Người con duy nhất còn sống của ông Kennedy làm đại sứ Mỹ tại Nhật
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 24/7 đã đề cử bà Caroline Kennedy, con gái cố Tổng thống John F. Kennedy, làm đại sứ Mỹ tại Nhật Bản.
Bà Kennedy là người con còn sống duy nhất của cố Tổng thống John F. Kennedy.
Nếu được thượng viện phê chuẩn, bà Caroline Kennedy sẽ là phụ nữ đầu tiên làm đại sứ Mỹ tại Nhật Bản, một đồng minh quan trọng của Washington ở châu Á.
Bà Kennedy, một luật sư được đào tạo bài bản, từng là người ủng hộ quan trọng của ông Obama trong các cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 và 2012, nhưng hầu như không tham gia đời sống chính trị.
Bà Kennedy là người con còn sống duy nhất của cố Tổng thống John F. Kennedy, người bị ám sát năm 1963, và cựu đệ nhất phu nhân Jacqueline Bouvier Kennedy.
Nữ luật sư 55 tuổi từng hoạt động tại nhiều tổ chức phi lợi nhuận và hỗ trợ tích cực cho các chính trị gia đảng Dân chủ. Tuy nhiên, không giống các thành viên khác trong gia tộc Kennedy, bà không chạy đua vào các chức vụ công.
Video đang HOT
Hồi năm 2009, bà Kennedy từng cân nhắc chạy đua vào thượng viện để thế chân bà Hillary Clinton, người sau đó trở thành Ngoại trưởng Mỹ, nhưng rồi lại từ bỏ ý định vì các lý do cá nhân.
Bà Kennedy từng ủng hộ ông Obama trong chiến dịch tranh cử năm 2008, lần hiếm hoi bà công khai ủng hộ một ứng viên tổng thổng, ngoài người bác Ted Kennedy vào năm 1980.
Vị trí đại sứ Mỹ tại Nhật có thể là chức vụ công cao nhất của bà Kennedy cho tới nay.
Nếu được phê chuẩn, bà Kennedy sẽ thay thế ông John Roos, cựu luật sư giàu có từ thung lũng Silicon và là nhà gây quỹ hàng đầu của Obama.
Theo Dantri
Ông Obama: Ánh hào quang nhạt nhòa
So với chuyến thăm Berlin cách đây 5 năm, sự nồng nhiệt của người Đức đối với tổng thống Mỹ Obama đã giảm đi đáng kể.
Sau khi dự Hội nghị Thượng đỉnh khối G8 ở Bắc Ireland, Tổng thống Obama đã đến thăm Berlin. Tại đây ông đã kêu gọi Nga cắt giảm một phần ba kho vũ khí hạt nhân chiến lược.
Động thái này hoàn toàn phù hợp với truyền thống đã hình thành từ nửa thế kỷ trước - khi phát biểu tại cổng Brandenburg, các Tổng thống Mỹ thường đưa ra những tuyên bố có tính chất toàn cầu.
Đúng 50 năm trước, vào ngày 26/6/1963, Tổng thống John Kennedy đã phát biểu bằng tiếng Đức câu nói nổi tiếng: "Ich bin ein Berliner" (Tôi là người Berlin") để tỏ tình đoàn kết với người dân thành phố bị chia đôi vào thời khắc cuộc "chiến tranh lạnh" lên tới đỉnh điểm. Đến năm 1967, Tổng thống Donald Regan kêu gọi: "Ngài Gorbachov, Ngài hãy phá huỷ bức tường ngăn đôi Berlin đi!".
Chắc hẳn Tổng thống Obama cũng rất muốn gây được ấn tượng như những người tiền nhiệm, nhưng ông đã không thành công. Đơn giản bởi vì Berlin đã lạnh nhạt với ông.
Chuyến đi thăm Berlin lần trước của ông cách đây 5 năm có tới hơn 200 nghìn người Đức đến nghe ông phát biểu tại cổng Brandenburg. Vị Thượng Nghị sĩ trẻ và đồng thời là ứng viên Tổng thống Mỹ được người dân Đức đón tiếp như một Đấng Cứu thế.
Người ta kỳ vọng ông sẽ thực hiện những thay đổi to lớn trong chính sách không chỉ ở Mỹ mà cả trên phạm vi toàn cầu. Chính là trong bối cảnh đó mà sau khi đắc cử Tổng thống được một năm, ông Obama đã được trao giải Nobel Hoà bình. Nhưng rồi niềm hứng khởi của người Đức nói riêng và người châu Âu nói chung đối với ông đã giảm đi đáng kể.
Tổng thống Obama ở Berlin năm 2013
Giờ đây, theo báo chí châu Âu, người Đức vẫn còn giữ thiện cảm với ông nhưng tâm trạng hân hoan phấn chấn như vào năm 2008 không còn nữa. Tờ báo Anh The Daily Telegraph nhận xét rằng nếu cách đây 5 năm ông Obama được chào đón như một "ngôi sao nhạc rock" thì giờ đây ông bị coi là "một nhân vật đã nhạt nhoà, đã mệt mỏi". Còn tờ Daily Mail cho biết lần này chỉ có khoảng 6.000 người có giấy mời đến nghe ông phát biểu tại cổng Brandenburg, tức là chỉ bằng 3% so với 5 năm trước.
Nhưng không chỉ người Đức mà cả người châu Âu cũng không còn thấy ông trong ánh hào quang như trước. Theo các nhà phân tích, đó là vì người châu Âu đã thất vọng về ông.
Tờ The New York Times cho rằng người châu Âu không thích khi thấy những mối quan tâm của Mỹ chẳng thay đổi gì từ đời Tổng thống này đến đời Tổng thống khác. Nói cách khác, những kỳ vọng về sự thay đổi mà người châu Âu đặt vào ông Obama đã không được đáp ứng. Cách đây 5 năm, người châu Âu so sánh ông với Tổng thống John Kennedy, mệnh danh ông là "Kennedy mới".
Họ còn so sánh ông với Tổng thống George Bush theo hướng đặt ông cao hơn George Bush, coi ông là nhà chính khách "tiến bộ" hơn George Bush. Nhưng giờ đây họ gọi ông là George Obama, hàm ý ông chẳng hơn gì người tiền nhiệm của ông.
Vụ rò rỉ thông tin gần đây về việc Cơ quan tình báo Mỹ ngầm theo dõi không chỉ công dân Mỹ đã giáng một đòn mạnh vào hình ảnh của ông Obama và Chính phủ của ông. Đấy là chưa kể những vấn đề nổi cộm trong nội bộ nước Mỹ như chính sách thuế, chính sách nhập cư, nạn thất nghiệp,
Theo 24h
Obama lặp lại lịch sử trong nắng nóng Berlin Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa có bài phát biểu lịch sử trước cổng Branderburg ở thủ đô nước Đức, 50 năm sau bài diễn văn của người tiền nhiệm John F. Kennedy. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua phát biểu tại phía đông của cổng Brandenburg, nơi từng là một phần ranh giới chia cắt hai phía đông và tây của...