nhiễm HIV, vì nó còn quá nhỏ, khả năng miễn dịch yêu nên không sống được bao lâu. Bàng hoàng hơn, qua xét nghiệm, chị cũng không tránh được bản án tử hình từ căn bệnh nan y này. Cầm kết quả xét nghiệm trên tay, chị đổ gục như một cây sậy trước gió, không biết từ đâu tai họa ập xuống gia đình mình. Lúc ấy gia đình chồng mới nói thật với chị, rằng chồng chị chết vì HIV chứ không phải bệnh dịch hạch.
Tôi đã mơ về đám tang của mình
Ở tuổi 26, chị đã phải sẵn sàng tâm thế để đón nhận cái chết. Đau đớn hơn, con trai chị mới chỉ hơn 1 tuổi, chẳng bao lâu nữa cũng sẽ phải ra đi theo bố nó. Tai hoạ cứ liên tiếp đổ dồn xuống. Sau khi chồng chết, căn nhà nhỏ mà vợ chồng chị dành dụm bao năm xây dựng cũng bị bố mẹ chồng bán đi. Số tiền 170 triệu bán nhà, mẹ con chị không được đồng nào. Không nhà, không tiền, chị lại bồng bế con về nhà bố mẹ. Chị dọn xuống cái buồng nhỏ ở cuối vườn, ẩm thấp, tối tăm, lặng lẽ sống nuôi con và chờ ngày cơn ác mộng đến với mình.
Chị hát: “Anh xa rồi, em thành góa phụ. Choàng khăn đen, ôm đứa con thơ.
Anh xa rồi tựa bến không chồng. Để thiên thu thành người vọng phu”.
Chị khóc. Và tôi cũng khóc.
Ngày ấy, ở quê tôi, AIDS là cái gì khủng khiếp lắm. Người ta hoang mang sợ hãi, rùng mình mỗi khi nghĩ tới nó. Nếu ai đó trót mang căn bệnh ấy là một nỗi kinh hãi, đồng nghĩa với cái án cô lập, cách ly của láng giềng. Đã có lúc hàng xóm không dám sang nhà chị, đi qua nhà cũng phải chạy thật nhanh như lẩn trốn và nếu có trót gặp chị thì cũng quay đi như ma đuổi. Chị bảo, không có gì đau bằng việc người ta coi mình như thứ gì đó rất tởm, không còn ai để chơi, muốn nói chuyện cũng chẳng được. Chị bảo đã có lúc, muốn tự tử nhưng vì đứa con lại phải sống.
Cuộc sống vẫn không thôi đày đọa. Khi con ốm nặng, biết sẽ khó qua khỏi, chị ôm con về nhà chồng để cháu được thăm ông bà lần cuối nhưng cánh cửa nhà chồng lạnh lùng khép lại. Nhìn đứa con ngày một yếu đi, da xanh, gầy bủng beo, khóc ngặt nghẽo vì đau đớn, chị chỉ biết đứng nhìn, ứa nước mắt bất lực. Chẳng bao lâu sau, đứa trẻ qua đời, sau một cơn đau dữ dội. “Lúc ấy nó mới 3 tuổi. Tôi vẫn nhớ, trước lúc chết, nó khóc dữ lắm, kêu đau nhiều. Lúc ấy mắt nó vẫn trong veo nhìn tôi, vẫn nắm tay tôi, được một lúc thì thấy nó buông tay, rồi nhắm mắt. Thế là nó bỏ tôi đi, tội nghiệp, chỉ mới 3 tuổi” – chị nghẹn ngào kể lại. Chị cứ nhắc đi nhắc lại cái cụm từ “chỉ mới 3 tuổi” nghe mà thấy xót xa cho cái phận người ngắn ngủi.
Tôi hỏi, chị có giận chồng không? Chị lắc đầu: “Không yêu thì không giận. Mà có giận cũng chẳng ích gì”. Giờ sức khỏe của chị yếu, vẫn sống lặng lẽ trong căn buồng tối tăm, ẩm thấp. Chị bảo: “Lúc con còn sống thì lúc nào cũng day dứt, khổ tâm, chỉ sợ chẳng may mình chết trước thì ai nuôi con. Giờ con chết rồi lại thấy lòng thanh thản hơn, mình chết lúc nào thì chết”. Sau cái chết của thằng nhỏ, dân làng cũng thương cảm cảnh sống của chị hơn.
Dần dà, người ta cũng hiểu, chị chẳng làm hại ai, cũng chẳng lây bệnh cho ai. Chị vui lắm. Thế là xã hội đã đón nhận chị, như một người có bệnh chứ không phải là một người có tội. Cái chết với chị bây giờ không còn quá sợ hãi. Chị đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để đón nhận nó. “Từ ngày biết mình có bệnh, tôi hay mơ về đám tang của mình. Chiếc xe tang kĩu kịt đi về phía cánh đồng. Vắng người lắm. Tôi giật mình tỉnh giấc. Khi con còn sống, một lúc như thế, tôi sợ hãi vô cùng, sợ ngày mai mình không còn tỉnh dậy nữa. Nhưng giờ thì nhẹ nhàng hơn. Tôi chỉ coi đó là cơn ác mộng mà ai cũng gặp phải” – chị tâm sự.
Chị vẫn gọi tôi là “cái Mèo” như ngày xưa. Chị bảo, cuộc đời chị không có gì đáng để viết, ngay cả cái việc cả 3 người trong gia đình chị mắc HIV cũng là điều không may. Chị xin tôi, nếu có viết thì đừng đưa ảnh lên báo, vì chị không muốn ai nhận ra mình. Câu chuyện buồn, đối với chị thế là quá đủ. Lúc này, khi căn bệnh quái ác đang tàn phá thân xác chị, gương mặt cũng đã không còn như ngày xưa. Chị cũng không dám nhìn lại mấy tấm hình tôi chụp vì biết mình đã khác xưa lắm rồi. Không hiểu, từ đâu, chị có được bài hát về những người góa phụ, chồng chết vì AIDS. Chị hát: “Anh xa rồi, em thành góa phụ. Choàng khăn đen, ôm đứa con thơ. Anh xa rồi tựa bến không chồng. Để thiên thu thành người vọng phu”. Chị khóc. Và tôi cũng khóc.
Theo Eva
Người nhà không muốn tôi lấy chồng Bắc
Em là gái miền Trung còn anh là trai miền Bắc. Khi biết em và anh yêu nhau, bố mẹ em phản đối vì cho rằng quê anh ở quá xa, nếu lấy nhau em phải theo anh về Bắc sống.
Em với anh yêu nhau gần nửa năm. Hiện cả hai làm việc tại miền Trung. Gia đình không muốn em lấy chồng xa nhà vì trong nhà chỉ có hai chị em, em gái tật nguyền, sau này em phải có trách nhiệm lo cho em gái, nếu lấy chồng xa em không thể chăm sóc gia đình. Họ hàng cũng bảo lấy chồng Bắc sẽ rất khổ.
Còn anh là con trai một trong nhà, anh lại làm bên quân đội, tuy giờ anh làm ở miền Trung nhưng có thể sau này về Bắc sống, anh cũng từng nói đến chuyện đó với em.
Hai đứa rất yêu nhau nhưng khi nghĩ đến hoàn cảnh gia đình hai bên như vậy đều rất buồn. Anh bảo nếu sau này chuyển về Bắc thì người chịu thiệt thòi đau khổ nhất chính là em, anh thấy thương em. Em thật sự không biết mình nên làm gì, tiếp tục yêu thì có khả năng sau này sẽ phải đau khổ khi anh về Bắc sống, đồng nghĩa với việc chia tay. Còn giờ chia tay anh thì không thể vì hai đứa vẫn còn yêu nhau rất nhiều. Em nên làm gì? (My)
Ảnh: womanaroundtown.com
Trả lời:
Chào bạn,
Không gian, thời gian và hoàn cảnh là ba yếu tố cơ bản của tình cảm vợ chồng và là chuẩn mực để quyết định yêu hay không. Trong những hoàn cảnh cụ thể, người ta có thể vượt không gian và thời gian để đến hôn nhân, và cũng trong hoàn cảnh nhất định, người ta phải lệ thuộc không gian và thời gian. Đây là những vấn đề rất phức tạp của tình yêu.
Trong trường hợp của bạn, có lẽ chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh nhiều hơn, còn không gian ở Bắc hay ở Trung bây giờ thực sự không đáng ngại nhờ phương tiện giao thông công cộng rất thuận lợi. Cái khó của bạn là cha mẹ có hai chị em mà em gái lại tật nguyền. Trong hoàn cảnh gia đình như vậy thì vấn đề hiếu thảo phải đặt lên hàng đầu. Bạn nghĩ xem nếu đi lấy chồng xa, khi cha mẹ và em có mệnh hệ nào thì ai là người lo? Đây là vấn đề khó nhất đối với bạn.
Còn anh ấy lại là con một, mà anh ấy đã có ý định về quê nên không có chuyện bạn ở lại trong này nếu kết hôn. Hoàn cảnh của hai bạn khó có lời giải nếu như một trong hai người phải xa quê, mà bạn là người nan giải hơn anh ấy. Nếu thực sự anh ấy yêu bạn thì nên ở lại miền Trung vì anh ấy là con một nhưng không có em tật nguyền, còn nếu chỉ vì con một mà buộc bạn về Bắc với gia đình thì tình yêu này quá ích kỷ.
Bạn nên dừng tình yêu lại để tính toán cho gia đình, và bạn là người duy nhất trong niềm tin và mong đợi của cha mẹ và em. Nếu như bạn "chia tay anh thì không thể" thì bạn sẽ rơi vào "có thể bất hạnh".
Chúc bạn sáng suốt.
Theo VNE
Băn khoăn lựa chọn giữa 2 chàng trai Em 24 tuổi, tốt nghiệp đại học được 1 năm nhưng chưa xin được việc làm. Trong chuyện tình cảm em đang có sự phân vân giữa 2 người đàn ông đến với mình. Một anh là người yêu cũ của em, chia tay đã được 6 tháng. Anh cùng quê, hơn em 2 tuổi, hiện giờ làm việc ở Nha Trang. Còn...