Người đàn bà có 3 đứa con quay cuồng vì ma túy
Cứ ngồi mà nhẩm tính thì có lẽ cái tính chất siêu lợi nhuận của ma túy là vô cùng lớn. Chẳng thế mà dù biết là tù tội nặng đấy, tai hại lắm đấy nhưng những kẻ coi trời bằng vung vẫn như con thiêu thân chấp nhận lao mình vào chỗ chết vì hàng trắng.
Tôi ngồi đối diện với bà lão và cả những đứa trẻ ánh mắt trong veo, ngây thơ đến tội nghiệp ấy để nói chuyện về ma túy. Tôi lừa lựa nói chuyện bởi sợ rằng sẽ chạm sâu vào nỗi đau của bà sau khi ba đứa con đều lần lượt dính vào ma túy. Bà là Trần Thị Định ở thôn Lập Điền, xã Tân Lập (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc).
Những đứa con tội lỗi
Ngôi nhà rộng nhưng càng rộng bao nhiêu thì càng quạnh quẽ, u ám bấy nhiêu. Không biết nên buồn hay vui khi ngôi nhà ấy cũng là thành quả mà đứa con trai bà gây dựng được nhờ ma túy. Bà Trần Thị Định tiếp khách với cái vẻ mặt buồn rười rượi, ánh mắt thì ngơ ngẩn, vô hồn như vừa đánh mất cái gì quý giá lắm. Không biết bao lâu rồi bà không dám bước chân ra khỏi nhà. Người mẹ ấy đã quá đau đớn, tủi hổ với xóm giềng bởi những tội lỗi mà những người con của bà đã gây ra.
Nơi từng là “thủ phủ” của Cao Văn Dũng
Bà Định sinh được bốn người con, ba trai, một gái. Thế rồi ba đứa con trai của bà đến lúc trưởng thành đều lần lượt từ trên xuống dưới dính líu tới ma túy. Đứa buôn, đứa hít rồi đứa tù đày, đứa nghiện, chẳng ai trong ba người con tội lỗi của bà Định thoát khỏi sự cám dỗ, sự quyến rũ của cái thứ ảo giác chết người đó. Bà bần thần kể chuyện về những đứa con mà ứa nước mắt vì nỗi tủi nhục, đôi vai cứ run nhong nhóc như nhập đồng. “Chẳng đứa nào học hành tử tế cả. Ngay cả khi xây dựng gia đình hết cả rồi mà tôi thấy cũng không được trưởng thành. Cũng tại tôi, tôi nghèo lại bất lực không dạy bảo được con nên đứa nào cũng bỏ theo ma túy”- bà Định nói.
Cao Văn Dũng, sinh năm 1975, người con trai cả mà bà Định “điểm danh” đầu tiên đã từng có tiền án về tội buôn bán, tàng trữ ma túy. Dũng chỉ mới ra tù vào tháng 8 năm 2005, được thả trước thời hạn sau ba năm thụ án. Thế nhưng, khi vừa mới được hưởng tự do hắn lại “chứng nào tật ấy” tiếp tục “dấn thân” vào con đường buôn bán cái chết trắng mà Dũng đã tính toán, đã cất công vạch sẵn ý định từ trước khi bị tống giam. Do nghiện nặng cộng với giấc mộng làm giàu từ ma túy đem lại, ngày 7 tháng 6 năm 2011 Cao Văn Dũng (tên thường gọi là Cao Thái Hà) lần thứ hai bị lực lượng Công an bắt quả tang tại nhà riêng khi đang bán ma túy cho hai đối tượng nghiện. Khám xét khẩn cấp trong nhà Dũng, Công an phát hiện và thu giữ 2 túi nilon gói ma túy dạng cục, 1 cân tiểu ly tự chế… Kết quả giám định số ma túy có tổng trọng lượng là 31, 3407 gam.
Phiên tòa được mở vào tháng 9 năm 2011, bà Định thấy tủi hổ lắm nên cũng không đến dự. Cái tội ma túy mà lại là tái phạm thì bản án ắt không nhỏ. Bà cứ ngồi trước bậc nhà chờ đợi cho đến giữa trưa thì có thông tin cấp báo rằng: “Thằng Dũng bị Tòa tuyên phạt 17 năm tù giam và buộc nộp sung ngân sách nhà nước 6 triệu đồng”. Nghe xong, bà Định lẳng lặng, tịnh chẳng nói lời nào mà cứ lả người xuống góc sân.
“Noi gương” anh cả, hai cậu em trai của Dũng cũng không “kém phần long trọng” khi tiếp nối đàn anh chết chìm trong ma túy. Người em trai kế tiếp của Dũng là đối tượng nghiện nặng. Thời gian đó, Dũng vẫn đang là “con buôn” nên nguồn hàng còn khá dồi dào. Cả hai anh em đều hào hứng, đều nghiện lòi mắt nên cứ rủ nhau “mở tiệc” tại nhà. Duy chỉ có người em út của Dũng là Cao Văn Cường, sinh năm 1982 là không bị nghiện ma túy. Những tưởng, đó là niềm “tự hào”, niềm hy vọng còn lại của bà Định nhưng nào ngờ Cường lén lút gia nhập “thị trường ma túy” khi nào bà cũng chẳng hay.
Cái cơ ngơi to vật vã của anh trai, cái lợi nhuận kếch xù mà ma túy mang lại khiến Cường cũng ao ước được giàu sang bằng anh. Đầu tháng 7 năm 2011, tức chưa đầy một tháng khi người anh cả của Cường bị bắt thì Cường cũng bị tra tay vào còng về tội buôn bán và tàng trữ chất ma túy. Ngày Cao Văn Cường bị bắt, con đường huyện lộ 37, đoạn trước cửa quán của ngôi nhà nhỏ mà vợ chồng Cường sinh sống đông nghẹt người xem. Họ không khỏi tò mò vì muốn nhìn rõ tận mặt kẻ “to gan” dám buôn bán cái thứ hàng khủng khiếp ấy. Và, phần vì họ thấy tiếng gào khóc đến thảm hại của người mẹ già, người vợ đang mang bầu gần đến tháng sinh nở, chạy bám theo chiếc xe bít bùng chở người con, người chồng và là một kẻ tội đồ.
Nước mắt của người mẹ già
Video đang HOT
Trong ngôi nhà rộng lớn đã từng là “thủ phủ” của Dũng trong việc buôn bán cái chết trắng, bà Trần Thị Định lặng người cùng với những giọt nước mắt lăn trên gò má: “Thằng Dũng đã hứa với tôi sau khi vụ mùa xong nó sẽ đi cai nghiện. Tôi biết nó nghiện, đứa em nó nghiện chứ có biết nó giấu cái thứ đó trong nhà đâu chứ. Từ hôm nó bị bắt cho đến ngày Tòa xử tôi vẫn không dám tin sự thật lại là như thế”.
Bà ngồi đó, đôi mắt ứa lên và ngưng đọng nỗi đau mà bà chưa bao giờ dám nghĩ tới rằng cả ba đứa con trai mà bà sinh ra đều sa ngã vào ma túy. Bà bảo, sinh con ra ai chẳng mong muốn con mình sẽ khỏe mạnh, có vợ có con, sống chan hòa, hạnh phúc nhưng điều bà mong mỏi chưa được bao lâu lại sụp đổ chóng vánh ngay trước mắt bà. “Thà rằng tôi về gặp tiên tổ sớm chục năm còn hơn là phải sống để chứng kiến cả bầy con mình đẻ ra nghiện ngập, tù tội vì ma túy. Anh biết nó đau hơn là chết, đối với tôi là cái chết chậm, từng giờ, từng khắc dày vò. Thà không sinh chúng ra thì hơn”.- Bà Định đau đớn tâm sự.
Bà Định và hai đứa cháu nội
Người đàn ông bị tù tội, nghiện ngập kéo theo một người vợ luôn bị dèm pha bởi thiên hạ độc miệng và còn những đứa bé ngây thơ tội nghiệp thì khốn khổ ngay từ trong bụng mẹ. Riêng bà Định thì ngay cả hàng xóm, láng giềng cũng tỏ vẻ khinh khi. Người ta nói gần, nói xa chẳng qua nói bà rằng: Sao lúc sung sướng thì chẳng than, chẳng khóc, tiền từ những đứa con buôn ma túy chẳng lẽ bà lại không được hưởng đồng cắc nào? Ruột gan đau như xát muối, người đàn bà ấy cứ tự nguyền rủa mình không dạy bảo được con để giờ tội vạ thân mình bà gánh. Bà Định phân trần với tôi rằng: “Nó bán được bao nhiêu thì nó lại đốt hết bấy nhiêu chứ lấy đâu ra mà dành dụm, càng không có mà cho cái thân già này”.
Bây giờ nhà cửa vắng lặng, con cái thì như chim đàn tan tác, đứa tù tội đứa thì nghiện ngập. Vợ của Cao Văn Cường cùng đứa con trai 2 tuổi bỏ về bên ngoại. Một mình bà trông hai đứa cháu gái. Vợ và đứa con lớn của Dũng thì chăm lo việc đồng áng. Điều xót xa là trong khi những người chồng bị bắt và nhận hình phạt tù thì những người vợ đều đang bụng mang dạ chửa. Bà Định tâm sự: “Tôi chỉ mong sao chúng nó cải tạo tốt rồi về với vợ, với con. Dù chúng lỗi lầm gì thì cũng đã phải trả giá. Tôi đã già, con chúng thì còn nhỏ, chúng bất hạnh vì những sai trái của người lớn nhưng không thể đổ lên đầu và tương lai của trẻ nhỏ được…”
Ngồi bắt chuyện với ông Khổn Thế Chung, Chủ tịch UBND xã Tân Lập, ông cũng ái ngại: “Khi hai đứa con trai bị bắt bà Định không dám ra khỏi nhà, tôi biết bà ấy nghĩ gì, thật tội nghiệp. Có tội thì phải đền tội trước pháp luật, nhưng cái tội lớn nhất là tội bất hiếu vì chúng làm khổ những bậc sinh thành”.
Khi chúng tôi ra về, những đứa cháu của bà Định len lén nhìn theo khách lạ rúc rích cười. Những đứa bé cứ vô tư, ngây thơ như thế ngay cả khi nước mắt cay đắng của bà nội rỏ ướt nhèm vai áo. Ánh mắt của chúng trong trẻo quá! Chỉ riêng người đàn bà có những đứa con “trời đánh” ấy thì nỗi lòng nặng trĩu, đôi mắt đỏ hoe và khuôn mặt vẫn cúi gằm xuống chào khách chẳng dám nhìn vào mặt ai.
Theo Báo Công Lý
Khi "hàng trắng" bủa vây những ngôi làng
Ở Bắc Giang ai cũng biết đến Hoàng Lương (Hiệp Hòa) như một điển hình của phong trào xóa nghèo. Người Hoàng Lương nhạy bén, cần mẫn nên tạo được thương hiệu "nhất cá, nhì cần, tam dê, tứ chó".
Kỳ 1: Thêm dấu cộng buồn
Xã "4 nhất"
Ông Nguyễn Văn Quế - Chủ tịch UBND xã Hoàng Lương khoe: "Xã này phát triển kinh tế nhất huyện đấy. Người dân làm ăn giỏi nên thu nhập cao lắm. Nếu so sánh làm nông nghiệp các vùng khác so với xã tôi thì không đâu bằng".
Một góc xã Hoàng Lương
Niềm tự hào của ông chủ tịch xã quả là có lý khi Hoàng Lương có phong trào xóa nghèo làm giàu khá hiệu quả. Người dân trong xã từ lâu đã biết nuôi cá, trồng cần để bán cho Hà Nội và các vùng phụ cận.
Họ trồng cần thả cá ngay dưới các chân ruộng sâu thay cho việc trồng lúa. Đặc biệt từ năm 2005, sau khi UBND xã Hoàng Lương quyết định chuyển đổi 100ha lúa sang trồng cần thả cá thì không khí làm giàu ở vùng quê này rất sôi động. Người nào cũng hăm hở kiếm tiền.
Ông Quế bảo: "Tầm 7h sáng ai qua xã tôi là coi như tắc đường. Xe các loại của lái thương đến mua hàng đông lắm". Phó Chủ tịch UBND xã Trần Kim Lệ chêm vào: "Đấy là họ đến mua cá. Cá các loại, loại gì cũng có, từ chép, chim, trôi, mè... loại nào cũng nhiều".
Rồi ông Lệ nhẩm tính, mỗi năm người Hoàng Lương thu về hàng chục tỉ đồng tiền bán cá. Tiền bán rau cần khoảng 18 tỉ đồng/năm, một hộ trồng rau cần thu lãi vài trăm triệu đồng dễ như không.
Thấy chúng tôi hoài nghi, ông Lệ tỉ mỉ phân tích: "Một vụ trồng cần chia làm ba đợt. Mỗi đợt sẽ cho 2 tấn/sào, 3 đợt sẽ thu về 6 tấn. Mỗi cân rau cần có giá từ 7-8 nghìn đồng. Mỗi hộ trung bình có khoảng 3 sào vừa nuôi cá vừa trồng cần, cứ thế tính ra không là tỉ phú mới lạ".
Để khẳng định thu nhập cao của người dân trong xã, một cán bộ xin được giấu tên mách nhỏ: "Hàng năm báo cáo với huyện, chúng tôi phải ghi bớt số tiền mà dân thu được đấy".
Không chỉ trồng cần nuôi cá, người Hoàng Lương còn buôn bán dê và chó với số lượng lớn. Có lẽ vì thế mà huyện Bắc Giang có câu "nhất cá, nhì cần, tam dê, tứ chó" là để nói về Hoàng Lương.
"Bão ma" về làng
Ngoài bốn cái nhất đáng mừng ấy ở Hoàng Lương, giờ đây người ta đang buồn phiền cho cái nhất thứ năm, ma túy. Và cái nhất đáng buồn này đã kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường ở một xã tiêu biểu nhất của Hiệp Hòa.
Ông Trần Văn Tuyên - Trưởng Công an xã cho biết, từ năm 2001 đến nay ma túy đã len lỏi vào xã và trở thành vấn đề nổi cộm nhất của huyện. Lúc đầu, có lẽ do chủ quan nên mãi đến năm 2005, công tác tuyên truyền các cấp về phòng chống ma túy mới được triển khai rộng rãi trên địa bàn. Thậm chí, Công an huyện Hiệp Hòa đã đặt Hoàng Lương là trọng điểm để tuyên truyền nhưng tình trạng buôn bán ma túy vẫn diễn ra.
Lý giải điều này, ông Tuyên nói một câu ngắn gọn: "Vì ma túy mang tính siêu lợi nhuận". Đặc biệt, tại thôn Tân Định là nơi sản sinh nhiều tay buôn bán ma túy cộm cán nhất. Những năm "cơn bão" ma túy mới về làng, chính quyền địa phương ngơ ngác không trở tay kịp.
Giờ đây, thôn Tân Định đã tạm lắng xuống nhưng tình hình buôn bán ma túy lại nổi lên ở thôn Thanh Lương với nhiều đối tượng liều lĩnh manh động hơn rất nhiều".
Chia nhau 300 năm tù
Ông Tuyên giữ chức Trưởng Công an xã đã bao nhiêu năm cũng là ngần ấy thời gian phải chứng kiến người làng mình bị tuyên án vì buôn "hàng trắng". Ông Tuyên nhẩm tính: "Sơ sơ thì cũng 300 năm tù cho các đối tượng rồi chú ạ. Đó là chưa tính đến mấy đối tượng chưa đem ra xét xử".
Nhưng đáng buồn hơn là tất cả các đối tượng ma túy đều có học thức, được giáo dục đàng hoàng. Như Lê Thị Thư (SN 1976) kết hôn với Vũ Xuân Trường (SN 1965) tại thôn Tân Định. Gia cảnh họ không thuộc loại quá khó khăn nhưng vì thích có tiền ăn chơi hưởng lạc nên hai vợ chồng đã "rủ" nhau đi buôn "hàng trắng". Thư bị Công an tỉnh Cao Bằng bắt giữ khi đang vận chuyển 9 bánh heroin và bị Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng tuyên phạt mức án tử hình.
Theo ông Tuyên, xã Hoàng Lương còn nhiều đối tượng cộm cán về buôn bán ma túy đang trong thời gian theo dõi. Gần 30 đối tượng bị bắt giữ và đang chịu án đều có "chân tay" ở ngoài và chúng hoạt động rất tinh vi.
Đặc biệt là đối tượng Nguyễn Thị Minh (SN 1976) bị Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên tuyên phạt 17 năm tù giam nhưng hiện đối tượng vẫn đang nhởn nhơ tại quê nhà.
(Còn nữa)
Theo một cán bộ xã Hoàng Lương: "Tình trạng buôn bán ma túy tại xã Hoàng Lương chủ yếu mang tính chất dòng tộc, họ hàng và một số người ngoài bị lôi kéo. Không phải họ bị lôi kéo vì học thức thấp mà do tính chất siêu lợi nhuận của ma túy đã làm mờ mắt kẻ hám tiền. Chúng tôi đang lo sợ chúng sẽ lôi kéo các em học sinh hoặc dùng con em mình để vận chuyển ma túy. Ngay tại thôn Thanh Lương hiện nay, rất nhiều đối tượng thuộc diện theo dõi đang có những hành vi lôi kéo người khác vào hoạt động làm ăn phi pháp này".
Theo ANTD
Cả nhà cùng... nghiện hút! Ông T mang "hàng trắng" về nhà, trực tiếp đầu độc cả 4 đứa con (Ảnh: minh họa) Ma tuý đã và đang là hiểm hoạ đối với mỗi gia đình. Gia đình có một người mắc nghiện đã là hoạ thế mà ở Hà Nội, có không ít gia đình có tới 3 thế hệ cùng... nghiện! 3 trong 1 Đại uý...