Người cuối cùng sót lại sau trận đánh bi hùng
Là người duy nhất sống sót trong trận đánh tháng 10/1968 ở Đồi Cát (Gio Mỹ , Gio Linh, Quảng Trị), ông Hoàng Ngọc Bích luôn canh cánh về 32 đồng đội còn nằm lại nơi này.
Các cựu chiến binh trước tượng đài 32 liệt sĩ đã ngã xuống ở Gio Mỹ, (ông Bích mặc áo trắng, đứng ngoài cùng bên trái).
Ông lặn lội đi tìm tên từng đồng đội và vận động xây tượng đài để tri ân họ.
Trận đánh bi hùng
Ông Hoàng Ngọc Bích (sinh năm 1948, quê Diễn Châu, Nghệ An), nguyên là giáo viên Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội. Năm đó, ông mới nhập ngũ được 3 tháng thì được đưa về Trung đội 6, Đại đội 2, Tiểu đoàn 4 đóng tại Gio Linh, Quảng Trị. Ngày 2/9/1968, đơn vị của ông chiếm lĩnh khu vực từ Xuân Mỹ, Gio Mỹ tới Cửa Việt. Tối 15/10, Trung đội 6 được lệnh chuyển lên chiếm lĩnh Điểm cao 21.
Đó là một đêm trắng vì cả đơn vị vào chiếm lĩnh trận địa lúc 8h tối và đến 4h sáng phải xây xong công sự để chiến đấu ngay. Sáng 16/10, hàng chục xe tăng địch bò như cua vào và dùng ĐKZ nã vào trận địa. Sau nhiều đợt tấn công, Trung đội 6 đã dũng cảm bẻ gãy các hướng mũi của địch. Tuy nhiên, do không có lực lượng chi viện nên đến chiều 16/10, đơn vị đã thương vong nhiều và quân địch tràn lên.
“Cả ngày hôm đó Trung đội 6 như những thiên thần xung trận lao ra từ các hầm cát bắn cháy 5 xe tăng của địch và hàng chục tên bị tiêu diệt. Khi đạn đã cạn mà xe tăng của địch vẫn tràn lên, chúng tôi đánh giáp lá cà, nhưng 33 chiến sĩ là quá mỏng manh. Chúng tôi liên tục gục xuống và sau đó xe tăng địch đã quần nát công sự”- ông Bích kể lại.
Nửa đêm hôm ấy, anh em Trung đội 3 vào trận địa làm công tác thương binh tử sĩ. Chiến trường lúc đó bị san phẳng, ngổn ngang vết xe tăng giày xéo, có nhiều vệt máu nhưng chỉ tìm thấy một vài thi thể. Trong lúc lần mò, anh em phát hiện thấy ông Hoàng Ngọc Bích thân thể trần truồng, sờ vào người vẫn còn nóng. Họ mừng rỡ đổ nước cho ông tỉnh lại và đưa ông ra.
Nửa tháng sau trận đánh uy hùng, ông Bích được kết nạp Đảng và đi dự Đại hội thi đua quyết thắng, nhận danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng toàn quân. Sau đó, ông Bích tiếp tục tham gia chiến đấu ở Nam Lào, Quảng Nam rồi bị thương nặng. Cuối năm 1973, ông được cấp trên cho phục viên ra Bắc.
Tìm lại tên cho đồng đội
Video đang HOT
Cuộc sống sau chiến tranh trăm bề thiếu thốn, phải đến năm 1985 ông Bích mới có dịp quay trở lại chiến trường xưa. Đứng trước đồi cát trắng mênh mông, không biết đồng đội đang nằm ở đâu, lòng buồn vô hạn, ông lấy một lọ cát tượng trưng cho thân thể đồng đội mang về. Rồi ông bàn với vợ lập bàn thờ đồng đội ngay tại nhà mình. Từ năm ấy, cứ đến ngày 16/10 hàng năm ông làm cơm cúng giỗ cả trung đội trong ngôi nhà chật hẹp 7m2 ở Đại Mỗ (Hà Nội). Vừa dạy học, vừa bươn chải đủ nghề, dành dụm được bao nhiêu tiền ông lại lên đường đi tìm đồng đội ở Tiểu đoàn 4 và vào Gio Mỹ để tìm hài cốt liệt sĩ.
Qua bao năm tháng, số đồng đội mà ông Bích kết nối được ngày càng đông hơn. Đến năm 1989, ông đã tìm được 10 bạn chiến đấu. Họ cùng đề ra một quy ước: “Lấy ngày 16/10 hàng năm là ngày giỗ của Trung đội 6, mỗi năm luân phiên tổ chức ở nhà mỗi người”. Thấy anh em còn nhiều thiếu thốn khó khăn, ông Bích đề xuất: “Thôi từ nay, ngày 16/10 anh em cứ về Hà Nội ăn giỗ tại nhà tôi”.
Dù giỗ chung nhưng các ông vẫn cảm thấy áy náy bởi không biết hết tên các liệt sĩ và các anh chưa được tôn vinh xứng đáng.
Ông Bích kể: “Do mới vào đơn vị được 3 tháng trước trận đánh nên tôi chưa biết hết tên đồng đội. Tôi gom góp toàn bộ tiền của mình được 20 triệu đồng vào Gio Mỹ xin cho phép được dựng bia. Tôi đề nghị chỗ ghi tên tuổi các liệt sĩ để trắng chờ tôi xác định được tên tuổi”.
Đồng đội của ông cũng đóng góp một khoản nhỏ cho địa phương để nhang khói. UBND xã Gio Mỹ đồng ý tăng 500m2 đất trên Đồi Cát để lập đài tưởng niệm. Người dân nơi đây vẫn hết lòng với bộ đội đã giúp đưa xi măng, đá, cát lên. Bia tưởng niệm Trung đội 6 được khánh thành ngày 27/7/2009 nhưng phía sau mặt của bia vẫn để trống chưa có tên 32 liệt sĩ.
Tiếp tục sau nhiều năm lặn lội đi tìm kiếm, ông Bích đã gặp đại tá Võ Xuân Cánh – nguyên Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự huyện Vĩnh Linh. May mắn là ông Cánh vẫn giữ được bản danh sách Trung đoàn 270. Lần xem từng cái tên, đến phần Trung đội 6 ông Bích mừng phát khóc. Tên tuổi của 32 liệt sĩ hiện ra như một giấc mơ.
Có bản danh sách trong tay, ông Bích viết thư báo cho gia đình 32 liệt sĩ. Bức thư ngắn gọn kể lại sự hy sinh anh dũng của trung đội và tấm bia tưởng niệm các anh ở Đồi Cát. Thư gửi đi được ít lâu, ông Bích liên tục nhận được hồi âm. Lá thư nhỏ bé của ông đã mang tới hạnh phúc vô bờ cho 32 gia đình liệt sĩ đã ngóng tin con em mình từ nhiều năm nay.
Và từ ngày đó, Đồi Cát không còn hoang vu lặng thầm nữa mà thường xuyên có sự thăm viếng của 32 gia đình liệt sĩ và các bạn bè đồng đội cũ.
Theo Xahoi
Vụ "cậu Thủy": Sự thật "bàn tay dẫn vong" nói vanh vách chuyện cõi dương
Dù đã tận mắt chứng kiến chuyện nhập "vong" nhưng bản thân chị Tâm cũng lấy làm ngạc nhiên không hiểu vì sao trong nhiều trường hợp, "vong" lại có thể "lên mồm" người thân trong gia đình và nói "vanh vách" về chuyện của người còn sống.
Có lẽ đến lúc này, những thành viên trong gia đình của liệt sỹ Trần Thực đã có câu trả lời vì trót hao tốn không ít tâm sức, nên dường như họ đang phải "ngậm bồ hòn làm ngọt". Xem lại cuốn video, ai nấy không giấu nổi sự ái ngại chua xót khi chính họ đã góp một phần không nhỏ vào màn kịch lố bịch do "cậu Thuỷ" dựng lên.
Mọi câu trả lời của "vong" luôn có bàn tay nâng đỡ và lời "mớm" của "cậu Thuỷ".
Bài giảng say sưa của "học giả"
Chuyến xe chở 8 người trong gia đình ông Vũ Văn Thảo (cháu của liệt sỹ Trần Thực) vào khe Gió, Gio Linh, Quảng Trị hầu hết là các cháu hai bên nội ngoại. Theo lịch trình, ngày 22 âm lịch tháng 3 là ngày đẹp được "vong" chọn để về quê nhưng do "cậu Thủy" bận tìm mộ cho một gia đình liệt sỹ khác ở tận Bình Dương, nên gia đình ông Thảo phải nghỉ ở khách sạn Trường Sơn, Quảng Trị hai ngày để chờ "cậu". Gia đình cho PV biết, liệt sỹ Trần Thực nhập ngũ và hy sinh khi chưa có vợ.
Bên cạnh sự vui mừng, các thành viên trong gia đình rất háo hức tò mò vì không biết, liệt sỹ sẽ nhập "vong" vào ai và sự nhập "vong" sẽ diễn ra như thế nào? Chị Tâm, cháu gọi liệt sỹ Thực bằng chú cho biết: "Cậu" dặn nếu nhà ai có người ngăn cản hoặc không thật tâm thì "vong" sẽ không nhập, ảnh hưởng đến toàn bộ chuyến đi". Dù đã tận mắt chứng kiến chuyện nhập "vong" nhưng bản thân chị Tâm cũng lấy làm ngạc nhiên không hiểu vì sao trong nhiều trường hợp, "vong" lại có thể "lên mồm" người thân trong gia đình và nói "vanh vách" về chuyện của người còn sống. Nhưng rồi chính chị Tâm lại là người có được "sự ưu ái" khi liệt sỹ Trần Thực đã nhập "vong" vào chị.
Về phần Thuỷ, gã dặn gia đình phải tuyệt đối "nhất tâm", không được nghĩ đến bất cứ điều gì khác ngoài liệt sỹ của gia đình mình. Trước khi tìm mộ, Thủy đứng giữa đoàn người hướng dẫn tỉ mỉ từng chi tiết trong kịch bản như đã được lập trình. Thủy nói lý do luôn phải trực tiếp cùng các gia đình đi lấy mộ rằng: "Vì tôi là một nhà tâm linh. Tôi không phải là nhà ngoại cảm. Tôi làm việc bằng tất cả cái tâm của mình với anh linh các liệt sỹ đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ đất nước. Chúng ta hôm nay được sống trong độc lập tự do trong đó có tôi. Tôi làm những việc này chỉ để đền ơn đáp nghĩa. Bởi thế, tôi phải đi làm trực tiếp với gia đình để chứng minh lòng thành của mình. Nếu không vì cái tâm cái đức, tôi chỉ cần ngồi nhà như bao nhà ngoại cảm khác chỉ đạo nhập "vong" qua điện thoại cũng được".
Như một học giả say sưa giảng giải lý thuyết về tâm linh và lòng thành kính, Thủy khiến người đối diện có lòng tin bởi mọi ngôn ngữ và hành vi đều lấy chữ "tâm" làm đầu. Không những thế, "cậu Thủy" còn khéo léo quảng bá hình ảnh của mình bằng cách đưa ra rất nhiều dẫn dụ về hài cốt liệt sỹ đã được tìm thấy trên khắp ba miền đất nước, thậm chí cả trên thế giới. Sau một hồi thuyết giảng, Thủy dặn dò tha thiết: "Có ai chưa tin tôi thì tôi chỉ xin là tạm tin tôi 1 tiếng đồng hồ thôi, khi mộ quật lên rồi, ai tin hay không là tuỳ. Vì chỉ có niềm tin thì "vong" mới nhanh nhập được. Mọi người cũng phải chú ý không được suy nghĩ bất cứ điều gì khác ngoài liệt sỹ nhà mình, như thế "vong" mới nhập được".
Vong nhập hay "tà thuật" của "cậu Thuỷ"?
Khi xem lại đoạn băng gia đình cung cấp, PV cứ ám ảnh mãi về đôi bàn tay của đôi vợ chồng Thuỷ - Duyên. Bởi sau khi những người thân trong gia đình liệt sỹ Trần Thực rời xe để chuẩn bị xuống khu rừng chờ "vong" nhập thì đột nhiên ở đó, Mẫn Thị Duyên đã xuất hiện từ bao giờ. Thị đội nón, mặc áo chống nắng và che khẩu trang kín mít. Khi đoàn người phát hiện thấy chị Tâm có dấu hiệu "vong" nhập thì cũng là lúc Duyên ở sát cạnh.
"Cậu Thủy" trong một buổi làm lễ truy điệu các "liệt sĩ" mà "cậu Thủy" tìm được.
Trong suốt quá trình chị Tâm nhắm mắt đi đến vị trí ngôi mộ cách nơi đứng ban đầu khoảng 300m thì Duyên luôn đi kè kè phía sau, hai tay giữ chặt lấy eo chị. Hai người thân của chị Tâm đi bên chị bám nhẹ tay vào chị chứ không dùng bất cứ một lực nào để đẩy chị đi. Nhìn cảnh tượng ấy, chúng tôi đặt nghi vấn, phải chăng mọi bước đi của chị Tâm và lực đẩy mà chị kể đến ấy chính là do bàn tay của thị Duyên tạo ra. Những bước chân của chị Tâm là do Duyên chỉ dẫn chứ không phải "vong" hồn liệt sỹ linh ứng hiện lên báo cho biết.
Bàn tay của "cậu Thuỷ" cũng xuất hiện trong màn nhập vong khi Thuỷ tiến hành màn trò chuyện với "vong". Khi ấy, bàn tay Thuỷ đặt vào lưng chị Tâm, sau mỗi câu hỏi Thuỷ lại đập đập nhẹ vào lưng. "Vong" không trả lời thì Thuỷ lại vỗ nhẹ vào lưng rồi ân cần nói: "Hôm nay thằng Kiên nó đi gọi, nó gọi "vong" là gì? Cậu hả? Nó có nhất tâm không?". Thấy "vong" gật gật, Thuỷ lại nói: "Có à? Vậy vợ nó tên gì? Phương hả?"... Dường như cả cuộc nói chuyện, chỉ có tiếng của Thuỷ. Còn chị Tâm, người cho là "vong" nhập cũng chỉ biết gật gật qua mấy câu hỏi.
Kể về cảm giác của mình lúc ấy với chúng tôi, chị Tâm nhớ lại: "Tôi luôn nói với mọi người là không biết "vong" mà nhập thì sẽ thế nào và luôn nghi ngờ khi thấy các gia đình khác nhập "vong". Tôi đã nghĩ chuyện như phim vì "vong" ông lại nhập đúng vào tôi. Tôi có cảm giác như người bị bóng đè. Một lúc sau thấy tai lào nhào rồi như có ai đó cứ đưa mình đi. Tôi chỉ đi theo cảm giác, mắt rất nặng, người mệt rã rời, muốn mở ra cũng không mở được. Tôi thấy mình mê man như người ngủ mê bị bóng đè. Đến gần một bãi đất trống, ông Thuỷ bảo tôi cắm hương xuống. Sau khi cắm hương xong, cả nhà xúm lại cầm tay hỏi han. Lúc đó, tôi mệt lắm nhưng vẫn nhớ người mình là ai, nên hỏi đến ai thì tôi biết người đó nên cũng chẳng biết là mình nói hay ông (liệt sỹ Trần Thực - PV) nói".
Gượng cười đau hơn tiếng khóc
Trong cuộc khai quật mộ hôm ấy, ông Thảo còn cho hay, có một gia đình ở Hà Tây cũ cũng đi tìm mộ và ngôi mộ ở cách vị trí gia đình ông tìm không xa. Khác với gia đình ông Thảo, đoàn người kia nhanh chóng được "vong" và tìm thấy mộ. Điều đặc biệt là, người được "vong" nhập lại là cán bộ của ngân hàng chính sách. "Vong" ấy nhập rất lâu, khoảng hơn nửa tiếng đồng hồ và nói chuyện rất rôm rả với người thân. "Vong" còn hút thuốc lào và uống rất nhiều rượu. Người nhà ông Thảo thấy thế lấy làm hiếu kỳ và thắc mắc tại sao "vong" của nhà mình chẳng uống rượu, chẳng hút thuốc cũng không hỏi han gì con cháu?
Lại thêm một nghi vấn nữa xuất hiện trong suy nghĩ của chúng tôi khi nghe đến câu chuyện này. Phải chăng việc "vong" nhập vào vị cán bộ chính sách kia không phải là ngẫu nhiên? Phải chăng màn tìm mộ kia có một sự sắp đặt nào đó để vun vén thêm cho niềm tin của gia đình ông Thảo với "cậu Thuỷ"?
Suốt buổi trò chuyện, chúng tôi luôn cảm thấy có sự ái ngại không nhỏ bao trùm lên các thành viên. Khi video phát đến những đoạn có phần phi lý họ lại cố tìm những lý lẽ để giải thích cho những nghi vấn mà chúng tôi đặt ra sao cho hợp lý nhất. Hai người em của liệt sỹ Trần Thực nay đã trên 80 tuổi có phần kiệm lời hơn. Những thành viên còn lại gồm các cháu gọi liệt sỹ bằng chú, bằng cậu, bằng ông... thi thoảng lại cười rộ lên khi thấy hình mình trong video. Họ tự thắc mắc sao khi ấy mặt mình trông lạ thế, sao hành động của mình lại dễ dàng bị đưa đẩy, sao có vẻ như nhiều tình tiết không hợp lý. Nhưng rồi họ lại cùng nhau cười, một nụ cười trừ cho qua hết những bẽ bàng lộ rõ trên gương mặt.
Những hoài nghi đau đớn
Ngay cả việc, giấy báo tử ghi liệt sỹ hy sinh ở Quân khu 9 nhưng mộ tìm về lại khai quật ở Quân khu 4 cũng là điều gia đình luôn cảm thấy băn khoăn, nghi ngại dù đã đưa tiểu sành về nghĩa trang liệt sỹ và làm lễ truy điệu. Trước đó "cậu Thuỷ" giải thích là liệt sỹ hy sinh trong quá trình hành quân, cách xa đơn vị ban đầu nên mộ tìm thấy không giống như giấy báo tử. Được biết, đã có tổ chức gợi ý sẽ giúp gia đình ông Thảo xét nghiệm ADN miễn phí và đòi lại tiền nếu gia đình mong muốn. Tuy nhiên, ông Thảo cho biết còn đang bàn bạc, suy nghĩ.
Theo Đời sống Pháp luật
Dân bất bình vì tỉnh cấp phép cho doanh nghiệp tận thu ti tan Trong khi thực trạng khai thác ti tan ở lòng hồ Trạng Đìa (thôn Cẩm Phổ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh), đang gây bức xúc dư luận thì mới đây tỉnh Quảng Trị lại có văn bản đề nghị HĐND tỉnh tiếp tục cho doanh nghiệp tận thu ti tan. Sự việc bắt đầu từ khi đoàn giám sát của HĐND tỉnh...