Người có uy tín góp phần to lớn trong xây dựng tiềm lực quốc phòng, bảo vệ tổ quốc
Chiêu 7-5, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề “Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số” (DTTS).
Đồng chí Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch-Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Thanh Thuận
Dự hội thảo có đồng chí Điểu K’ré, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 24 và Chỉ thị 45; đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch-Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc …
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, MTTQ đã có nhiều chủ trương chính sách mới, nhiều văn bản hướng dẫn để thực hiện và phát huy vai trò của người uy tín trong toàn hệ thống chính trị.
Đồng chí Phó Chủ tịch-Tổng thư ký của Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam nhấn mạnh, người có uy tín thực sự là cầu nối quan trọng giúp các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam báo cáo đề dẫn hôi thao. Ảnh: Thanh Thuận
Trong báo cáo đề dẫn, đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định, Mặt trận các tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống đã tăng cường công tác phối hợp với chính quyền; phối hợp với các ngành Dân tộc, Dân vận, Biên phòng, Công an…nhằm phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào các dân tộc, tạo điều kiện để người có uy tín phát huy vai trò của bản thân và gia đình , tiên phong đi đầu, tích cực vận động cộng đồng thực hiện các cuộc vận động, các phong trào…Đồng thời, Mặt trận các cấp đã luôn quan tâm, động viên người có uy tín trong các dịp lễ, tết, ốm đau…, lắng nghe những tâm tư, đề xuất, kiến nghị của đồng bào.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh, thời gian qua, việc triển khai thực hiện chính sách đối với người có uy tín vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác phát huy vai trò người có uy tín nên chưa quan tâm chỉ đạo, phân công quản lý, phân cấp vận động người có uy tín. Công tác vận động người có uy tín còn chồng chéo, chưa phân công rõ quyền lợi và tránh nhiệm của người có uy tín, chưa chú trọng công tác bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho đội ngũ người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng…
Video đang HOT
Toan canh hôi thao. Ảnh: Thanh Thuận
Nhằm phát huy vai trò của người có uy tín trong thưc hiên công tac “dân vân kheo” cua Ban dân vân cac câp ơ vung đông bao DTTS, ông Đào Đoan Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc, Ban Dân vận Trung ương đề xuất, cần bồi dưỡng và phát huy vai trò, ảnh hưởng của người có uy tín trong cộng đồng DTTS theo các tiêu chí, tiêu chuẩn, năng lực sở trường. Quy trình lựa chọn, thành phần cơ cấu dân tộc theo lĩnh vực, phạm vi và mức độ ảnh hưởng. Cần phân định cấp độ quản lý, mức độ, phạm vi ảnh hưởng của người có uy tín để có cơ chế phát huy vai trò của họ một cách phù hợp, hiệu quả.
Cần có sự đầu tư nguồn lực tương xứng với tính chất, đặc điểm từng loại mô hình, gắn kết chặt chẽ với chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh quốc gia và cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để bảo tồn, phát huy, nhân rộng các mô hình mang bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế vùng và hội nhập quốc tế.
Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Thanh Thuận
Trong tham luận tại hội thảo, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đánh giá cao vai trò quan trọng của người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở nước ta. Đồng chí Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, tiếng nói của những người có uy tín luôn được tôn trọng, được dân làng và con cháu làm theo. Vì vậy, trong công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục đồng bào, nếu cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị, xã hội và cơ quan công tác dân tộc “tranh thủ” được các vị này thì hiệu quả công tác sẽ cao hơn và ngược lại.
Đồng chí Đỗ Văn Chiến cũng đề xuất, người có uy tín trong đồng bào DTTS phải được trang cấp phương tiện nghe, nhìn để tiếp cận thông tin; định kỳ được bồi dưỡng, cung cấp thông tin. Được quan tâm động viên cả vật chất và tinh thần thông qua hoạt động thăm hỏi, tuyên dương, khen thưởng, khám chữa bệnh, tham quan học tập…Những khó khăn, bức xúc của cộng đồng khi có đề nghị của người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ phải được cơ quan và người có trách nhiệm xem xét, nghiêm túc, giải quyết thấu đáo, những việc chưa giải quyết được phải có phản hồi cụ thể, rõ ràng, thuyết phục. Như vậy, tiếng nói của họ mới thật sự đi vào lòng người.
Nhấn mạnh đến công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số thông qua đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín, Thiếu tướng Ngô Thanh Hải, Cục trưởng Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam cho rằng, đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số là cánh tay nối dài giúp lực lượng vũ trang trong tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ý thức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn hoạt động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy vai trò người có uy tín ở vùng đồng bào DTTS không chỉ có ý nghĩa về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội mà còn góp phần to lớn trong xây dựng tiềm lực quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu tướng Ngô Thanh Hải, Cục trưởng Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tham luân tai hôi thao. Ảnh: Thanh Thuận
Thiếu tướng Ngô Thanh Hải cho biết, trong 5 năm qua, các đơn vị Quân đội đã thực hiện gần 2.000 buổi tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh; các tổ đội công tác thường xuyên bám nắm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở địa phương vùng đồng bào DTTS vững mạnh, trọng tâm là nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ Đảng viên…
Để phát huy vai trò của người có uy tín, các đơn vị BĐBP đã cử hàng trăm cán bộ tăng cường cho các xã biên giới, các xã khó khăn, vùng đồng bào DTTS; động viên người tiêu biểu trong đồng bào DTTS tham gia vào Ủy ban MTTQ, Ban chấp hành các tổ chức chính trị-xã hội các cấp; tham gia các phong trào thi đua yêu nước…Thông qua hoạt động thực tiễn, các đơn vị BĐBP đã phát hiện, bồi dưỡng nhiều người có uy tín, tiêu biểu tham gia vào Hội đồng nhân dân các cấp.
Nhiều người có uy tín đã trở thành Đảng viên, là lực lượng nòng cốt giúp chính quyền cơ sở nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị cơ sở. Bên cạnh đó, thông qua những người có uy tín, các đơn vị BĐBP đã phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương tham gia bảo tồn và phát triển di sản văn hóa các dân tộc (đồng bào Rục, Chứt, Brâu…), góp phần cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc.
Thanh Thuận
Theo Bienphong
Nghị quyết về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết số 84/2019/QH14 về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV. TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.
Toàn cảnh phiên bế mạc Quốc hội chiều 14/06/2019. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Quốc hội đã hoàn thành chương trình kỳ họp thứ 7 với các nội dung được xem xét, quyết định như sau:
Thông qua 07 luật: Luât Giáo dục; Luật Kiến trúc; Luật Quản lý thuế; Luật Đầu tư công; Luật Thi hành án hình sự; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.
Cho ý kiến 09 dự án luật: Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật Thư viện; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước; Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Thông qua 10 nghị quyết: Nghị quyết gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019; Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017; Nghị quyết bổ sung một điều vào Nghị quyết số 81/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV; Nghị quyết về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020; Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em"; Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Nghị quyết kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.
Xem xét báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách nhà nước năm 2018 và tình hình triển khai thực hiện những tháng đầu năm 2019; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6 và các báo cáo khác của cơ quan, tổ chức hữu quan theo nội dung, chương trình kỳ họp.
Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao sự chỉ đạo và thực hiện quyết liệt các giải pháp của Chính phủ; tinh thần phấn đấu của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân đã khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức để hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách nhà nước năm 2018 và đạt được những kết quả tích cực trong những tháng đầu năm 2019.
Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương phát huy những mặt tích cực trong thời gian qua, bám sát tình hình thực tế để tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, cac nhom giai phap nêu trong bao cao của Chinh phu và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019. Đồng thời, yêu cầu Chính phủ tiếp tục quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, nhất là Luật Quy hoạch, các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến quy hoạch, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Giải quyết kịp thời các vướng mắc trong và sau quá trình sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy ở các địa phương, việc thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Quyết liệt kiểm soát dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, ổn định sản xuất. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý có hiệu quả các vấn đề gây bức xúc trong xã hội được cử tri và Nhân dân quan tâm.
Giao Chính phủ khẩn trương sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trong đó, cần tăng chế tài, xử phạt nghiêm các trường hợp sử dụng ma túy, rượu, bia, chất kích thích khác khi điều khiển phương tiện giao thông.
Bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ địa phương năm 2018 số tiền 2.433 tỷ đồng theo danh mục kèm theo Tờ trình số 09/TTr-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ. Số kinh phí chưa giải ngân trong năm 2018 được sử dụng hết niên độ ngân sách năm 2019.
Cho phép giải ngân đến hết niên độ ngân sách năm 2019 đối với số kinh phí 196,45 tỷ đồng còn dư đến ngày 31 tháng 01 năm 2018 của dư an đong mơi va sưa chưa nâng câp tàu kiêm ngư theo Nghi quyêt sô 72/2014/QH13 ngày 9/6/2014 cua Quôc hôi đa đươc Thu tương Chinh phu giao cho Bô Nông nghiêp va Phat triên nông thôn.
Bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước (chi thương xuyên) năm 2019 cho tỉnh Hà Tĩnh số tiền 817.346.230 đồng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Canada để thực hiện dự án "Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh".
Quốc hội đã xem xét việc phân bổ dự phòng chung vốn ngân sách trung ương trong nước còn lại của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và dự phòng 10% tại Bộ, ngành, địa phương; một số nội dung liên quan đến việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020.
Giao Chính phủ chịu trách nhiệm rà soát lại danh mục, thủ tục đầu tư, phương án phân bổ, giao vốn bổ sung cho các Bộ, ngành, địa phương và các dự án, trên nguyên tắc bảo đảm cân đối được nguồn ngân sách hằng năm, bố trí được trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, từ điều chỉnh nguồn vốn giữa các dự án theo thẩm quyền (riêng các dự án quan trọng quốc gia phải báo cáo Quốc hội) và nguồn tăng thu, tiết kiệm chi (nếu có); bảo đảm quản lý, sử dụng vốn hiệu quả, đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội (số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016, số71/2018/QH14 ngày 12/ 11/2018), các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đầu tư công, Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tại các văn bản: số 88/UBTVQH14-TCNS ngày 3/3/2017, số 102/UBTVQH14-TCNS ngày 26/4/2017, số 2167/TTKQH-TCNS ngày 16 tháng 8 năm 2018, số 2712/TB-TTKQH ngày 24/4/2019, số 2740/TB-TTKQH ngày 15/5/2019, số 2850/TB-TTKQH ngày 31/5/2019); khắc phục những hạn chế, bất cập được nêu trong các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội về việc sử dụng nguồn vốn dự phòng đầu tư công; ưu tiên bố trí vốn trả nợ cho các dự án, công trình đã hoàn thành, các dự án đã có trong danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020 đang dở dang còn thiếu vốn, không để nợ đọng xây dựng cơ bản, số còn lại phân bổ cho các dự án mới. Báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2020).
Giao Kiểm toán nhà nước kiểm toán việc thực hiện quy định tại điểm a khoản này và báo cáo kết quả kiểm toán với Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2020).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Kiểm toánnhà nước, các Bộ, ngành, chính quyền các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện có hiệu quả và tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật để sớm đưa luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua đi vào cuộc sống. Nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để hoàn thiện các dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến. Khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 bảo đảm chất lượng, tiến độ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Để công tác Mặt trận ngày càng gần dân, vì lợi ích chính đáng của nhân dân Ngày 24/6, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ XIV (khóa VIII). Hội nghị nhằm sơ kết công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm và thống nhất triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2019. Bí thư Trung ương...