Người cung cấp thông tin cho FBI bị truy tố tội khai man về Tổng thống Joe Biden
Alexander Smirnov, một người từng cung cấp thông tin cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ ( FBI), đã bị buộc tội nói dối về cáo buộc Tổng thống Joe Biden và con trai ông là Hunter Biden tham gia vào các giao dịch kinh doanh với Công ty năng lượng Burisma của Ukraine.
Trong tuyên bố, Công tố viên đặc biệt David Weiss ngày 16/2 cho biết bồi thẩm đoàn liên bang đã đồng ý truy tố Alexander Smirnov, 43 tuổi, về tội khai man và “tạo ra một hồ sơ giả và bịa đặt” liên quan đến cuộc điều tra của FBI.
Theo cáo trạng, vai trò của Công ty Burisma và ông Hunter Biden tại công ty đã được xem xét kỹ lưỡng sau những cáo buộc chưa được chứng minh từ cựu Tổng thống Donald Trump và các thành viên khác của đảng Cộng hòa rằng Tổng thống Joe Biden đã cố gắng giúp đỡ một cách không chính đáng đối với các hoạt động kinh doanh của con trai ông tại Ukraine. Nhà Trắng đã bác bỏ những cáo buộc này.
Ông Hunter Biden là thành viên Hội đồng quản trị công ty Burisma từ năm 2014 – 2019. Trong thời gian này, ông Joe Biden là Phó Tổng thống Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Bản cáo trạng cũng cho biết trong năm 2020, ông Smirnov đã đưa ra những thông tin sai sự thật khi kể lại hai cuộc họp trong năm 2015 hoặc 2016, trong đó các giám đốc điều hành của Burisma nói với ông rằng họ đã thuê ông Hunter Biden để “bảo vệ họ trước mọi vấn đề, thông qua người cha của ông ấy”. Ngoài ra, bản cáo trạng cho biết Smirnov cũng khai man rằng các giám đốc điều hành của Công ty Burisma đã trả cho ông Joe Biden khi còn là Phó Tổng thống Mỹ và con trai Hunter Biden mỗi người 5 triệu USD vào năm 2015 và 2016.
Bản cáo trạng được công bố ngày 15/2 đã giáng đòn mạnh vào những cáo buộc của đảng Cộng hòa rằng Tổng thống Biden, thuộc đảng Dân chủ, đã hưởng lợi từ công việc kinh doanh của con trai ông ở Ukraine.
Video đang HOT
Smirnov đã bị bắt hôm 14/2 tại sân bay quốc tế Harry Reid ở Las Vegas, bang Nevada, sau khi người này từ nước ngoài trở về Mỹ. Nếu bị kết tội, Smirnov sẽ phải đối mặt với mức án tối đa là 25 năm tù.
Lý do Tổng thống Biden và ông Mike Pence cũng giữ tài liệu mật nhưng không bị truy tố
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trên mạng xã hội rằng ông bị truy tố vì xử lý sai các tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng.
Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden và cựu Phó Tổng thống Mike Pence cũng từng bị phát hiện cất giữ tài liệu mật. Vậy lý do nào khiến hai nhân vật này tránh được nguy cơ bị truy tố?
Cựu Tổng thống Trump tự thông báo về việc bị truy tố
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại thành phố New York, ngày 10/8/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN
Hãng thông tấn AP (Mỹ) dẫn nội dung cựu Tổng thống Trump đăng lên mạng xã hội: "Tôi đã được triệu tập trình diện tại Tòa án Liên bang ở Miami vào ngày 6/6. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng điều đó lại có thể xảy ra với một cựu Tổng thống Mỹ".
Cựu Tổng thống Trump phải đối mặt với 7 tội danh liên quan đến cuộc điều tra. Bộ Tư pháp Mỹ chưa đưa ra thông báo chính thức về thông tin này. Nếu việc truy tố này là sự thật thì nó sẽ đánh dấu mốc lần đầu tiên một ông chủ Nhà Trắng, cả đương nhiệm và đã rời nhiệm sở, phải đối mặt với cáo buộc liên bang.
Cục Quản lý Hồ sơ và Văn khố Quốc gia Mỹ vào mùa Xuân năm 2021 đã liên lạc với các đại diện của cựu Tổng thống Trump do họ phát hiện tài liệu quan trọng từ thời ông còn đương chức đã "mất tích".
Theo Đạo luật Hồ sơ Tổng thống năm 1978, các tài liệu của Nhà Trắng được coi là tài sản của chính phủ Mỹ và phải được bảo quản.
Một đại diện của cựu Tổng thống Trump vào tháng 12/2021 nói với Cục Quản lý Hồ sơ và Văn khố Quốc gia rằng tài liệu đã được tìm thấy tại tư gia Mar-a-Lago của ông Trump ở Palm Beach, bang Florida. Vào tháng 1/2022, Cục Quản lý Hồ sơ và Văn khố Quốc gia đã thu hồi 15 hộp tài liệu từ Mar-a-Lago và sau đó xác nhận với các quan chức Bộ Tư pháp rằng chúng chứa "rất nhiều" tài liệu mật.
Tháng 5/2022, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Bộ Tư pháp đã ban hành trát hầu tòa để xử lý các tài liệu mật còn lại thuộc sở hữu của ông Trump. Các nhà điều tra đến Mar-a-Lago vài tuần sau đó để thu thập hồ sơ và đã được cung cấp khoảng ba chục tài liệu.
Các quan chức liên bang đã quay trở lại Mar-a-Lago vào tháng 8/2022 với lệnh khám xét và thu giữ 33 hộp, thùng chứa tổng cộng 11.000 tài liệu, trong đó có 100 tài liệu mật.
Tổng cộng, khoảng 300 tài liệu được đánh dấu mật, trong đó có một số tài liệu ở cấp tuyệt mật, đã được thu hồi từ cựu Tổng thống Trump kể từ khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1/2021.
Năm 2022, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Merrick Garland đã chọn Jack Smith, một công tố viên kỳ cựu dẫn đầu các cuộc điều tra về việc ông Trump cất giữ tài liệu mật tại tư gia ở Florida.
Vào tháng 4, ông Trump đã trình diện tại Tòa án New York và trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên bị truy tố hình sự. Tại tòa, ông Trump đã bị cáo buộc tổng cộng 34 tội danh, tố cáo ông và những người khác đã vi phạm quy định bầu cử khi tìm cách ngăn chặn việc xuất bản thông tin tiêu cực về ông trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm 2016.
Vụ việc tương tự với Tổng thống Biden và ông Pence
Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc họp báo ngày 11/4 /2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào tháng 1 vừa qua, luật sư của cựu Phó Tổng thống Mike Pence đã phát hiện khoảng một chục tài liệu mật tại nhà của ông Pence ở bang Indiana. Ông Pence đã nộp lại số tài liệu tìm thấy tại nhà cho FBI. Theo kênh CNN (Mỹ), FBI và Bộ Tư pháp đã tiến hành xem xét các tài liệu và việc chúng xuất hiện tại nhà riêng của ông Pence.
Trong khi đó, vào hôm 11/1, các luật sư của Tổng thống Biden đã tìm thấy tài liệu được đóng dấu mật tại nhà riêng của ông ở thành phố Wilmington, bang Delaware. Vì những luật sư này không có giấy phép an ninh cần thiết để đọc tài liệu nên họ đã thông báo cho Bộ Tư pháp Mỹ. Trước đó, vào tháng 11/2022, tài liệu mật khác đã được tìm thấy tại văn phòng cũ của ông Biden ở Trung tâm Penn Biden ở thủ đô Washington D.C.
Nhà riêng của cựu Phó Tổng thống Pence tại Carmel, Indiana. Ảnh: CNN
Điểm chung trong trường hợp của Tổng thống Biden và ông Pence là sau khi các tài liệu mật được tìm thấy, luật sư của họ đã thông báo cho chính quyền và nhanh chóng thu xếp để bàn giao chúng. Họ cũng ủy quyền cho các cuộc khám xét của chính quyền liên bang để tìm tìm kiếm thêm các tài liệu.
Không có dấu hiệu cho thấy họ biết về sự tồn tại của các hồ sơ trước khi chúng được tìm thấy. Bên cạnh đó, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy Tổng thống Biden hoặc ông Pence tìm cách che giấu việc phát hiện tài liệu mật này. Điều đó rất quan trọng vì Bộ Tư pháp trước khi quyết định truy tố hình sự thường xem xét xem liệu có sự cố ý hay không.
Vào đầu năm nay, một cố vấn đặc biệt đã được chỉ định để điều tra việc các tài liệu mật xuất hiện ở nhà và văn phòng cũ của Tổng thống Biden. Nhưng ngay cả khi Bộ Tư pháp xác định trường hợp của Tổng thống Biden có thể bị truy tố dựa trên bằng chứng, thì Văn phòng Cố vấn Pháp lý của Bộ Tư pháp đã kết luận rằng tổng thống không thể bị truy tố trong thời gian tại vị.
Trong trường hợp của cựu Phó Tổng thống Pence, Bộ Tư pháp đã thông báo cho nhóm pháp lý của ông vào đầu tháng này rằng họ sẽ không truy tố hình sự về việc ông xử lý các tài liệu.
Lần đầu tiên con Tổng thống Mỹ bị truy tố Ông Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden, bị truy tố liên quan cáo buộc sai phạm khi mua súng. Đài CNN ngày 15.9 đưa tin ông Hunter Biden (53 tuổi), con trai Tổng thống Mỹ Joe Biden, vừa bị công tố viên đặc biệt David Weiss truy tố, liên quan việc mua 1 khẩu súng vào năm 2018. Ông Hunter Biden...