Người dân ấm ức vì du khách được đi lại khắp nơi
Khách du lịch có thể tự do đi lang thang ở Istanbul trong khi người dân buộc phải đóng cửa ngồi trong nhà dịp cuối tuần.
Trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV trên toàn quốc tăng đột biến, thủ đô Istanbul tiến hành phong tỏa chặt chẽ. Lệnh phong tỏa chỉ có hiệu lực vào các cuối tuần và không áp dụng cho khách du lịch. Cảnh sát giám sát việc phong tỏa và sẽ kiểm tra giấy tờ tùy thân của người đi đường. Người dân nào vi phạm sẽ phải chịu mức phạt lên tới 400 USD.
Trong khi người dân buộc phải ở trong nhà từ 21h từ thứ sáu đến 5h sáng thứ hai, khách du lịch được phép tự do đi dạo quanh thành phố. Hầu hết bảo tàng vẫn mở cửa đón khách. Các nhà hàng, khách sạn được phép mở cửa nhưng chỉ phục vụ khách của chính khách sạn đó.
Có lẽ đó là lý do khách du lịch vẫn tiếp tục tới thăm quốc gia Á-Âu này. Du khách April, một nhà phân tích tài chính 27 tuổi ở Singapore đã dành ba ngày ở Istanbul. Trước đó, cô dành thời gian sống ở London, Anh và Phần Lan cùng bạn trai. Các chuyến bay giữa Istanbul và Singapore không yêu cầu kiểm dịch, hoặc giấy xét nghiệm nên việc này trở nên rất dễ dàng.
“Ban đầu, tôi khá sợ hãi nhưng nghĩ rằng chắc chắn mình sẽ hối hận nếu không nhân cơ hội này mà lên đường, vì vậy tôi cứ đi thôi”, April cho biết. Cô khẳng định thêm, mình áp dụng mọi phương pháp phòng tránh Covid-19 để đảm bảo an toàn.
Một số người dân địa phương đồng ý rằng điều quan trọng là phải giữ cho ngành du lịch đang gặp khó khăn tiếp tục phát triển. April cũng chia sẻ cô được người dân chào đón với thái độ thân thiện.
Dữ liệu từ Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy lượng khách quốc tế đến giảm hơn 72% từ tháng 1 đến tháng 10, so với cùng kỳ 2019. Trên ảnh là Hagia Sophia, một điểm tham quan nổi tiếng của xứ thảm bay.
Video đang HOT
Theo báo cáo tác động kinh tế hàng năm của Hội đồng Du lịch & Lữ hành Thế giới, du lịch đóng góp 9,4% số việc làm và 11,3% GDP năm 2019 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Doanh thu từ du lịch vào năm 2020 đạt gần 11 tỷ USD, giảm 24 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhưng không phải quá nhiều người đồng tình với ý tưởng đón khách của chính phủ. Aykut, hướng dẫn viên du lịch 13 năm kinh nghiệm ở Istanbul, đánh giá cao nỗ lực giúp nền kinh tế du lịch tiếp tục phát triển, nhưng vẫn khẳng định việc mở cửa đón khách như hiện nay là một sai lầm. “Mọi người không vui. Họ nghĩ lệnh phong tỏa cần áp dụng cho tất cả”, Aykut nói.
Anh nói rằng hầu hết khách du lịch gần đây đến từ Nga và Ukraine, trước đại dịch thường là khách Âu – Mỹ. Những du khách mới này, theo ông, không tiêu quá nhiều tiền khi ở trong thành phố vì họ mua được các gói khách sạn, vé máy bay giá rẻ. Hơn nữa, phần lớn các tụ điểm vui chơi không mở cửa trong thời gian phong tỏa, vì vậy nếu khách muốn tiêu tiền cũng không có chỗ để tiêu.
“Họ đến đây vì giá rẻ. Và mọi người không kiếm được tiền từ những du khách này”, Aykut nói. Anh lo lắng những khách du lịch này có thể sẽ làm hệ thống y tế Thổ Nhĩ Kỳ quá tải vì họ đang mang thêm nhiều ca dương tính nCoV.
Semih, một hướng dẫn viên địa phương khác với hơn 12 năm kinh nghiệm, cũng đồng tình với quan điểm này. Anh cho biết phần lớn khách Nga và Đông Âu đến thăm Istanbul vì họ không có nhiều lựa chọn khác trong bối cảnh hạn chế đi lại của các quốc gia. Tuy nhiên, anh thấy nhiều vị khách không đeo khẩu trang cũng không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Đó thực sự là vấn đề đáng lo ngại.
Salih Batkin, một hướng dẫn viên khác, cũng không đồng tình với lệnh phong tỏa vào cuối tuần nhưng khẳng định điều này vẫn tốt hơn là chính phủ không làm gì. Dù vậy, cô không cảm thấy an toàn khi biết rằng trên đường phố du khách vẫn đang đi lại và có thể tiếp tục lây lan thêm các ca nhiễm. “Chính phủ cần phong tỏa tuyệt đối mà không có bất kỳ ngoại lệ nào. Mọi người đều phải chấp hành”, cô nói
Giải đua bò muộn hấp dẫn du khách
Giải đua bò tổ chức muộn hơn mọi năm, diễn ra cùng chương trình biểu diễn dù lượn đầu tiên ở Tây Nam Bộ, thu hút hơn 10.000 người xem.
Ngày 28/11, 8 cặp bò tham gia giải đua tại sân vận động Soài Chek, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn. Giải đua là một phần trong chương trình biểu diễn dù lượn "Bay trên Phụng Hoàng Sơn" do UBND huyện Tri Tôn phối hợp với Hội dù lượn TP. Hà Nội tổ chức. Dù không phải giải đua bò theo dịp truyền thống nhưng chương trình thu hút hơn 10.000 khán giả.
Do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND tỉnh An Giang đã không tổ chức Hội đua bò Bảy Núi năm 2020. Hội đua bò là nét văn hóa đặc trưng trong dịp lễ Sel Dolta (lễ cúng ông bà) của người dân Khmer địa phương, từ 29/8 đến 1/9 âm lịch hàng năm.
Do giải đua diễn ra muộn hơn mọi năm, Tri Tôn đã bước vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5), khiến nước trên sân đua nhanh chóng bốc hơi. Một số nhiếp ảnh gia nhận xét buổi diễn năm nay chưa thực sự mãn nhãn, vì khi bò chạy nước không văng lên nhiều, chụp ảnh không đẹp như hội các năm trước (ảnh phải: năm 2018). Ảnh: Phong Vinh - Đức Đồng
Mỗi cặp bò đi kèm nhau cùng một ách, được đánh số theo bốc thăm. Một số con bò đeo dây cà tha trên cổ, là chuỗi hạt gắn lục lạc dành cho gia súc, mang ý nghĩa may mắn. Sợi dây là phần thưởng của những cặp bò cày giỏi và đua nhanh.
Đến lượt thi đấu, hai cặp chạy một vòng quanh sân Soài Chek rộng 5,5 hecta ( 55.000 m2). Trong đó, nửa chặng đường đầu là vòng "hô" (đi tốc độ chậm), và nửa còn lại là vòng "thả" (tăng tốc chạy về đích).
Nhiều khán giả, nhất là các nhiếp ảnh gia rất thích xem vòng "thả". Họ tập trung sát mép đường đua để bắt trọn những khoảnh khắc kịch tính khi hai đội bò chạy nước rút về đích.
Khán giả thuộc nhiều độ tuổi, là người dân địa phương và du khách từ nơi khác, tập trung đông đảo ở sân vận động từ khoảng 7h đến khi cuộc đua kết thúc khoảng 11h.
Song song với giải đua bò, du khách còn được ngắm nhìn những màn biểu diễn dù lượn của gần 90 phi công đến từ Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, TP HCM. Các phi công xuất phát từ núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), bay qua cánh đồng Tà Pạ và đáp xuống sân đua bò. Ông Trần Minh Giang, Phó chủ tịch UBND huyện Tri Tôn cho biết, đây là lần đầu tiên trình diễn dù lượn được tổ chức tại huyện Tri Tôn và khu vực ĐBSCL và môn thể thao này phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện.
Nơi cây mọc ngược từ lòng hồ Trên mặt hồ Kaindy, rừng vân sam trông như bãi cột buồm của những con thuyền ma nhưng dưới nước là cành lá rậm rạp. Kaindy là một hồ nước trên núi Tian Shan, cách Almaty - thành phố lớn nhất ở Kazakhstan khoảng 130 km về phía đông. Trận động đất năm 1911 gây ra vụ lở đất đá vôi lớn và...