Người đàn bà có chồng mất ở Angola: “Là tôi đã hại chết anh rồi!”
Người đàn bà ôm lấy đứa con mới hơn một tháng tuổi khóc trong đau đớn khi nghe tin chồng vừa mất vì sốt rét ở Angola. Chị Năng kêu khóc và vật vã trong nỗi bất lực: “Tôi đã hại chết anh rồi”. Chị túng quẫn vì không biết lấy tiền ở đâu để đưa xác chồng về quê an táng.
Hoàn cảnh hết sức thương tâm của vợ chồng anh Phạm Văn Phúc (27 tuổi) và chị Bùi Thị Năng (38 tuổi) trú tại thôn Quyết Tiến, xã Đức La, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
Trong căn nhà nhỏ tạm bợ, chị Năng thất thần ôm lấy đứa con vừa chào đời hơn một tháng. Đứa trẻ khóc ngặt vì đói sữa mẹ, hàng xóm phải chạy sang cho bé bú mớm. Đứa con thứ 2 là cháu Anh Đức (2 tuổi) cũng đang quấy khóc vì đau bụng, đứa con gái lớn của chị cũng mới tròn 5 tuổi chưa hiểu chuyện, đang hồn nhiên cười đùa ngoài sân khiến cho người chứng kiến thương đến se lòng.
Chị Năng khóc nghẹn khi kể về hoàn cảnh gia đình mình
Người đàn bà vẫn chưa hoàn hồn vì chiều hôm qua nghe tin chồng đi lao động ở Angola mất bởi căn bệnh sốt rét. Thương chồng, thương ba đứa trẻ từ nay không có bố cộng với món nợ chưa trả hết, chị Năng đau đớn kêu khóc trong nỗi chua xót. Sắc mặt của chị Năng tái nhợt đi vì vừa mới vượt cạn xong thì nỗi đau về tin chồng mất khiến chị gần như kiệt sức.
Chị và anh Phúc cưới nhau đến nay vừa tròn 6 năm. Anh Phúc là chàng trai quê ở Hương Sơn, bố mất sớm, mẹ lại đi bước nữa khiến anh bơ vơ, phải xuống Đức Thọ làm thuê cuốc mướn. Thương cho hoàn cảnh của anh, chị Năng bén duyên và hai người nên vợ chồng.
Là trẻ mồ côi không nơi nương tựa nên anh Phúc về Đức Thọ ở rể, hai anh chị yêu thương, bảo ban nhau làm ăn. Hạnh phúc được nhân lên khi 3 đứa con của anh chị lần lượt chào đời: Em Phạm Thị Minh Hằng (SN 2011), Phạm Anh Đức (SN 2014) và Phạm Anh Tuấn (SN 2016). Mặc dù làm lụng vất vả, nhưng đói nghèo vẫn đeo riết cuộc sống của gia đình nhỏ.
Chị Năng sức khỏe yếu, một mình anh Phúc quần quật làm việc, ban ngày đi làm thuê, ban đêm đi mò cua bắt ốc để kiếm tiền nuôi con. Thế nhưng, qua bao năm vất vả, anh chị vẫn không có lấy một “tấc đất cắm dùi”, đành ở tạm nhà anh trai của chị Năng. Cuộc sống tạm bợ càng rơi vào cùng quẫn hơn khi người anh trai của vợ thường xuyên say rượu, đuổi đánh hai vợ chồng.
Sự cười đùa ngây thơ của con khiến người mẹ như lặng người
Nghĩ tủi phận, anh Phúc nói vợ vay tiền sang Angola làm việc để có tiền mua mảnh đất, và xây nhà cho các con. Ngày anh đi, chị Năng chạy vạy khắp nơi và cuối cùng cũng vay được hơn 80 triệu làm phí cho chồng bay sang Angola lao động. Tháng 6/2015, anh Phúc lên máy bay, bỏ lại vợ và hai con thơ cùng khoản nợ khổng lồ với lãi suất cao.
Sang Angola chưa đầy một tuần thì ở nhà hay tin vợ mình ốm nghén đứa con thứ 3. Anh Phúc vui mừng khôn xiết, cố gắng chăm chỉ làm tích góp tiền gửi về cho vợ và con thơ. Tuy nhiên, cuộc sống ở nước bạn khó khăn, và nhiều rủi ro, đồng lương ít ỏi của anh mới gửi về cho vợ chưa đầy 20 triệu đồng sau 8 tháng xa nhà.
“Cách đây một tháng, anh Phúc nói bên kia giờ khó làm ăn, anh nhớ vợ con muốn bỏ về nước thăm gia đình. Nhưng nghĩ lại số tiền nợ trả chưa xong, nhà chưa có ở, nên tôi động viên chồng ở lại làm thêm một thời gian nữa lại về. Anh ấy nghe lời tôi, thương con, anh chỉ biết gọi về qua điện thoại rồi khóc. Tôi không ngờ vì tôi khuyên anh ở lại nên giờ anh bỏ mạng ở bên kia. Tôi sai rồi. Tôi đã hại chết anh.” – Chị Năng bật khóc tức tưởi, hối hận vì khuyên chồng ở lại.
Chưa đầy một năm ở Angola với điều kiện làm việc khắc nghiệt, không ít lần anh Phúc muốn bỏ về quê. Nhưng nghĩ thương con, nghĩ về khoản nợ lúc anh ra đi và ba đứa trẻ chưa có đất, có nhà ở, anh nuốt nước mắt và nỗi nhớ gia đình vào trong để cặm cụi làm việc.
Thế nhưng nợ chưa trả hết, thì nỗi khổ hạnh lại ập đến. Cách đây hai hôm không thấy chồng gọi về, chị Năng gọi sang hỏi thăm chồng thì bàng hoàng nghe bạn cùng chỗ làm báo tin anh bị sốt rét, mệt nên không thể nghe máy được.
Video đang HOT
Cả gia đình chị Năng đang mong có tiền để đưa xác chồng về nước mai táng.
Chị Năng khóc nghẹn: “Khi nghe tin anh mệt không nghe máy được, lúc đó linh tính chẳng lành, tôi sợ tai họa ập đến với anh. Nhưng không ngờ, chưa trụ nổi ba ngày thì chiều qua nghe bạn anh báo tin anh đã chết vì bệnh sốt rét. Giờ mẹ con tôi phải làm sao đây, tiền đâu để đưa thi thể anh về nước. Là tôi đã hại chết anh rồi”.
Đang tiếp chuyện với chúng tôi, thì đứa trẻ mới hơn một tháng tuổi khóc to vì đói sữa. Thấy con khóc, người đàn bà cũng khóc theo con. Từ khi sinh ra, bé Phạm Anh Tuấn (SN 2016) phải đi bú nhờ vì chị Năng bị bệnh phổi, và vôi hóa đốt sống, mất sức khỏe nên không có sữa cho con bú. Nhà lại nghèo, không có tiền mua sữa ngoài cho con, nên chị đành nhờ người thân bồng con đi khắp làng trên xã dưới bú nhờ.
“Sữa cho con không có, tôi cho con đi bú nhờ, nhưng đêm đói không đi xin sữa được nên nó khóc nhiều lắm. Hiện giờ tiền nợ lúc anh đi chưa trả hết. Để cho con út cứng cáp một tí rồi tôi sẽ gượng dậy làm việc để nuôi chúng, làm để trả nợ nhưng tôi cầu xin mọi người giúp tôi đưa xác anh về, tôi chỉ mong chừng ấy thôi. Em hối hận lắm rồi anh Phúc ơi!” – Chị Năng sụt sùi cầu xin.
Chia tay chúng tôi, người đàn bà nghèo khổ gửi lại bạn đọc báo cả niềm hi vọng lớn.
Thiện Lương
Mọi sự giúp đỡ gửi về: Chị Bùi Thị Năng, SDT: 0974325672. Địa chỉ: Thôn Quyết Tiến (xóm 4), xã Đức La, huyện Đức Thọ, TP. Hà Tĩnh.
Theo VietNamNet
Choáng ngất đại gia gỗ xây biệt phủ 50 tỷ hồi môn cho con gái cưng
Đại gia Nghệ An này chỉ có 1 con gái duy nhất nên đã quyết định bỏ hơn 50 tỷ xây ngôi nhà gỗ làm của hồi môn cho con gái.
Đại gia Nghệ An này chỉ có 1 con gái duy nhất nên đã quyết định bỏ hơn 50 tỷ xây ngôi nhà gỗ làm của hồi môn cho con gái.
Được ví như biệt phủ độc nhất vô nhị, đồ nội thất cực độc, ngôi nhà gỗ hiếm có tọa lạc trên diện tích gần 4.000 m2 tại xóm 3, xã Nghi Phú (thành phố Vinh, Nghệ An) khiến nhiều người phải "ngả mũ".
Ngôi nhà độc đáo nằm trên khuôn viên gần 4.000m2, bao quanh là dãy tường rào kiên cố cao gần 3m, xây dựng rất công phu, ốp tới 5 loại đá.
Ngoài kỷ lục về diện tích, ngôi nhà còn có kỷ lục lớn nhất là phần gỗ. Chủ nhân đã bỏ ra 2.000m3 gỗ đinh hương, giáng hương và cẩm lai để dựng nhà.
"Phủ Hòa Thân" nằm trên khuôn viên gần 4.000m2.
Chủ nhân của khuôn viên gồm nhiều ngôi nhà gỗ được mệnh danh "như phủ Hòa đại nhân" là đại gia Lê Đình Cường, biệt hiệu là Cường "Thọ" (xã Nghi Phú, thành phố Vinh, Nghệ An).
Hai vợ chồng anh chỉ có một con gái duy nhất, nhưng vẫn bỏ ra hơn 50 tỷ đồng cất lên ngôi nhà đặt biệt này để làm hồi môn cho con gái.
Ông Lê Đình Cường được biết đến là người giàu có nhờ khai thác, kinh doanh gỗ từ Lào về Việt Nam nhiều năm nay
Khi đã trở thành một đại gia, ông Cường mở rộng kinh doanh nhiều lĩnh vực khác. Nhiều người đồn đoán tài sản của ông có thể vượt quá hàng trăm tỷ đồng.
Chủ nhân của khuôn viên gồm nhiều ngôi nhà gỗ được mệnh danh "như phủ Hòa đại nhân" là đại gia Lê Đình Cường.
Năm 2004, ông Cương băt đâu tuyên chon hang ngan met khôi gô quy như đinh hương, câm lai... tư Lao vê đê băt đâu xây dưng ngôi nha theo lối kiên truc đăc biêt.
Biệt danh "phủ Hòa đại nhân" cũng bắt đầu được người ta nói đến khi có thông tin cho rằng ông Cường đã cho người sang tận Trung Quốc để tham khảo kiến trúc phủ Hòa Thân (Hòa đại nhân).
Sau gân 1 năm nghiên cưu, hoc theo cac chi tiêt cac toa nha ơ phủ Hòa Thân, những ngươi thơ băt đâu vê xây dưng ngôi nha trong khoang 5 năm mơi hoan thanh.
Nhiều người tiết lộ, để xây dãy nhà này, ông Cương đa thuê khoang 50 ngươi thơ gioi nhât vê cham khăc gô chuyên nghiêp cua tinh Băc Ninh va cho sang bên Trung Quôc đê hoc theo kiên truc cua phủ Hòa Thân.
Sau gân 1 năm nghiên cưu, hoc theo cac chi tiêt cac toa nha ơ phủ Hòa Thân, những ngươi thơ băt đâu vê xây dưng ngôi nha trong khoang 5 năm mơi hoan thanh.
Giai thoại về chủ nhân ngôi nhà còn được truyền miệng, tầm những năm 1990, người ta đồn ông Cường bị "sập cầu" mất hơn 2 tỷ đồng, gần bằng một năm thu ngân sách của thành phố Vinh lúc đó, vậy mà ông Cường vẫn bình thản như không.
Riêng việc này, hồi ấy người ta đã gọi ông là "siêu nhân".
Từng hai lần được tôn là "siêu nhân xứ Nghệ", thêm lần làm ngôi nhà gỗ to lớn này, người ta lại tiếp tục gọi ông là "siêu nhân".
Đây là ngôi nhà ông dự kiến thi công ngàn ngày, vật liệu phải độc đáo, đắt tiền và ngôi nhà ở của ông phải không giống bất kỳ ngôi nhà nào.
Đê lam đươc nhưng căn nha đăc biêt nay, chu nhân đa phai sư dung it nhât la 2000m3 gô đinh hương, giang hương, câm lai... Thơi điêm xây dưng, ngôi nha nay đươc đanh gia không dươi 50 ty đông.
Ngôi nha nay đươc thiêt kê rât công phu, ti mi tưng chi tiêt. Bât kê 1 xa ngang hay bâc cưa nao cung đươc cham trô cac hoa tiêt sang trong như long, ly, quy, phung rôi đây đu cac loai chim thu.
Đinh cac mai nha cung đươc trang tri ti mi, đôc đao vơi phong cach cua phủ Hòa Thân. Ngoai cac toa nha chinh, ngươi chu con cho xây 1 choi đê thương lam tra, rươu.
Đươc biêt, bên dươi choi nay la hâm chưa cac loai rươu đăc biêt quy.
Cũng trong khuôn viên của ngôi nhà, ngoài gian nhà chính bằng gỗ, còn có một dãy nhà ngang phía đằng sau làm bếp và phòng vệ sinh rộng mấy trăm mét vuông, nối với gian nhà chính bằng một cây cầu bằng gỗ.
Trong khuôn viên có hàng chục cây lộc vừng, cây sanh, cây si cổ thụ được chủ nhân mua về trồng theo bờ tường rào.
Riêng bờ rào quanh khuôn viên cũng được trang trí rất công phu, trị giá 2 tỷ đồng, được ốp 5 loại đá sỏi, tất cả những loại đá này đều được đặt mua từ TP HCM.
"Chúng tôi xây nhà chỉ cốt để ở, sau này làm của hồi môn cho con gái, có sao làm vậy, không kinh doanh nên không tính toán hơn thiệt, chỉ đơn giản xây lúc nào xong và vừa ý thì thôi", đại gia Lê Đình Cường cho biết.
Bức tường bao quanh cao khoảng gần 4 mét, được dát toàn đá trắng được nghiền tròn. Giá của bức tường là 2 tỷ đồng?
Một người hàng xóm của ông Cường cho biết, trước đây vị đại gia này cũng từng là người "trắng tay". Chủ nhân của "phủ Hòa đại nhân" từng đi buôn trâu bò, buôn xe máy... rồi phiêu bạt sang Lào làm ăn và "phất" lên từ đó.
Ông Phạm Văn Loan - Xóm trưởng, cho biết vợ chồng ông Cường ít khi ở nhà mà chủ yếu vẫn ở Lào để điều hành các hoạt động kinh doanh.
"Gia đình có mối quan hệ tốt với hàng xóm láng giềng. Ông Cường cũng rất tích cực trong ủng hộ xây dựng các công trình dân sinh trong địa bàn", ông Loan nói.
Nguồn Youtube
Theo_Kiến Thức
Cựu binh bỏ hơn 300 triệu xây cầu cho dân làng Trăn trở mỗi khi mùa mưa lũ về, bà con bị cô lập bên kia đồi, ông Đại đã đem số tiền dành dụm của gia đình để xây cầu bê tông cho dân làng. Ông Bùi Xuân Đại (67 tuổi) từng tham gia chiến đấu tại Lào, hiện sống trong căn nhà nhỏ ở thôn Lai Đồng, xã Đức Đồng (Đức Thọ,...