Người Cộng hòa Mỹ hân hoan mừng chiến thắng
Tối ngày 4/11, dòng người kéo đến Tòa nhà kỷ niệm College Football, Atlanta thuộc bang Georgia, Mỹ, mỗi lúc thêm đông, để mừng chiến thắng của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ.
Carolyn Rawlins cùng bạn tại buổi tiệc của đảng Cộng hòa. Ảnh: Việt Anh.
Trong căn phòng có sức chứa đến vài trăm người, người ủng hộ phe Cộng hòa trang trí những chùm bóng bay nhiều màu sắc mang dòng chữ “Deal – Real”, một khẩu hiệu ủng hộ cho đương kim thống đốc bang Nathan Deal.
Trên bục chính có dòng chữ “Keep Georgia #1″ (Hãy để Georgia giữ vững vị trí số 1) và một màn hình cỡ đại chiếu tường thuật trực tiếp kết quả bầu cử ở các bang khác. Đám đông chốc lát lại ồ lên khi các ứng viên của đảng Cộng hòa dẫn trước đối thủ của đảng Dân chủ với khoảng cách đáng kể, trong cuộc đua vào Thượng viện.
Trò chuyện với VnExpress, Carolyn Rawlins, một người ủng hộ phe Cộng hòa, nói cô chỉ quan tâm đến cuộc đua vào vị trí thống đốc bang Georgia, chứ không chú ý nhiều đến ghế ở Thượng viện. Cô mong ông Nathan Deal đánh bại đối thủ của đảng Dân chủ. Lý do theo cô là “để giữ Georgia là bang đứng vị trí số một về việc làm, tăng trưởng kinh tế”. Cô cũng muốn ông Deal tạo thêm thuận lợi cho các sinh viên ở các trường đại học và có thêm các chương trình học bổng.
Tại bang Georgia, Thống đốc bang Deal, 72 tuổi, chạy đua với ứng viên Jason Carter của phe Dân chủ, 39 tuổi. Jason là cháu của cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter.
Ở cuộc đua vào Thượng viện, ứng viên của đảng Cộng hòa là David Perdue cạnh tranh với bà Michelle Nunn của đảng Dân chủ.
Video đang HOT
Các khách mời của đảng Dân chủ thưởng thức tiệc miễn phí. Ảnh: Việt Anh.
Cùng thời điểm đó, tại tòa nhà Hyatt Regency Atlanta, đảng Dân chủ cũng tổ chức tiệc chờ đón kết quả bầu cử. Từ lối vào, mọi người có thể thấy những thông điệp rõ ràng với tên của Jason Carter in trên những chùm bóng bay màu xanh, và bảng tên của Michelle Nunn khắp nơi. Những người tham dự cũng được phát đề can mang tên hai ứng viên để dán lên tay. Không khí tại tòa nhà Hyatt dường như trầm lắng hơn khi kết quả bầu của các bang cho thấy phe Cộng hòa đang dẫn trước.
Trong khi chờ kết quả cuối cùng, hầu hết mọi người đều kéo đến khu ăn uống. Tiệc ở đây miễn phí, trừ các loại đồ uống có giá từ 6 đến 11 USD. Trong khi đó, tại tiệc mừng của phe Cộng hòa, đồ ăn có giá khoảng 10 USD một suất, chưa kể đồ uống.
Kết quả bầu cử giữa kỳ của Mỹ lúc nửa đêm cho thấy đảng Cộng hòa chiến thắng, giành quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ.
Tại điểm bầu cử của hạt Cobb, Georgia, anh Valeriano Serrao-Ilha, một người làm trong ngành xây dựng, cho biết anh bầu cho các ứng viên của đảng Dân chủ “vì đảng này có tầm nhìn rộng hơn, quan tâm đến nhiều vấn đề mang tính toàn cầu hơn”. Là người gốc Brazil vừa được công nhận tư cách công dân Mỹ, Serrao-Ilha hy vọng việc anh bỏ phiếu cho đảng Dân chủ sẽ góp phần giúp cải tiến thủ tục nhập cư, để anh có thể đón vợ và con gái sang Mỹ đoàn tụ vào năm sau.
Giáo sư Alan Abramowitz, chuyên gia về Khoa học Chính trị tại Đại học Emory nhận xét rằng việc phe Cộng hòa và Dân chủ thay nhau nắm quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ mang tính chu kỳ. Ông dự đoán phe Dân chủ có thể giành lại các ghế trong Thượng viện vào năm 2016.
Việt An
Từ Georgia, Mỹ
Bầu cử giữa kỳ Mỹ 2014: Obama sẽ mất Thượng viện?
Người dân Mỹ sẽ đi bỏ phiếu vào 4/11 để bầu một Quốc hội mới. Kết quả sẽ ảnh hưởng quan trọng tới 2 năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama.
Theo một cách nhìn, cuộc bầu cử giữa kỳ 2014 là cuộc vận động mang tính quyết định của ông Barack Obama, cũng như đảng Dân chủ nhằm mục tiêu hướng tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016. Đây cũng là cuộc bầu cử giữa kỳ tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ với tổng chi phí đầu tư lên đến gần 4 tỷ USD.
Bầu cử giữa kỳ và bầu cử Tổng thống
Cứ hai năm một lần, Mỹ tổ chức một "cuộc bầu cử toàn quốc". Khi cuộc bầu cử xảy ra ở giữa nhiệm kỳ của một vị Tổng thống thì được gọi là "bầu cử giữa kỳ". Cuộc bầu cử trùng với cuộc bầu cử Tổng thống, thì gọi là "bầu cử thưòng kỳ 4 năm".
Tổng thống Obama dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc bầu cử giữa kỳ
Vì nhiệm kỳ cuả một dân biểu Hạ viện là 2 năm, cho nên tất cả 435 ghế Hạ viện sẽ được bầu lại. Về phần Thượng viện, nhiệm kỳ của một Thượng nghị sĩ là 6 năm, nghĩa là mỗi 2 năm người ta bầu lại 1/3 Thượng viện, tức là 33 ghế. Song song với việc bầu cử ở cấp liên bang, ở cấp tiểu bang cũng sẽ có bầu cử 36 Thống đốc bang và 3 vùng lãnh thổ. Cuộc bầu cử này không mang tính quyết định đối với cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2016, nhưng là cuộc đua "sống còn" với chính sách của các đảng, từ vấn đề nạo phá thai cho đến dự thảo luật đóng cửa nhà tù Guantanamo hay hợp thức hóa dân nhập cư...
Đối với tất cả các vị Tổng thống, giữa nhiệm kỳ thứ hai thường là thời gian khó khăn, khi hóa ra là những lời hứa không được thực hiện đến 1/4. Theo dữ liệu khảo sát gần đây, mức độ tín nhiệm Tổng thống Obama đã giảm xuống còn 41,5%. Thấp hơn thế, trước đó chỉ có ông George W. Bush với 39%.
Cho dù không mang tính quyết định song kết quả bầu cử giữa kỳ tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ bởi đảng thắng cử sẽ bồi dưỡng những ứng viên nuôi mộng làm ông chủ Nhà Trắng. Đây cũng là cơ hội cho đảng thắng cuộc xét duyệt lại lập trường, quan điểm chính trị của mình, điều chỉnh đường lối hoạt động, kế hoạch tranh cử.
"Cuộc thi lại" của ông Obama
Ở cuộc bầu cử giữa kỳ lần này, vị Tổng Thống đương nhiệm Barack Obama đang có uy tín chính trị khá thấp, chỉ có hơn 40% cử tri tán thành đường lối hoạt động của ông. Người ta sẽ bầu chọn Quốc hội, nhưng đánh giá thực chất lại là dành cho ông Obama. Đây không phải chuyện tốt lành, mà giống như "cuộc thi lại".
Những nỗi lo về thị trường lao động và tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tạm thời được gác, nhưng thay vào đó, dịch Ebola và chiến dịch không kích chống nhóm vũ trang Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria lại nổi lên là 2 vấn đề được cử tri Mỹ quan tâm. Bài viết "Nỗi lo bầu cử giữa kỳ 2014" của tác giả David Catenist trên US.News đã nhận định 2 vấn đề đang nổi lên này là sự thất bại của ông Obama, khiến người ta hoài nghi về năng lực của Tổng thống. Thăm dò online của US.News hôm 31/10, cho thấy 51,2% trong số 600 người tham gia, bày tỏ lo ngại khủng bố có khả năng đến Mỹ; còn 41% hoài nghi về cách đối phó của chính phủ với Ebola.
7 tiểu bang ảnh hưởng lớn đến kết quả
Telegraph nhận định Kentucky, Alaska, Iowa, Lousiana, Colorado, Bắc Carolina, Kansas... là các tiểu bang có tỷ lệ ủng hộ biến động khó lường. Dự báo nếu như ứng viên đảng Cộng hòa tại bang Kentucky giành chiến thắng trước ứng viên đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ, đảng Cộng hòa sẽ nắm quyền kiểm soát Thượng viện.
Theo các kết quả thăm dò dư luận, đảng Cộng hòa nhiều khả năng giữ được quyền kiểm soát Hạ viện, nơi họ đang có 233 ghế so với 199 ghế của đảng Dân chủ. Tại Thượng viện, đảng nào chiếm được 51 ghế sẽ nắm quyền chi phối. Hiện đảng Dân chủ nắm giữ 53 ghế, đảng Cộng hòa 45 ghế cộng với 2 ghế độc lập.
Theo khảo sát của Gallup, trong cuộc bầu cử giữa kỳ lần này, đảng Cộng hòa có tới 68% cơ hội "lấy" Thượng viện. Dự báo khả năng đảng Cộng hòa sẽ nắm 52 ghế trong cuộc bầu cử. Tại Hạ viện, sẽ có một nhóm gồm 6-8 các Hạ nghị sĩ của đảng Trà khả năng được bầu vào Hạ viện lần này, sẽ là thách thức đối với chính sách của ông Obama.
Ngoài các ghế tại lưỡng viện Quốc hội còn có 36/50 ghế Thống đốc bang phải bầu lại. Đảng Cộng hòa hiện nắm 29 ghế Thống đốc bang so với 21 ghế của đảng Dân chủ. Đảng nào giành được nhiều ghế Thống đốc bang trong ngày 4/11 sẽ nắm quyền "điều binh khiển tướng" trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016 bầu chọn tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Thăm dò dư luận mới nhất cho thấy, hiện tại, đảng Cộng hòa hầu như chắc chắn 4 ghế đại diện bang Arkansas, Montana, Nam Dakota, Tây Virginia. Còn đảng Dân chủ chỉ phần nào an tâm với sự ủng hộ tại các bang Georgia, Illinois, Colorado - các bang có 39% cử tri Dân chủ so với chưa đầy 30% cử tri Cộng hòa, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu sớm năm 2014 lại đông hơn và những người đi bỏ phiếu sớm thường là cử tri của đảng Dân chủ.
Trong một dự báo khác, không loại trừ khả năng một số ghế sẽ phải bỏ phiếu vòng hai mới phân được thắng bại. Do cuộc đua tại một số bang khá quyết liệt và sự cách biệt giữa các ứng cử viên của hai đảng không lớn, nên hiện vẫn tồn tại khả năng kết quả bầu cử Thượng viện phải tới đầu năm 2015 mới được phân định.
Theo VOV
Cử tri Mỹ đặt niềm tin vào Cộng hòa hay Dân chủ? Mệt mỏi chứng kiến tình trạng đấu đá đảng phái dẫn tới bế tắc suốt hai năm qua kể từ cuộc tổng tuyển cử năm 2012, hơn 100 triệu cử tri Mỹ tham gia cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào ngày 4/11 tới vẫn băn khoăn với câu hỏi "đặt niềm tin vào đảng nào, Cộng hòa hay Dân chủ"? Chính trường...