Người Đà Nẵng đổ ra biển bắt… cá nước ngọt
Những ngày qua mưa lớn nên cá từ các hồ trong thành phố theo dòng nước đổ ra biển. Khi gặp nước mặn cá cay mắt, khó bơi nên rất dễ bắt.
Cá nước ngọt gặp nước biển cay mắt nên người dân chỉ cần cầm nơm đứng chực ở miệng cống là có thể bắt được. Ảnh: Thanh Trần.
Sáng nay (13/9), người dân Đà Nẵng đổ xô ra bờ biển Nguyễn Tất Thành giăng lưới bắt cá nước ngọt. Nhiều tay lưới mang về cả chục ký cá rô phi loại to bằng bàn tay.
Tại miệng cống đoạn đường Nguyễn Tất Thành – Lê Độ, hàng chục người dân lội xuống biển giăng lưới đón đầu luồng nước từ cống đổ ra.
Sau mỗi lần kéo lưới, họ gỡ được hàng trăm con cá nước ngọt, phần lớn là cá rô phi, cá tràu, cá trê. Theo người dân, do những ngày qua mưa lớn nên cá từ các hồ trong thành phố theo dòng nước đổ ra biển. Khi gặp nước mặn cá cay mắt, khó bơi nên rất dễ bắt.
Việc bắt cá nước ngọt dễ dàng đến nối nhiều người chỉ cần cầm nơm, vợt đứng ngay miệng cống để vớt cá. Anh Nguyễn Quang (quận Thanh Khê), nói: “Cứ đứng chỗ luồng nước ngọt chảy ra, thấy cá thì úp nơm là bắt được. Từ đến giờ giờ hầu như tôi úp lần nào có cá lần đó”.
Người dân Đà Nẵng đổ xô ra biển bắt cá nước ngọt sau bão. Ảnh: Thanh Trần.
Video đang HOT
Sau vài lần kéo lưới, người dân bắt được hàng chục kg cá rô phi loại lớn. Ảnh: Thanh Trần.
Chỉ sau vài tiếng đồng hồ giăng lưới, người dân đã thu được hàng chục ký cá, nhiều con to hơn bàn tay. Số cá trên được mang về bán cho các đầu mối thu mua. Người dân ở đây cũng cho hay khi có mưa lớn dài ngày hoặc sau bão, mọi người thường mang lưới ra đây bắt cá nước ngọt.
Theo Thanh Trần (Tiền Phong)
Người dân cất vó bắt cá sông Tô Lịch sau bão
Vó, chài, xiên, cần câu... được người dân ở Hà Nội tận dụng để bắt cá trên sông Tô Lịch khi nước dâng cao sau bão Thần Sét (Dianmu).
Chiều 20/8, người dân hai bên sông Tô Lịch đoạn từ đập Thanh Liệt đến cầu Dậu (Linh Đàm, Hà Nội) kéo ra sông để bắt cá sau cơn bão Dianmu (bão số 3).
Hàng chục tay câu thả mồi kéo theo hàng trăm người dân hiếu kỳ dừng xem, gây ra ùn tắc đoạn đường Kim Giang qua thôn Miếu.
Một chiếc vó diện tích khoảng 5 m2 được chằng buộc cẩn thận để bắt cá. Anh Bình ở thôn Trà (Thanh Liệt, Hà Nội) cho biết: "Thấy mọi người ra sông bắt được nhiều cá quá, nên mượn vó ra thử xem có "sát" cá không".
Người công nhân làm công trình xây dựng gần cầu Sơn chế hai chiếc ti sắt mài nhọn đầu, buộc vào que sào dài làm phi tiêu đâm cá.
Người dân tập trung rất đông hai bên theo dõi từng mẻ lưới.
Đoạn sông gần cửa đập Thanh Liệt (Thanh Trì) nước quẩn và chảy siết, những người đàn ông khoẻ mạnh chọn vị trí này thả vó, cá được thu hoạch chủ yếu là mè, trôi, trắm, trê, chép, nheo...
"Vừa đi làm về, thấy người dân tập trung ở cầu Quang đông quá mới biết là đang bắt cá. Sau hơn 30 phút cũng được gần chục cân rồi", Linh vui vẻ khoe con cá mè nặng gần 2 kg bắt được.
Theo người dân bên sông Tô Lịch trước cửa chùa Bằng, sau những trận mưa lớn vì bão, cá từ các ao hồ tràn ra sông. Khoảng 13h nước sông trở nên đục và thiếu oxy khiến cá nổi lên mặt nước rất dễ bắt.
"Hai anh em dùng cần câu chùm hơn 2 tiếng bắt được gần 30 kg cá, nhiều con cá nặng tới 4-5 kg", Vũ ở thôn Văn, Thanh Liệt, Thanh Trì cho biết.
Cá đổ ra đường bán tại chỗ, bán từ cá mè chỉ 20.000-30.000/kg tuỳ loại.
Ngọc Thành
Theo VNE
Sang Campuchia bắt cá, 1 thanh niên bị bắn chết 4 thanh niên An Giang vượt biên sang Campuchia đánh bắt cá trái phép đã bị một nhóm người nổ súng, khiến 1 thanh niên tử vong. Ảnh minh họa. Nguồn: Dân Trí Ngày 16.7, thượng tá Hoàng Văn Nam - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Vĩnh Nguơn, Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang cho biết, tối hai hôm trước, Lê Hoàng...