Người cưu mang ông Được: Nuôi kẻ không nhà và thai phụ không chồng
“Tính bố em vậy, nhà không có ăn nhưng ai tới nhờ đều giúp. Nếu tính cả bác Được thì từ trước đến nay bố em nuôi đến gần 30 người. Cứ hễ ai lang thang, không nhà, cần nơi tá túc là ông nhận tất”, anh Tài nói về bố mình.
Nuôi gần 30 người dưng
Với bản tính quá nhân hậu, ông Đào bị nhiều người xem như kẻ gàn dở (ảnh: Viết Hảo)
Trong số những người mà ông Đào cho tá túc, nuôi dưỡng có những người già như ông Được, lang thang cơ khổ nên thân tàng ma dại, ngớ ngẩn. Có cả thanh niên lang thang, lai lịch không rõ ràng, đi tứ xứ tìm kiếm việc làm mà chưa có nơi ở; lại có cả những cô mang thai mà không chồng… Bởi thể, làng xóm không chỉ gọi ông Được là ông Năm Khùng mà cả ông Đào họ cũng xem như là người gàn dở, đầu óc “có vấn đề”.
Với trường hợp ông Phan Hữu Được, khi ông lang thang đến xứ này, người ngợm bẩn thỉu, ngơ ngẩn, ai cũng sợ mà tránh xa. Hình như ông còn bị đánh nên lần đầu tiên gặp ông Được, ông Đào thấy một bên mặt của ông Được bầm tím, máu me be bét. Thế mà ông lại đến kéo ông Được về nhà mình, cho cơm ăn, cho tắm giặt và chăm sóc vết thương cho ông đến ngày mạnh khỏe.
Khi khỏe lại, ông Được mới nắm tay ông Đào nhận làm anh Hai và xin tá túc. Ông Đào cũng vui vẻ đồng ý. Cái tính khí quá phóng khoáng, nhân hậu và không sợ phiền lụy ấy của ông khiến hàng xóm vừa cảm phục, vừa thấy có chút… khác người.
Noi gương bố, vườn nhà anh Tài lúc nào cũng mắc sẵn võng cho khách không nhà qua đêm
Anh Tài bảo: “Bố em chẳng để ý gì đến lời thiên hạ. Có năm trong xã xuất hiện một chị không chồng mà chửa. Gia đình chẳng cho chị ấy sinh mà chị nhất quyết sinh con nên bị đuổi ra khỏi nhà. Thế là bố em kéo chị ấy về nhà mình nuôi đến khi mẹ tròn con vuông. Đến thế mà ông còn chẳng ngại thì để ý gì đến lời mọi người đàm tiếu!”.
“Làm chuyện gàn dở coi chừng rước vạ vào thân”
Video đang HOT
Khi hỏi hàng xóm về ông Đào, nhiều người khen ông tính tốt, hay giúp người. Nhưng cũng có người bảo: “Cái ông ấy làm chuyện gì đâu không. Cái nhà rách mà cứ nhận cho người lạ vào ở. Người này đi người khác lại đến. Cả mấy ông già lang thang, tâm thần cũng nhận mà chẳng sợ gì!”.
Anh Tài kể: “Cũng nhiều người khuyên bố em là làm chuyện gàn dở thế coi chừng rước vạ vào thân. Nhưng bố em mặc kệ, cứ ai tới xin tá túc là ông lại cưu mang. Nhà có gì thì mọi người ăn nấy, ai có sức thì đi làm tự kiếm tiền tiêu riêng”.
Căn nhà gạch chưa trát vữa mà anh Tài vay tiền xây chưa trả hết lúc nào cũng đông khách
Và lời tiên đoán của hàng xóm cũng chẳng sai. Trong suốt nhiều năm cưu mang hàng chục người dưng của mình, ông Đào gặp không ít cảnh trớ trêu. Anh Lê Mạnh Đạt, em cột chèo với anh Ngô Đức Mạnh (con trai đầu của ông Đào) kể: “Nhiều người gọi bác Đào nhà tôi là bố nuôi lắm. Nhưng được 1 thời gian, kiếm được công ăn việc làm tử tế rồi thì đi đâu mất hút, chẳng mấy khi trở về thăm ông. Có người còn ngọt nhạt mượn vàng, mượn tiền ông dành dụm rồi đi mất. Có người ghé vào mượn cái áo mới, cái xe đạp đi công chuyện rồi đi luôn. Thế mà ông chả than phiền gì, cứ ai sa cơ thất thế lang thang đến đất này nghe tiếng ông vào ở nhờ là ông nhận tất”.
Noi gương bố, nhà anh Mạnh, anh Tài cũng đều trở thành nhà trọ miễn phí cho nhiều khách lạ đến tá túc khi họ lang thang đến vùng biên này tìm kiếm công việc sinh nhai. Anh Mạnh kể: “Có lúc nhà tôi đông người quá, mà lại toàn đàn ông nên chính quyền xã tới hỏi, bảo tôi chứa chấp người bất hợp pháp”.
Trong nhà anh Tài dành ra 1 phòng cho khách tá túc. Khi còn ở nhà anh, ông Được cũng ngủ ở phòng này
Nhưng anh Tài lại là người mà những thanh niên lang thang “ưng ý” nhất, kể cả ông Được. Khi ông Đào lên Đăk Lăk làm việc, ông Được rất thích ở với anh Tài. Anh Tài bảo: “Ngày nhỏ đói khổ quá em cũng bỏ nhà đi lang thang mấy năm nên em hiểu nỗi khổ cực của người lang thang”. Nói về chuyện “nuôi ong tay áo, nuôi trộm dòm nhà”, anh Tài cười xòa bảo: “Nhà em thì có cái gì đáng giá mà sợ trộm cắp!”.
Theo vietbao
Cuộc gặp gỡ định mệnh giúp "liệt sĩ" trở về sau 40 năm
Trong một lần anh Ngô Đức Tài đưa ông Được sang Campuchia làm thuê, ông Được đã tình cờ gặp một người quen với thân nhân gia đình ông ở Hải Phòng. Từ đó, manh mối về thân thế của người lính này mới được mở ra...
Cả làng, cả xã chẳng ai tin
Ngày 30/6, phóng viên Dân trí đã về nông trường cao su Xa Mát (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) nằm sát biên giới Campuchia để tìm gặp anh Ngô Đức Tài, người đã giúp ông Phan Hữu Được tìm ra thân thế, gia đình của mình ở tận Hải Phòng xa xôi.
Anh Tài là con trai thứ 2 của ông Ngô Văn Đào, người anh nuôi ở Tây Ninh mà ông Được thường gọi là anh Hai. Từ năm 2007, ông Đào lên Đăk Lăk mưu sinh, ông Được chuyển sang ở cùng anh Tài hoặc thi thoảng sang nhà anh Ngô Đức Mạnh là anh trai Tài. Hai anh em Mạnh, Tài thường kiếm việc cho ông Được làm. Khi phóng viên đến nhà, anh Tài đang đi làm thuê ở Campuchia nên chúng tôi chỉ gặp được anh Mạnh.
Anh Ngô Đức Mạnh cho biết: "Nhà tôi trước đây cũng không khá giả gì. Tiếng là nuôi ông Được nhưng thực tế là nhà tôi chỉ cho ông tá túc, lúc nào ông đau ốm không làm việc được thì mình có gì cho ông ăn nấy. Còn khi ông khỏe mạnh thì tôi tìm những công việc lặt vặt như quét lá cao su, nhổ mì... để vợ chồng tôi và ông cùng làm. Khi lĩnh công thì tính tiền chia đều nhau. Nói chung là chủ yếu ông làm ông ăn chứ chẳng cầu cạnh ai. Tính ông tự trọng lắm, mình tỏ ra thương hại là ông mắng ngay".
Về thân thế ông Được, anh Mạnh cho hay: "Ông ở với nhà tôi cả chục năm mà có ai biết quê quán ông ở đâu đâu. Lâu lâu ông nói mình ở Hải Phòng mà không rõ là nơi nào, lúc lại nói mình là lính cũng chẳng ai tin. Vì nhìn ông thân tàn ma dại, đi đứng không vững vì cái chân đau, lúc nào cũng ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Thậm chí mới tuần rồi tôi nghe đứa em rể nói là ông Năm Hùng (tên gọi của ông Được lúc ở nhà ông Đào) lên báo, là liệt sĩ trở về gì đó, cũng chẳng ai tin".
Đến lúc nghe phóng viên kể về thân thế của ông Được, vợ chồng anh Mạnh vẫn còn bất ngờ
Anh Lê Mạnh Đạt, hàng xóm đồng thời là em cột chèo của anh Mạnh, đồng tình: "Hôm rồi tình cờ tôi lên mạng đọc thấy bài báo "Liệt sĩ 40 năm trở về: Ngày về tay trắng" bất ngờ thấy hình ông Năm. Đọc kỹ tui mới hét to lên vì mừng cho ông rồi gọi vợ con vào xem. Sau đó tui phóng xe qua nhà anh Mạnh kể mà ổng cũng không tin, tôi phải chở cả nhà ông ấy qua nhà tui xem mới tin".
Vừa cười anh vừa bảo: "Đúng là mừng cho ông thật! Có ai ngờ ông là bộ đội, lại là thuyền trưởng nữa chứ. Đến giờ tui vẫn cứ tưởng là chuyện đùa. Tui nói cho anh em trong cơ quan, bà con hàng xóm trong làng mà chẳng ai tin. Vì cả làng, cả xã ai chẳng biết ông ấy ngẩn ngơ, người lớn tuổi đều gọi là ông Năm Cô Đơn, ông Năm Khùng; còn lớp nhỏ như tụi tui thì gọi trại thành ông Năm Hùng hay ông Năm".
Cuộc kỳ ngộ ở xứ người
Ngày 1/7, anh Tài làm xong việc ở Campuchia, trở về nhà gặp mặt chúng tôi. Anh Tài nói: "Đến em cũng không ngờ là ông tìm lại được người thân của mình, mọi việc xảy ra quá bất ngờ".
Người giúp tìm ra thân thế cho ông Được cũng bất ngờ vì cái duyên số quá lạ lùng
Theo lời kể của anh Tài, suốt 10 năm sống với gia đình anh, lúc trái gió trở trời là ông được đau nhức khắp mình mẩy, nằm rên hừ hừ; thỉnh thoảng trong cơn mê sảng ông lại lảm nhảm về bom đạn, chiến trường. Trong các cuộc nhậu, lâu lâu ông im lặng ngồi nghĩ ngợi lung lung, lúc bực mình với ai thì đứng bật dậy, tay chỉ vào ngực mình rồi thét lên: "Tao là lính, tao ở Hải Phòng nè!".
Anh Tài nói: "Ông Năm nói mơ hồ vậy nên có ai biết gì đâu. Cứ ngờ ngợ ông ấy từng tham gia chiến tranh thôi chứ muốn tìm ra tung tích của ông khó lắm. Mà nhà em khổ, cái ăn còn khó kiếm lấy đâu tiền đi tra người thân của ông".
Đến đầu năm 2013, trong 1 chuyến anh Tài đưa ông Được sang Campuchia làm mướn, nhìn cảnh rừng núi hoang vu bỗng nhiên ông thốt: "Tao nhớ nhà quá! Tao muốn về quê!".
Kể đến đây anh Tài cười bảo: "Ông Năm nói vậy chứ ai biết quê ổng ở đâu mà đưa về. Nhóm làm thuê tụi em cũng lén bàn tính sau đợt làm thuê này thì dồn tiền công lại rồi đưa thông tin của ông Năm lên đài, báo để tìm người thân. Vì nói gở theo quan niệm của người quê mình thì tụi em nghĩ ông đến tuổi rồi, chắc muốn về với ông bà nên đột nhiên dở chứng như vậy. Đứa nào cũng muốn đưa ông về nhà mà nhắm mắt!".
Nhưng có ai ngờ ngay trong chuyến làm thuê ở xứ người ấy ông Được lại có phen kỳ ngộ. Anh Tài kể: "Hôm đó nhóm của em ngồi lai rai với một nhóm làm thuê người Việt khác ở Campuchia. Tình cờ ông Năm lại bực mình với 1 đứa bạn em trong nhóm kia, đứng dậy la "Tao là lính, tao là dân Hải Phòng nè!". Anh kia mới lạ hỏi kỹ, em cũng thật tình kể về ông. Anh này người Ninh Bình, nhưng bất ngờ ảnh lại có một bạn quen ở TPHCM là người Hải Phòng quan hệ rộng rãi. Nghe thế em cũng xin số điện thoại rồi liên lạc với ông này".
Sau nhiều bận liên lạc bắc cầu cả tháng trời, anh Tài cũng liên lạc được với gia đình ông Phan Hữu Lợi, cháu ông Được. Phía người thân ông Được ở Hải Phòng gọi điện vào nói chuyện nhiều lần với ông thì ông mới từ từ nhớ ra những thân nhân của mình, ký ức bắt đầu trở về với ông sau nhiều đêm suy nghĩ.
Anh Tài kể: "Em còn nhớ có lúc bên kia hỏi ông Năm trước khi đi bộ đội ông có bạn gái xinh đẹp lắm, cô ấy tên gì? Lúc ấy ông không nhớ ra, về ông nằm thơ thẩn cả hai ngày. Tối đó cũng cỡ 9, 10 giờ đêm rồi ông chợt bật dậy chạy tới bảo em: "Tao nhớ ra rồi, đưa máy đây tao điện thoại!". Vậy là ông gọi điện nói chuyện thao thao với mấy người ở Hải Phòng. Từ hôm đó thì hai bên mới chính thức nhận nhau. Họ mới cử người ở Hải Phòng vào TPHCM đón ông Năm về quê".
Kể đến đây, anh Tài cười rạng rỡ bảo: "Cũng mừng cho ông cuối đời tìm lại được thân nhân của mình!".
Theo Dantri
"Liệt sĩ" trở về với một cơ thể đầy bệnh Hiện qua 2 lần hội chẩn toàn viện, các bác sĩ đang rất băn khoăn trước việc điều trị cho ông Được bởi người "liệt sĩ trở vê" này qua chiên tranh và 40 năm lang thang phiêu bạt đã mang trong mình quá nhiều bệnh. Hôm qua 24/6, UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đã bố trí xe, cử đại diện công...