Người Đà Nẵng không ra khỏi nhà từ 20h hôm nay để phòng bão số 9
Nhằm tránh thiệt hại về người và tài sản, UBND TP Đà Nẵng đồng ý cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ làm việc ngày 28/10.
Sáng 27/10, UBND TP Đà Nẵng ra văn bản chỉ đạo về việc chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả của bão số 9.
UBND TP Đà Nẵng yêu cầu giám đốc sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các quận, huyện có kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể (kể cả trực chỉ huy, xử lý tình huống) việc triển khai thực hiện công điện của chủ tịch UBND thành phố.
Các đơn vị tổ chức hiệp đồng với quân đội, công an để thực hiện công tác phòng, chống thiên tai; chịu trách nhiệm cá nhân trước lãnh đạo thành phố trong công tác phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả bão số 9.
Chủ tịch UBND Đà Nẵng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố tổ chức kiểm tra tình hình triển khai công tác ứng phó bão số 9, đảm bảo an toàn cao nhất cho người dân và lực lượng ứng cứu.
Khi bão đến, tất cả lực lượng trên phải tránh trú an toàn, di dân đến những tòa nhà kiên cố, chỉ ra ngoài làm nhiệm vụ và ứng cứu khi có lệnh của người có thẩm quyền.
Video đang HOT
Công an giúp ngư dân đưa phương tiện vào đất liền. Ảnh: Nam Hà.
UBND Đà Nẵng yêu cầu tuyệt đối không để người ở lại trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, trên tàu, thuyền neo đậu, lán trại công trình đang xây dựng từ 18h ngày 27/10.
“Yêu cầu người dân rời khỏi các khu vực có nguy cơ cao về sạt lở đất, đá. Ai không chấp hành thì tiến hành cưỡng chế và xử lý hình sự theo quy định của pháp luật”, công văn nêu.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng yêu cầu chủ tịch UBND các quận, huyện thành lập các đoàn công tác kiểm tra, công tác ứng phó với bão số 9 ở phường, xã.
Người dân không ra khỏi nhà từ 20h ngày 27/10 cho đến khi có thông báo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố.
Người dân Đà Nẵng chuẩn bị ứng phó với bão. Ảnh: Nam Hà.
Nhằm tránh thiệt hại về người và tài sản, UBND TP Đà Nẵng đồng ý cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả trong khu công nghiệp, công nghệ cao) nghỉ làm việc trong ngày 28/10 (trừ lực lượng làm nhiệm vụ và các trường hợp đặc biệt).
Sở Tài nguyên và Môi trường làm việc với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản dừng ngay việc khai thác từ 14h ngày 27/10 và đưa người rời khỏi khu vực khai thác để đảm bảo an toàn cho công nhân.
Miền Trung đứng dậy tái thiết cuộc sống
Lũ dữ vừa đi qua, miền Trung đổ nát, ngổn ngang. Nhưng ở đó, người miền Trung vẫn kiên cường trước thiên nhiên khắc nghiệt. Ngay khi lũ vừa rút, người dân đã đứng dậy tái thiết, khắc phục, khởi động cuộc sống mới.
Bão số 8 vừa đi, bão số 9 lại chực chờ ập vào. Mưa to vẫn xối xả đổ xuống nhiều tỉnh miền Trung, nhưng công cuộc tái thiết cuộc sống ở các tỉnh miền Trung vẫn đang diễn ra khẩn trương. Ở những thôn làng còn ngập đầy bùn đất, nhà cửa sụp đổ, hư hỏng, người dân đang cùng nhau dựng lại nhà, cứu thóc lúa, chuẩn bị cho vụ canh tác mới; hàng nghìn giáo viên cùng các đội tình nguyện dọn dẹp trường lớp chuẩn bị đón học sinh trở lại trường. Ở các bệnh viện, trạm y tế, nhân viên y tế đang sửa sang cơ sở vật chất, củng cố bổ sung thuốc men để có thể đón nhận bệnh nhân với điều kiện tốt nhất...
Người dân đang cùng nhau dựng lại nhà, cứu thóc lúa, chuẩn bị cho vụ canh tác mới
Đặc biệt, ở các tỉnh vừa phải chịu thiệt hại nặng nề nhất do lũ lụt là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, hễ nước rút đến đâu là người dân lại đẩy bùn lầy ra khỏi nhà cửa, làng mạc đến đó. Nhiều mái nhà mới được dựng lên chỉ sau vài ngày lũ rút. Nhiều công trình hạ tầng bị lũ tàn phá đang dần được khôi phục. Rất nhiều gia đình đang phải bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới gần như với hai bàn tay trắng, nhưng họ vẫn luôn tỏ ra lạc quan, khi đồng hành cùng họ là các lực lượng bộ đội, công an, tình nguyện viên cùng các đoàn cứu trợ từ khắp mọi miền đất nước đổ về. Trước mắt, họ không lo bị thiếu đói, đồng thời cũng không quá lo về việc thiếu nhân lực.
Cơn đại hồng thủy vừa rồi để lại hậu quả vô cùng lớn, và không loại trừ khả năng trong thời gian tới sẽ tiếp tục có những đợt thiên tai cũng khốc liệt không kém. Nhưng như "vàng đã qua thử lửa", lòng dạ người miền Trung đã trở nên sắt đá, mạnh mẽ hơn, họ có đủ nghị lực và ý chí để vượt qua những thách thức của thiên tai.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề được đặt ra vào lúc này là sinh kế cho người dân vùng chịu thiệt hại nặng do lũ lụt. Thiên tai đã phá hủy không chỉ nhà cửa, đồng ruộng, đường sá, mà rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh bị chịu thiệt hại nặng nề. Chưa có con số thống kê cụ thể về lượng người lao động bị mất việc sau thiên tai, nhưng chắc chắn đó là con số không hề nhỏ. Trong thời gian tới, lực lượng lao động thiếu việc làm nói trên sẽ sống như thế nào?
Cùng với sự hỗ trợ của cả nước, bản lĩnh người miền Trung đang được thể hiện một cách mạnh mẽ, hy vọng mọi gian khó sẽ lùi bước, công cuộc tái thiết sẽ sớm đạt được thành quả.
Quảng Nam, Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học để tránh bão số 9 Các trường học cần được chằng chống cẩn thận để tránh hư hại về cơ sở vật chất, tránh để ngập ướt sách vở, các thiết bị dạy học. Ngày 26/10, trước diễn biến phức tạp cũng như cường độ mạnh của cơn bão số 9, hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng đã quyết định cho học sinh nghỉ học. Các...