Người cuối cùng của đội VN tuyên truyền giải phóng quân qua đời
Ông Tô Đình Cắm – một trong 34 chiến sĩ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam qua đời tại Lâm Đồng, hưởng thọ 95 tuổi.
Sáng 15.7, ông Bùi Văn Hùng – Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng – cho biết ông Tô Đình Cắm (95 tuổi), người duy nhất còn lại trong 34 đội viên đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đã qua đời đêm qua tại nhà riêng ở thị trấn Đạ Tẻh.
Ngành chức năng huyện Đạ Tẻl, Tỉnh đội Lâm Đồng cùng người nhà đang tổ chức lễ tang cho cụ.
Ông Cắm là một trong 34 chiến sĩ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: Hoài Thanh
Ông Cắm, bí danh Tiến Lực, là người dân tộc Tày, sinh ra ở bản Um, xã Tam Kim của huyện Nguyên Bình, Cao Bằng. Năm 1941, ông tham gia cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp.
Ngày 22.12.1944, ông vinh dự là một trong số 34 người tuyên thệ đứng vào hàng ngũ đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam – dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Năm 1946, ông theo đoàn quân “Nam tiến”, đóng quân ở Rạch Giá (Kiên Giang). Trong một trận càn, ông bị thương nặng nên đơn vị đưa ra Đà Nẵng điều trị rồi giải ngũ.
Video đang HOT
Lúc quân Pháp nhảy dù, thả bom xuống Bắc Kạn năm 1947, ông lại xung phong tái ngũ, giữ chức Trung đội trưởng Trung đội pháo binh. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông giải ngũ về với đời thường và tích cực tham gia công tác địa phương.
Đầu thập niên 1990, ông đưa gia đình vào thị trấn Đạ Tẻl làm kinh tế mới dù khi ấy tuổi đã ngoài 70 và sống ở đây cho đến nay.
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại Cao Bằng với 34 chiến sĩ, chia làm 3 tiểu đội do Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Trong số 34 cán bộ, chiến sĩ thì có 29 người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo Hoài Thanh (VNE)
Trưng bày 'mộc bản Hoàng Sa - Trường Sa' ở Đà Lạt
Chín phiên bản mộc bản thể hiện chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lần đầu tiên được trưng bày.
Trung tâm lưu trữ quốc gia 4 ở biệt phủ Trần Lệ Xuân, số 2 Yết Kiêu, TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đang triển lãm hơn 100 tài liệu, hiện vật, bản đồ... với chủ đề: "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý".
Một góc triển lãm, trưng bày các phiên bản mộc bản triều Nguyễn khắc về Hoàng Sa, Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Đông.
Trong số này, lần đầu tiên 9 phiên bản mộc bản (tài liệu khắc trên gỗ) được trưng bày với đầy đủ chi tiết khắc về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cụ thể, hai mộc bản ghi phía đông của tỉnh Quảng Ngãi có đảo Hoành Sa - tức đảo Hoàng Sa; và đảo Hoàng Sa ở phía đông cù lao Ré. Trong đảo có bãi cát vàng kéo dài không biết mấy nghìn dặm, tục gọi là bãi Vạn lý Trường Sa.
Một mộc bản ghi ở ngoài biển thuộc về xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 130 bãi cát kéo dài mấy nghìn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa. Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người, lấy dân xã An Vĩnh xung vào.
Ba mộc bản ghi nhiều nội dung về việc vua Gia Long lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai chiêu mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa, năm 1803; sai đội Hoàng Sa là Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò, đo đạc thủy trình, năm 1815; sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra đảo Hoàng Sa để thăm dò, đo đạc thủy trình, năm 1816.
Ba mộc bản còn lại là nội dung vua Minh Mạng cho dựng đền thờ thần ở đảo Hoàng Sa tỉnh Quảng Ngãi, năm 1835; sai Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đi đo đạc, vẽ bản đồ đảo Hoàng Sa, năm 1836; và chuẩn y lời tâu xin phái người đến Hoàng Sa đo đạc, vẽ bản đồ, năm 1836.
Ông Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia 4, cho biết những tài liệu mộc bản này rất có giá trị trong việc khẳng định và đấu tranh chủ quyền. Trước đây các tài liệu nằm trong phần thư tịch cổ; còn lần này đã xác định rõ ràng nội dung liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.
Phiên bản mộc bản kèm đầy đủ chi tiết khắc về Hoàng Sa, Trường Sa được trưng bày. Ảnh: Nguyễn Đông.
Những mộc bản trên từng được lưu giữ tại cố đô Huế, và được chuyển lên Đà Lạt bằng đường tàu lửa vào năm 1960. "Chính quyền Ngô Đình Diệm cho chuyển nhiều tài liệu, trong đó có mộc bản từ Huế lên Đà Lạt để bảo quản, lưu trữ vì lúc đó Huế gần vĩ tuyến 17-vùng chiến sự ác liệt, khí hậu ở Huế cũng khắc nghiệt hơn ở Đà Lạt, thường có lũ lụt", ông Hùng nói.
Năm 2009, mộc bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới. Trung tâm lưu trữ quốc gia 4 đang bảo quản nghiêm ngặt 34.619 tấm, với 55.320 mặt khắc tài liệu mộc bản.
Các tài liệu, bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa lần đầu được in ra phim, chiếu trên kính để trưng bày cho người dân và du khách. Ảnh: Nguyễn Đông.
Đây là lần đầu tiên Trung tâm lưu trữ quốc gia 4 trưng bày tài liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng chất liệu in ra phim, chiếu trên kính.
"Khi trưng bày trên chất liệu này, mỗi bức ảnh, tài liệu, bản đồ như một màn hình tivi, rõ rệt hơn nhiều so với cách trưng bày đóng khung kính thông thường", ông Hùng cho biết.
Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 1/2018.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Lâm Đồng: Lật thuyền trên sông, 5 người chết và mất tích Đi hái măng, 7 người đi trên xuồng bị lật, 2 người may mắn thoát chết bơi được vào bờ. Đến chiều tối 13.7, lực lượng chức năng mới tìm thấy 1 thi thể, 4 người khác còn mất tích. Tối 13.7, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & Cứu hộ cứu nạn (Công an tỉnh Lâm Đồng) cho biết, mới tìm...