Người cựu binh 6 năm vớt rác, nhặt kim tiêm trên kênh Sài Gòn
Mưa lớn, nước kênh dâng đen ngòm, rác thải theo dòng nước kéo vào nhà dân. Thấy vậy, người cựu chiến binh tình nguyện vớt rác, nhặt kim tiêm, khơi dòng kênh đen.
Thầm lặng vớt rác
Trời đứng bóng, ông Nguyễn Ngọc Đức (66 tuổi, ngụ phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM) vẫn đội nắng vớt rác bên đoạn kênh nước đen ngòm. Ông nói, phải cố thêm tí nữa, nếu không chiều mưa xuống, rác chặn dòng, nước ô nhiễm lại tràn vào nhà dân.
Vừa nói, ông vừa sử dụng cây sào dài, phía trước có gắn vợt bằng lưới múc xuống dòng kênh đen, vớt rác. Ông tỉ mẩn vớt túi ni-lông, chai nhựa, hộp cơm, vải vụn… nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Vợt đầy, ông kéo lên, trút vào thùng đựng rác tự chế gắn phía sau chiếc xe máy cũ.
Cứ thế, suốt 6 năm qua, ông Đức lặng lẽ đi dọc bờ kênh Chiến Lược (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) vớt rác. Việc làm thầm lặng của ông đã giúp con kênh nổi tiếng ô nhiễm thoát khỏi tình trạng ùn ứ rác thải, bốc mùi hôi thối.
Nhiều năm qua, ông Đức tình nguyện vớt rác, khơi dòng kênh Chiến Lược vốn bị ô nhiễm nặng. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Ông kể, trước đây, kênh Chiến Lược ô nhiễm nặng vì chứa tất cả nước thải của người dân, doanh nghiệp trong khu vực. Lúc đó, dưới kênh, nước đen ngòm, đầy rác. Trên bờ, cây cỏ hoang mọc um tùm, lấn ra mặt đường…
Ngày nắng, nước kênh nổi bọt, bốc mùi hôi thối. Mưa xuống, dòng nước ô nhiễm dâng lên, mang theo rác tràn vào nhà dân. Thấy vậy, ông Đức tình nguyện dọn vệ sinh, khơi dòng đoạn kênh chảy qua khu phố mình đang sinh sống.
Ông kể: “Lúc đó, cỏ hoang mọc um tùm hai bên bờ kênh. Cỏ đan vào nhau dày đặc. Tôi phải đặt làm một cây liềm thật tốt để cắt cỏ. Hết cỏ thì dọn cây. Đoạn nào cây hoang mọc che khuất tầm nhìn, tôi đi dọn dẹp cho sạch, thoáng đãng”.
Video đang HOT
Công đoạn cuối cùng là khơi dòng con kênh ô nhiễm. Do rác quá nhiều, chìm dưới đáy nên kênh ứ đọng, tắc ngẽn, nước không lưu thông được dẫn đến hôi thối. Ông Đức tự tay vớt hết rác lên. Chỗ nào sâu quá, ông chế ra cây sào có gắn vợt để vớt rác.
“Khó nhất và sợ nhất là dọn kim tiêm. Hồi đó, kim tiêm ở kênh này nhiều lắm. Họ vứt đầy dưới kênh, hai bên bờ. Không cẩn thận là dẫm, đạp trúng kim tiêm liền. Đoạn kênh chảy qua khu phố 8 của tôi dài khoảng 700-800m vậy mà tôi phải vớt 1 tháng trời mới hết rác”, ông Đức kể.
Từ ngày ông ra sức vớt rác, đoạn kênh chảy qua khu phố 8 trở nên sạch sẽ, không còn rác thải và cây cỏ um tùm. Thấy vậy, chính quyền phường Bình Trị Đông đã đến nhà thăm hỏi, động viên rồi nhờ ông dọn vệ sinh con kênh Chiến Lược.
Mong người dân ý thức hơn
Được chính quyền địa phương tin tưởng, ông Đức vui vẻ nhận lời làm sạch con kênh ô nhiễm. Cứ 8h mỗi sáng, ông lại chạy chiếc xe cũ, kéo theo thùng chứa rác, vác cây sào đi dọc bờ kênh vớt rác.
Hiện nay, dù nắng hay mưa, ông vẫn đều đặn ngày 2 lần ra bờ kênh dọn rác. Ông cho biết: “Mỗi ngày tôi vớt khoảng 400kg rác. Tính ra, mỗi tháng tôi vớt gần 10 tấn rác. Vớt xong, tôi chở rác đến điểm tập kết ở đường Tân Hóa (Phường 1, Quận 11, TP.HCM) để xử lý theo đúng quy định”.
Sau gần 6 năm miệt mài vớt rác, đến nay, con kênh Chiến Lược đã được “giải cứu” khỏi rác thải. Mặc dù kênh vẫn chưa hết đen nhưng dòng chảy đã không còn tắc ngẽn. Ngày nắng, nước kênh không còn hôi, mưa không còn tình trạng rác thải tràn vào nhà dân.
Rác trên kênh đều được ông thu gom, chất lên xe đem đến bãi rác để xử lý. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Ông Đức nói: “Bây giờ, dòng kênh cơ bản sạch rác. Công việc hằng ngày của tôi cũng đỡ vất vả hơn. Tôi chỉ mong mọi người có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường”.
Nói xong, ông kể, những ngày đầu khi cầm sào ra kênh vớt rác, ông còn bị người ta chê cười. Thậm chí, con gái ông cũng ra sức ngăn cản, không cho ông “làm chuyện bao đồng”.
Thế nhưng, ngày con kênh sạch bóng rác thải, không mùi hôi thối, công việc thầm lặng của ông được mọi người ghi nhận. Người dân không còn tự ý vứt bỏ rác thải xuống kênh. Thậm chí, thấy ông vớt rác vất vả, có người còn mời ông uống nước, gửi tiền xăng xe, phí mua đồ bảo hộ lao động…
Chị Nguyễn Thị Mãi (con gái của ông Đức) cũng không còn ngăn cản cha vớt rác. Thậm chí, chị còn thay ông đi vớt rác mỗi khi ông đau bệnh.
“Tôi rất tự hào về công việc của ba. Tôi sẽ tiếp tục công việc của ông ấy nếu sau này ông già yếu, không thể đi vớt rác”, chị Mãi nói. Nghe những lời động viên của cô con gái, ông Đức nở nụ cười hiền từ như vừa trút được gánh nặng bấy lâu.
Ông nói, tuổi đã cao, ngồi ở nhà cảm thấy thời gian trôi đi uổng phí lắm. “Bây giờ, dù hàng ngày phải phơi mình ngoài nắng mưa dọn rác nhưng tôi thấy rất vui vì có thể góp chút sức lực vào việc giữ gìn vệ sinh công cộng sạch sẽ, môi trường sống xanh, sạch”, ông Đức tự hào nói.
Sán sống trong cơ thể hơn 10 năm, bệnh nhân sốc khi xem ảnh chụp lá gan
Theo các bác sĩ, loài ký sinh trùng đã trú ngụ trong cơ thể người đàn ông trong hơn một thập kỷ.
Ảnh chụp gan của người đàn ông họ He. Ảnh: GDTV
Tờ Daily Mail hôm 20/8 dẫn nguồn tin địa phương cho biết, người đàn ông họ He, 30 tuổi, vô cùng sốc khi tới kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện nhân dân số 3 ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Ảnh chụp cắt lớp cho thấy lá gan của anh He chi chít đốm đen là trứng của loài ký sinh trùng. Theo các bác sĩ, đây là trứng của loài sán máng trú ngụ trong cơ thể của người đàn ông hơn 10 năm qua.
Đài truyền hình Quảng Đông hôm 18/8 cho hay, anh He lớn lên ở thành phố Hồng Hồ, tỉnh Hồ Bắc, nơi có bệnh sán máng - bệnh truyền nhiễm do loại sán lá hút dinh dưỡng từ máu gây ra.
Bệnh nhân 30 tuổi cho biết, khi còn nhỏ thường bơi ở các con sông gần nhà. Đài truyền hình Quảng Đông đưa tin, bố mẹ và một anh chị em họ của He cũng mắc bệnh này. Các bác sĩ nhận định, bệnh nhân có thể bị lây nhiễm bệnh sán máng khi bơi ở sông ngòi bị ô nhiễm.
Bác sĩ tại Bệnh viện nhân dân số 3 ở thành phố Thâm Quyến cho rằng bệnh nhân nhiễm bệnh khi đi bơi ở khu vực bị ô nhiễm nguồn nước. Ảnh: GDTV
Người đàn ông 30 tuổi còn mắc thêm bệnh Viêm gan B mãn tính khiến gan bị hủy hoại nghiêm trọng. Bác sĩ cho biết, anh He cần được chăm sóc y tế ngay lập tức vì bệnh viêm gan B mãn tính có thể khiến tình trạng của bệnh nhân trầm trọng hơn. Hiện tại, người đàn ông 30 tuổi đã nhập viện điều trị.
Theo một nghiên cứu ở Mỹ, sán máng có thể sống và sinh sản trong cơ thể người bệnh trong nhiều thập kỷ.
Bác sĩ Phillip Newmark, giáo sư về sinh học tế bào và phát triển, cùng nhóm của ông tại Đại học Illinois (Mỹ) phát hiện, sán máng có tế bào gốc cho phép chúng tái tạo các bộ phận cơ thể.
Sán máng có thể sống trong cơ thể người hàng thập kỷ. Ảnh: Shutterstock
"Chúng tôi bắt đầu với câu hỏi: 'Làm thế nào mà loài ký sinh trùng có thể sống trong vật chủ hàng thập kỷ? Nghiên cứu này cho thấy sự thú vị về khả năng sinh học của loài ký sinh trùng này và mở ra cánh cửa nghiên cứu mới trong việc làm cho vòng đời của chúng ngắn hơn", bác sĩ Newmark cho biết.
Sán máng thường phổ biến ở các vùng nhiệt đới châu Phi, Nam Mỹ, vùng Caribbean, Trung Đông và châu Á. Một người bị bệnh sán máng khi da của họ tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm. Ấu trùng sán máng có thể chui qua lỗ chân lông hay vết thương hở trên da.
Nhà vệ sinh có thể lây lan bệnh Legionnaires Căn bệnh Legionnaires có khả năng lây lan khi bạn xả bồn cầu, phát tán những "chùm" nước ô nhiễm vô hình vào không khí. Theo báo cáo được công bố vào tháng 6/2020, trên tạp chí Bệnh Truyền nhiễm Mới nổi, mô tả trường hợp của hai bệnh nhân ở Pháp có khả năng mắc bệnh Legionnaires do hít phải các hạt...