Người dám bước qua lời nguyền
Công việc vớt xác, cứu người đến với ông Mai Văn Dàn (SN 1965, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị) như là định mệnh để giành lại sự sống cho nhiều người.
Ở miền cát trắng tỉnh Quảng Trị, ngư dân từng chứng kiến “thủy thần” cướp đi sinh mạng của nhiều người mà không dám cứu giúp. Bởi ngư dân nơi đây quan niệm: Nếu cứu người thì sẽ đền mạng với Hà Bá (?!). Lời nguyền đó chưa ai dám bước qua. Nhưng với ông Mai Văn Dàn, chuyện vớt xác, cứu người như là định mệnh.
Ông Mai Văn Dàn cùng vợ và con bên ngôi nhà nhỏ. Ảnh: Đ.H
Ám ảnh bởi một lời nguyền
Từ khi gia nhập Đội, ngoài việc túc trực hướng dẫn tàu thuyền không vào khu vực bãi tắm, nhắc nhở du khách và người dân tắm biển không chủ quan vượt ra khỏi vùng nước an toàn… ông Dàn còn nhiệt tình lặn tìm xác nạn nhân không may bị chết đuối khi thân nhân của họ đến nhờ. Ít ai biết rằng, để làm được việc này, trong con người ông phải đấu tranh giữa giữa cái thiện và cái ác, giữa “lời nguyền” theo quan niệm của cư dân biển với triết lý nhân đức ở đời.
Chúng tôi về Quảng Trị vào một buổi chiều nắng ấm. Tới bãi tắm Cửa Việt hỏi nhà ông vớt xác, cứu người Mai Văn Dàn thì ai cũng biết. Trong căn nhà nhỏ ấm cúng, vợ chồng ông Dàn đang sửa soạn đồ dùng để chuẩn bị đi biển gần bờ. Thấy có khách, ông nghỉ tay, mời khách ngồi uống trà trước hiên nhà ngóng ra biển. Trong làn gió mặn chát của biển, ông kể cho chúng tôi nghe về “cái nghiệp” vớt xác, cứu người của mình.
Sinh ra và lớn lên từ vùng biển biển cát trắng, với truyền thống gia đình làm nghề đi biển, vì thế ông Dàn gắn bó với biển cả từ rất sớm. Năm 1986, gác lại nghề biển, ông vào quân ngũ bảo vệ Thủ đô. Rồi sau đó ông tình nguyện lên mặt trận biên giới ở Vị Xuyên – Hà Tuyên (cũ). Khi đang cùng đồng đội chắc tay súng nơi vùng biên cương thì ông hay tin bố và chú ruột mình ở quê nhà đã bị chết đuối. “Lúc đó tôi không tin vào mình nữa. Cha và chú tôi là những người đi biển kỳ cựu, làm sao mà bị chết đuối được. Nhưng khi nghe kể lại là hôm đó khi cha và chú đang đánh bắt hải sản gần bờ thì bỗng nhiên có một trận cuồng phong ập vào. Hai người trở tay không kịp thuyền bị lật và…”, ông Dàn nghẹn ngào.
Điều áy náy và đau đớn nhất với ông là lúc cha và chú mình bị nạn, có những thuyền ở gần đó chứng kiến cảnh vật lộn với thủy thần của hai người đàn ông mà không ai tới cứu giúp. Bởi họ quan niệm rằng: Khi thuỷ thần đã “kêu” ai thì người ấy “dạ”. Ai đến cứu nghĩa là chống lệnh “bắt người” của “hà bá”, và phải thế mạng, nên nhiều người chỉ đứng nhìn. Quan niệm đó theo mãi ngư dân biển một thời gian dài mà không ai dám bước qua.
Gia nhập Đội cứu sinh thuộc Ban QL bãi tắm Cửa Việt, ông Dàn thường xuyên túc trực nhắc nhở người dân tắm biển an toàn.
Với chiếc thuyền nhỏ này nhưng ông Dàn đã cứu được nhiều mạng người thoát khỏi tay thủy thần.
Bước qua lời nguyền
Rời quân ngũ trở về quê hương, ông Dàn quyết tâm bám biển, nối nghiệp cha ông. Nhưng ký ức về cái chết tức tưởi của người thân cứ đeo đẳng mãi trong ông.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ cứu người là chuyện bình thường, bất kể người cứu làm nghề gì. Nếu có cơ hội cứu được một người là mình nên cứu chứ đừng nề hà. Mạng người là quan trọng, bây giờ nếu ai gặp nạn trên biển thì tôi sẵn sàng “bước qua lời nguyền” để cứu giúp họ”, ông nói.
Những người được ông Dàn cứu trong mấy chục năm ở miền biển này không thể nào kể hết. Chỉ biết rằng, cứ mỗi độ lễ, Tết có nhiều người nhớ đến công ơn cứu mạng của ông và họ tìm về để tạ ơn.
Đưa tay chỉ ra bờ biển, ông Dàn cho biết, cách đây mấy năm, có một du khách nữ trong đoàn tham quan phía Bắc về tắm biển Cửa Việt. Khi mọi người đang say sưa vui chơi trên biển thì bất ngờ người phụ nữ đó chấp chới trong làn sóng dữ, hai tay quơ lên cầu cứu. Trong đoàn hôm đó không có ai biết bơi nên không thể ra tay cứu người. “Lúc đó tôi ngồi trong bờ thấy tín hiệu kêu cứu, tôi chạy ra bơi thẳng về phía nạn nhân rồi đưa lên bờ sơ cấp cứu. Sau đó có mấy cô y tá đến tiếp tế và người phụ nữ đó đã thoát chết”, ông Dàn kể. Sau này khi biết mình thoát khỏi tay tử thần từ một người dân biển, người phụ nữ đó hàng năm quay lại miền biển này để tạ ơn ông.
Hay như cô gái tên Ly ở khối phố 1, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hoá, Quảng Trị. Một chiều mùa hè, cô cùng bạn bè đi tắm biển thì bất ngờ bị sảy chân, cuốn theo sóng dữ. Mọi người la hét, kêu cứu. Ông Dàn nghe được liền chạy ngay ra bờ biển và sải cánh tay rắn chắc bơi ra giữa dòng dìu cô gái vào bờ. Do uống quá nhiều nước biển nên cô gái mệt lả và ngất đi, nhưng nhờ ông Dàn đưa vào bờ kịp thời nên sau khoảng một tuần cấp cứu ở bệnh viện, sức khỏe cô gái đã hồi phục.
“Ông ấy cứu người là thế nhưng cũng gặp không ít… tai nạn”- bà Trần Thị Thuận, vợ ông kể: Cách đây hơn 5 năm, ông Dàn đang đánh bắt cá phát hiện một cô gái bị cuốn trôi. Sau khi cứu nạn nhân lên thuyền, người này thiết tha xin đi theo thuyền một quãng để được chứng kiến công việc ngư dân trên biển, nên ông Dàn cực chẳng đã cho đi theo. Một lúc sau vợ chồng ông tá hỏa khi thấy một chiếc thuyền chở gã thanh niên cầm dao lăm lăm tới đòi “xử”. Đến khi lên giải trình với Công an, gã thanh niên nhận lỗi là do mải mê nhậu trên bờ, rồi nghe người ta nói người yêu bị một ngư dân bắt lên thuyền chở ra biển, nên gã lao đến dí dao vào cổ một người dân chài khác yêu cầu chở ra biển để “xử” ông Dàn. Chứng kiến cảnh chồng “làm ơn mắc oán”, vợ ông bật khóc nức nở.
Vợ từng không dám ôm chồng vì sợ hồn ma
Ông Trần Đình Mãn- Phó chủ tịch UBND thị trấn Cửa Việt: “Ông Mai Văn Dàn và Đội cứu sinh, Ban Quản lý bãi tắm Cửa Việt đã hướng dẫn, cảnh báo kịp thời để đảm bảo an toàn cho du khách và người tắm biển. Ông đã cứu không ít người bị đuối nước ở đây.Việc làm của ông đã được nhiều người chứng kiến cảm kích, gửi thư khen ngợi…”.
Theo ông Dàn, cứu người đuối nước ở biển nguy hiểm hơn ở sông, hồ. Nếu ai không biết cách thì có khi lại hại chính mình. Để cứu đuối ở biển, ngoài thông thuộc luồng lạch, cần phải biết quan sát con nước và ước lượng dòng chảy để lao ra đón đầu vớt nạn nhân.
Ngoài cứu người đuối nước, ông Dàn còn lặn vớt xác với những nạn nhân xấu số không thể cứu được. Đợt trước, một cô gái học sinh lớp 9 bị chết đuối ở hồ Hà Lộc, nhiều người ngụp lặn hàng giờ không tìm thấy xác. Ấy thế mà ông Dàn chỉ cần lặn xuống một vài hơi là tìm thấy thi thể nạn nhân. Hình như cái “duyên” gặp xác chết cứ đi theo ông. Hễ ở đâu có người chết đuối mà chưa tìm thấy xác thì ông có mặt và chính ông nhanh chóng tìm thấy.
“Ngày xưa khi thấy chồng vớt xác, cứu người, tôi sợ lắm. Mỗi lần ổng đi vớt xác về là tối hôm đó tôi sợ không dám ngủ cùng. Ban đêm không dám mở cửa ra ngoài vì sợ hồn ma người ta đi theo trong người chồng. Bây giờ quen rồi không sợ nữa, ngược lại tôi càng tự hào và động viên chồng cố gắng cứu được ai thì cứ cứu, giúp được ai thì cứ giúp”, bà Thuận tâm sự.
Cứu nhiều người thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng ông Dàn không bao giờ lấy tiền của ai. Những ân nhân khi trở lại thăm ông biếu tiền ông cũng không lấy. Hiện ông gia nhập Đội cứu sinh thuộc Ban Quản lý bãi tắm Cửa Việt với số tiền hỗ trợ hàng tháng khiêm tốn: hơn 800 ngàn đồng.
Theo Giadinh.net.vn
Nghề xăm và 'lời nguyền' Long, Ly, Qui, Phượng
Bình thường, bộ tứ này rất được coi trọng nhưng với những người xăm hình các con vật này lại bị cho là... tốt tù. Vì thế khi xăm cho khách, anh Hải cũng thường tránh "lời nguyền" đó bằng cách bỏ đi một nét vẽ để bức xăm không bao giờ được hoàn thiện.
Bị dí súng vào đầu
Hải xăm nổi tiếng trong giới xăm hình tại Hà Nội vì có khả năng vẽ bằng hai tay và từng xăm cho hầu hết các đại ca toàn miền Bắc. Quán của Hải xăm (biệt danh thường gọi) tại ngõ 22 Nguyễn Đức Cảnh - Trương Định (Hà Nội).
10 tuổi, Hải đã mê mẩn những hình xăm trên cơ thể người do gia đình bên nội có truyền thồng làm nghề này. Mặc dù còn bé nhưng anh đã biết so sánh và phân biệt các đường nét, họa tiết trên mỗi hình xăm. Mỗi lần nhìn thấy bố và các chú xăm cho khách là anh lại ngồi sát bên cạnh để chăm chú theo dõi.
Anh Hải đang xăm cho khách hàng
Nhưng phải đến tận năm 26 tuổi, anh mới quyết định theo nghề xăm và để thu hút khách hàng anh đã phải học vẽ bằng hai tay. Những khách hàng đầu tiên của anh phần lớn là bạn bè, có người thích hình xăm, có người không thích hình xăm nhưng vẫn đến ủng hộ. "Khi cửa hàng vắng khách thì việc lang thang những bến tàu, bến xe, đi đêm về hôm để kiếm khách là chuyện bình thường của những người làm công việc này" - Hải chia sẻ.
Anh cũng cho biết thêm dù mới chỉ có thâm niên gần 10 năm trong nghề nhưng hầu như toàn bộ giới giang hồ miền Bắc đều tìm đến anh để xăm hình hoặc đánh bóng lại hình xăm cũ. Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp, anh đã phải một mình lặn lội vào tận Đà Nẵng, Sài Gòn để xăm cho khách là những tay giang hồ nổi tiếng. Nhưng khi vào đến nơi thì lại đúng lúc họ bị công an bắt. Thậm chí có lần các đại ca bên Trung Quốc cũng kêu anh sang xăm cho họ nhưng khi đến nơi thì họ lại đang bận... đánh nhau. Mất khách, không có đủ tiền để quay về Hà Nội anh lại phải lang thang kiếm những khách hàng tự do.
Có lần Hải được hai đội thanh niên khác nhau nhưng trên cùng một địa bàn gọi đến xăm hình. Khi xăm xong cho một đội, vội vàng chạy qua đội khác thì nhóm thanh niên này đã dí súng vào đầu anh tra hỏi vì sợ anh là mật thám.
Giải thích cho việc thường xuyên nhận lời xăm cho giới giang hồ anh Hải chia sẻ: "Thời điểm đó nhiều người nhìn hình xăm vẫn còn kì thị. Có mấy người bình thường dám xăm đâu. Tôi nhận lời các anh chị giang hồ thứ nhất là vì cuộc sống, tiếp theo là đam mê. Cũng cần một chút liều lĩnh nữa nhưng khi tiếp xúc với họ trong cuộc sống bình thường thì họ cũng lành thôi..."
Long, Ly, Qui, Phượng = Tốt tù
Chia sẻ về việc xã hội vẫn còn khắt khe với những người xăm hình thì anh Hải cũng chỉ biết thở dài rồi thốt lên rằng:" Đến ngôi sao thế giới còn xăm đầy mình nữa là...". Nhưng anh cũng cho rằng việc mọi người thành kiến với những hình xăm cũng rất khó trách khỏi bởi họ nhìn mấy "ông" ra tù hay tướng cướp đều xăm trổ đầy mình nên cũng dễ bị ác cảm.
Những hình xăm Long, Li, Qui, Phượng thường bị cho là tốt tù
Chính vì thế trong khi người ta coi Chim Phượng là biểu tượng của sự bất tử, Rồng là quyền lực, Hổ là sức mạnh thì ở Việt Nam những người xăm hình các con vật này lại bị cho là... tốt tù. Dù biết đó là định kiến sai nhưng khi xăm cho khách, anh Hải cũng thường tránh "lời nguyền" đó bằng cách bỏ đi một nét vẽ để bức xăm không bao giờ được hoàn thiện.
Theo anh Hải thì có nhiều người bị nghiện xăm. Họ xăm đến 80% cơ thể chỉ trừ mặt và các gan bàn chân, bàn tay. Anh cho rằng có thể họ thích cảm giác tê tê, đau đớn khi xăm. Và với kinh nghiệm của anh thì để hoàn thành một hình xăm thường mất từ 2 đến 30 tiếng tùy thuộc vào độ lớn nhỏ của bức vẽ.
Khách hàng giận vợ đòi xăm kín mặt
Mấy năm trở lại đây, đối tượng khách hàng đến quán anh Hải cán bộ cũng có, nghệ sỹ cũng có mà chị em phụ nữ cũng nhiều. Thường thì là do họ bị những hình xăm mê hoặc nhưng cũng có nhiều trường hợp muốn xăm để che đi những vết sẹo, vết nám hoặc ghẻ lở hắc lào.
Khách hàng là nữ giới thường chọn những hình xăm nhỏ và mềm mại
Nhận lời làm cho khách giang hồ vì vấn đề "cơm áo gạo tiền" nhưng anh Hải lại kiên quyết từ chối không làm cho những trường hợp như chỉ vì giận vợ mà đòi xăm kín mặt, hay đòi xăm hình mặt trăng lên trán cho giống Bao Thanh Thiên vì sở hữu làn da đen đen giống thần tượng... Theo anh Hải, những người làm việc đó trong lúc ngẫu hứng hoặc giận dữ, sau này sẽ dễ hối hận và rất có thể hận sang cả người đã xăm cho mình.
Khi đã quyết định gắn bó với công việc này cả cuộc đời , anh luôn phải tự nhắc nhở mình tỉnh táo vì chỉ cần sai một li cũng dễ gây thù chuốc oán. Với anh Hải thì việc xăm cho khách hàng nữ là có nhiều kỉ niệm buồn cười nhất: "Có lần tôi xăm cho nhóm 3 cô gái trẻ, họ đều xăm ở vùng ngực. Khi tôi bắt đầu làm cho từng cô, thì hai cô còn lại ngồi chăm chú theo dõi ngay bên cạnh. Nhưng họ không để ý hình tôi đang xăm mà chăm chú quan sát xem mắt tôi có đảo đung gì không, tay tôi có xoa hay nắn bóp gì không".
"Họ cẩn thận cũng đúng thôi vì đàn ông khi nhìn thấy người khác giới ai chả thích, nhất là lại làm ở những vùng nhạy cảm như thế. Nhưng những cảm giác đó với người thợ xăm qua nhanh lắm vì khi đã tập trung vào những hình xăm, thì với họ không còn tình cảm nào khác ngoài tình yêu dành cho công việc của mình" - anh Hải khẳng định.
Sợ nhất là xăm cho người bị... HIV
Với anh Hải, sợ nhất vẫn là xăm cho những khách hàng bị HIV vì có ai đến xăm mà lại tự khai mình bị bệnh đâu. Phần lớn những người làm nghề này đều phải tự nhận biết. Anh Hải bảo khi xăm, chỉ cần thấy da hơi có màu ngà ngà là phải đeo luôn hai găng tay vào. Bởi trong quá trình xăm chuyện rỉ máu là không thể tránh khỏi.
Anh Hải trong lần sang Trung Quốc để xăm cho các... đại ca
Anh cũng chia sẻ rằng thợ xăm ngày xưa thường hay thử kim lên bàn tay xem có ăn mực không rồi mới làm cho khách nên cũng có trường hợp không tránh được việc bị lây truyền bệnh. Phải phục vụ nhiều đối tượng như vậy nhưng anh Hải cũng khẳng định những ai đã quyết tâm theo nghề xăm thì cũng đều phải đặt chữ Tâm lên hàng đầu.
Thứ nhất là vì miếng cơm manh áo nên cần giữ uy tín. Thứ hai là dễ bị quả báo nên không có chuyện thợ xăm dùng đồ cũ của khách hàng trước cho khách hàng sau. Kể cả việc gần đây nhiều người ta hay nhắc đến chuyện mực xăm giả tràn lan thì anh Hải cũng cho rằng chỉ những người nào muốn kiếm ít tiền rồi bỏ nghề mới làm thế. Vì nếu dùng mực giả thì dù bức tranh vẽ có đẹp đến mấy thì cũng bị nhòe đi nhìn rất xấu.
Mong có giải thi đấu quốc gia cho nghề xăm
Anh Hải cho rằng hiện nay công việc xăm hình vẫn chưa được coi là một nghề trong xã hội Việt Nam dù công việc của những người thợ xăm cũng chẳng khác gì người họa sỹ. Thậm chí việc vẽ lên da thịt con người còn khó hơn gấp nghìn lần những bản thảo trên giấy. Chính vì thế mà anh luôn mong muốn một ngày nào đó sẽ có những hội "xăm" và những lớp truyền nghề đàng hoàng cho các thế hệ sau. Đặc biệt hơn là sẽ có những cuộc thi đấu để những người thợ có cơ hội học hỏi và nâng cao tay nghề. Anh Hải vẫn thường xuyên theo dõi báo đài và những cuộc thi xăm trên thế giới và mong một ngày nào đó có thể được tham dự và vinh danh.
Theo Bee
Bí ẩn chuyện hai con kênh "trời đánh" ở Đồng Tháp Mười Vùng Đồng Tháp Mười đồng ruộng bao la, đất đai màu mỡ, người nông dân hiền hòa, sống thân thiện với thiên nhiên. Thế nhưng, cũng trong vùng Đồng Tháp Mười huyền thoại, có hai cánh đồng mà bất cứ ai nghe tới cũng phải kinh sợ, bởi ở đó như có mối "ân oán" nào đó giữa trời và đất chưa được...