Người đàn bà 83 tuổi và ngôi chùa Ấn Độ
Bước chân vào chùa, du khách cảm giác ngay được không khí hơi âm u và linh thiêng. Dường như các vị thần Ấn luôn có một sức mạnh thần bí.
Nếu như chùa Bà Ấn là đền thờ bà Mariamman của người theo đạo Hindu nằm trên đường Trương Định, quận 1, TPHCM (đã giới thiệu trên Lao Động Cuối tuần) thì chùa Ông là chùa Subramaniam tọa lạc ở 98 Nam Kỳ Khởi Nghĩa mới là ngôi chùa Ấn được xây dựng đầu tiên ở Sài Gòn vào thế kỷ 19.
Sở dĩ có tên “Chùa Ông” vì người Sài Gòn gắn tên gọi với giới tính của vị thần được thờ tự – nam thần Subramanian Swamy – vị thần quyền lực siêu phàm của người Ấn Độ. Theo các nhà nghiên cứu thì vật liệu xây dựng và đồ dùng trang trí các tượng thần phần lớn đều nhập từ Ấn Độ và do chính thợ thủ công tay nghề cao người Tamil thực hiện.
Bước chân vào chùa, du khách cảm giác ngay được không khí hơi âm u và linh thiêng. Dường như các vị thần Ấn luôn có một sức mạnh thần bí.
Video đang HOT
Chùa Ông có kiến trúc đặc sắc.
Trong chùa có hình tượng linga và yoni được rắn thần Nagar che chở, ngoài ra còn có thần Vishnu và Lakshmi. Điều đó biểu hiện cho triết lý nhân sinh, âm dương hòa hợp của người Ấn. Lần nào đến chùa, tôi cũng gặp một người đàn bà ngồi xe lăn nhưng nét mặt rất thanh thản. Bà Bùi Ngọc Yến năm nay đã 83 tuổi (bà sinh năm 1938) kể rằng: Trước đây, bà lấy một ông chồng Ấn Độ theo Hindu giáo, sau này ông mất bà về ở gian nhà phía sau chùa, cùng với cậu con trai. Ngồi xe lăn đã nhiều năm, bà Yến vẫn vui vẻ lạc quan. Sáng sáng bà đi thay nước, thắp nến cầu khấn trước các vị thần để mong sao cuộc sống bình an.
Tại sao người Ấn Độ rải tro cốt xuống sông Hằng?
Tín đồ Hindu tin rằng nếu được hỏa táng và rải tro cốt trên sông Hằng, linh hồn sẽ thoát khỏi kiếp luân hồi và tới cõi Niết Bàn.
Theo World Atlas, sông Hằng ở Ấn Độ có chiều dài hơn 2,5 nghìn km, bắt nguồn từ dãy Himalaya đổ ra vịnh Bengal. Cùng với sông Ấn, sông Hằng là một trong 2 dòng sông quan trọng nhất hình thành nên văn minh Ấn Độ.
Tên của sông được đặt theo tên vị nữ thần Hindu Ganga trong Ấn Độ giáo. Với người dân Ấn Độ, sông Hằng là dòng sông linh thiêng nhất, con sông là nguồn sống của hàng trăm triệu người bên dòng sông này.
Theo sách Lịch sử văn minh thế giới, tín ngưỡng Hindu giáo của Ấn Độ cho rằng, tắm trên sông Hằng là để gột rửa mọi tội lỗi, nước sông được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng. Người Ấn Độ cho rằng, uống nước sông Hằng trước khi chết là một điềm lành.
Là con sông gắn liền với lịch sử Ấn Độ, cội nguồn của nền văn minh nước này nhưng sông Hằng cũng nổi tiếng thế giới về độ ô nhiễm. Năm 2007, dòng sông này từng bị xếp thứ 5 thế giới về mức độ ô nhiễm, nhiều chương trình kêu gọi cứu giúp sông Hằng đã xuất hiện.
Theo sách Lịch sử văn minh thế giới, tín đồ Hindu tin giáo (Ấn Độ giáo) cho rằng nếu được hỏa táng, rải tro cốt trên sông Hằng, linh hồn người chết sẽ thoát khỏi kiếp luân hồi và tới cõi Niết Bàn. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến dòng sông này bị ô nhiễm nặng nề như ngày hôm nay.
Manikarnika Ghat là một trong những nơi cổ kính, linh thiêng nhất trong tôn giáo, truyền thuyết Hindu giáo được xây dựng bên bờ sông Hằng. Người ta nói rằng nếu người nào được hỏa táng ở đây sau khi chết, linh hồn của họ sẽ được yên nghỉ mãi mãi. Hàng thế kỷ qua, người ta vẫn luôn tin rằng nghi thức tang lễ ở Manikarnika Ghat giúp con người thoát khỏi kiếp luân hồi bất tận. Khi việc hỏa táng xong xuôi, người ta lấy nước từ sông Hằng để dập lửa và ném tro xuống sông.
Khám phá nét văn hóa Ấn Độ giữa lòng TP.HCM Những người Ấn Độ đã đến Việt Nam sinh sống từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Nhờ tài kinh doanh, họ trở nên giàu có và đã xây dựng nên nhiều cơ sở tôn giáo ngay tại trung tâm Sài Gòn thời bấy giờ. Thánh đường Hồi giáo Musulman do người Ấn Độ xây dựng năm 1935 Trải qua gần...