Người Cơ Tu sống bằng du lịch
Những bạn trẻ Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam đã tự mình đánh thức giấc mơ làm du lịch trên chính mảnh đất quê hương.
Tuổi trẻ, niềm tin, khao khát sáng tạo và chinh phục cùng niềm tự hào về vốn quý văn hóa truyền thống như một nguồn động lực giúp họ thêm tự tin trên hành trình mới.
Homestay của “cô Nấm”
Clâu Lanh, cô gái Cơ Tu ở làng Pà Zíh (xã A Ting, huyện Đông Giang, Quảng Nam) – một cô gái nhỏ bé với nước da bánh mật đặc trưng của người vùng cao bắt đầu hiện thực hóa những điều mà mình đã ấp ủ bao năm ngay trên mảnh đất quê hương ở tuổi 30. Những ngày cuối tuần, với cô, giờ đây dày đặc lịch đón đưa khách về với “Nấm homestay”, một dự án khởi nghiệp hoàn toàn mới mẻ của cô gái trẻ Cơ Tu.
Homestay Nấm được thiết kế theo phong cách truyền thống của người Cơ Tu
Không gian lưu trú đậm đặc sắc màu truyền thống của vùng cao, với nhà sàn, mái lá, vách lồ ô và những đoạn đường đất nhỏ xinh dẫn lên sườn đồi, thời gian gần đây trở thành một điểm du lịch mới mẻ và thú vị cho nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. Bên không gian nhà lá, cô chủ Lanh say sưa giới thiệu với những vị khách về làng mình, về tộc người Cơ Tu, về sắc thổ cẩm độc đáo và vũ điệu tâng tung, da dá đắm say của dân làng. Dự án này đã được Lanh ấp ủ từ nhiều năm. Năm 2013, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành báo chí Trường Đại học Khoa học Huế, Lanh về “đầu quân” cho huyện, làm cán bộ văn phòng Huyện ủy.
Năm 2016, ở tuổi 27, cô là đại biểu trẻ tuổi nhất trúng cử vào HĐND huyện. Nhưng không dừng lại ở công việc của một công chức mẫn cán, trong cô gái nhỏ luôn cháy bỏng khát khao làm du lịch, đánh thức một tiềm năng từ chính vốn quý văn hóa của đồng bào Cơ Tu.
“Đó vừa là cách để quảng bá về bản sắc văn hóa của dân tộc mình, quê hương mình, vừa biến giá trị truyền thống thành một hướng khởi nghiệp mới, hiệu quả và bền vững. Mình phải bắt tay vào làm, thì sau đó, mới có nhiều hơn những điểm như thế này, câu chuyện làm du lịch mới trở thành hiện thực. Mình vay vốn, nhờ gia đình giúp thêm sức, rồi dân làng cũng sẵn sàng chung tay hỗ trợ”, Lanh chia sẻ.
“Nấm Homestay” được đặt tên theo biệt danh của cô. 4 căn phòng lưu trú nằm trên ngọn đồi nhỏ có tên Ra Ê được thiết kế khá đẹp mắt, dù hoàn toàn bằng những vật liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường.
Lanh đã tính toán từng chút một để vừa giữ kiến trúc truyền thống, vừa bố trí không gian hợp lý phục vụ cho việc lưu trú, xung quanh là những khóm cây ăn trái và mây rừng được trồng theo hàng từ khi dự án mới đưa vào hoạt động, trông khá độc đáo và ấn tượng. Lanh cho hay, bây giờ, khi khách đã biết đến nhiều hơn, ghé chân nhiều hơn, cô đã và đang tính đến việc đầu tư thêm một số hạng mục mới.
Đồng thời, cô gái cũng đã tự kết nối theo tour khép kín, từ không gian vui chơi giải trí, cho đến khu dã ngoại thác nước, lòng hồ thủy điện và vườn cây ăn trái. “Khách đến với “Nấm homestay”, ngoài việc lưu trú tại không gian nhà sàn truyền thống và tham quan, trải nghiệm theo các tour sinh thái, còn có cơ hội thưởng thức các món ẩm thực đặc sản của đồng bào Cơ Tu mang hương vị núi rừng, như cơm lam, thịt khô gác bếp, gà tre, ếch núi nướng ống. Đặc biệt, trong những đêm lửa trại, du khách thỏa thích đắm mình trong điệu múa truyền thống của người vùng cao đầy quyến rũ, mê hoặc” – Lanh nói.
Video đang HOT
Tình yêu với núi
Người trẻ ở vùng cao có muôn vàn cách riêng để yêu và trân quý văn hóa của dân tộc mình. Với Pơloong Plênh – cán bộ Phòng Văn hóa – Thể thao huyện Tây Giang (Quảng Nam), niềm tự hào về miền quê núi và bản sắc văn hóa truyền thống giúp anh trở thành người kết nối cho những du khách tìm về với vùng cao. Sau thời gian học tập ở TP Hồ Chí Minh, anh đã kết nối du khách đến với quê mình, giúp đồng bào địa phương hình thành các điểm du lịch văn hóa cộng đồng, phục vụ du khách thăm quan, khám phá và trải nghiệm.
Từ nhu cầu thực tế của du khách, Pơloong Plênh nảy ra ý tưởng tận dụng không gian nhà sàn truyền thống của dân làng để nâng cấp thành các khu lưu trú homestay, vừa có nơi nghỉ ngơi, thư giãn cho du khách, vừa góp thêm thu nhập cho đồng bào địa phương. Nhờ bạn trẻ này, sau gần 1 năm hoạt động, mô hình du lịch cộng đồng ở làng Pơr’ning (xã Lăng, huyện Tây Giang) đã đón hàng nghìn lượt du khách ghé thăm, tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của đồng bào Cơ Tu trên dãy Đông Trường Sơn huyền thoại.
Du khách đặt chân đến nơi này sẽ bước vào Gươl làng truyền thống, được gặp, sống cùng chính đời sống của đồng bào Cơ Tu. Không chỉ trải nghiệm ẩm thực độc đáo của xứ núi, du khách đến với ngôi làng này còn được sống cùng những tập tục độc đáo với đêm trống chiêng, những điệu múa truyền thống, các nhạc cụ, làn điệu dân ca của người Cơ Tu bản địa.
“Làm du lịch, bên cạnh giao lưu, phục vụ nhu cầu trải nghiệm của du khách, chúng tôi cũng mong muốn góp thêm công sức để giới thiệu và quảng bá hình ảnh Cơ Tu, nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu đến với du khách gần xa. Đây cũng là cơ hội để bà con Cơ Tu có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống”, Plênh chia sẻ.
Từ ban đầu là những người bạn quen biết qua mạng xã hội, Plênh thực hiện nhiều chuyến khám phá, trải nghiệm kết hợp công tác thiện nguyện tại các bản làng khó khăn của Tây Giang. Sau những chuyến đi này, Plênh mở rộng các mối quan hệ và kết nối nhiều đoàn lữ hành tìm đến mảnh đất quê hương mình, cùng góp sức hiện thực các dự án du lịch vùng cao. Anh nảy ra nhiều sáng kiến hơn, đưa các mô hình du lịch trải nghiệm đến du khách thông qua các hoạt động văn hóa độc đáo của đồng bào Cơ Tu như đi cà kheo, ném vòng mây, bắn ná, bắt cá, giã gạo… Anh nói, khi đến với làng Cơ Tu, du khách sẽ có thêm cơ hội cùng các nghệ nhân học cách dệt thổ cẩm, làm bánh sừng trâu, nấu cơm lam và các món ẩm thực nướng ống, thọc nhuyễn (za ră)… rất độc đáo.
Những trải nghiệm vừa thú vị, vừa mới mẻ, cộng hưởng với không gian núi rừng xanh mát, hùng vĩ và đầy lạ lẫm đã kích thích sự hứng khởi trong lòng nhiều du khách. Họ hẹn ngày trở lại với vùng cao và cũng chính họ đã lan tỏa thêm cho nhiều người khác nữa về một địa điểm du lịch hoàn toàn khác biệt nhưng thật sự hấp dẫn ở xứ núi Quảng Nam.
Giấc mơ làm du lịch như bừng thức, bằng tuổi trẻ, bằng sáng tạo và tình yêu với quê hương của hai bạn trẻ người Cơ Tu, sẽ có nhiều hơn những cái tên, những địa điểm, để người Cơ Tu ở đất Quảng Nam hiện thực hóa câu chuyện “sống bằng du lịch” của mình.
Hà Anh
Bí ẩn ngôi làng 10 năm đàn ông không ai lấy được vợ
Nổi tiếng là ngôi làng đẹp, Bản Aur giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ đang đối mặt với câu chuyện hết sức thời sự: Hầu hết trai làng đều "ế vợ".
Ông Bhling Mia (Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) dẫn đầu đoàn công tác của huyện vào làng Aur khảo sát, mở đường.
Làng du canh, "nhìn mặt đặt tuổi"
Từ trung tâm xã A Vương (Tây Giang, Quảng Nam), muốn vào làng Aur (xã A Vương) nằm sâu hun hút trong khu rừng già thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Sao La - Bạch Mã, chúng tôi phải mất cả ngày cuộc bộ trên con đường mòn nhỏ "như sợi chỉ" vắt qua rừng núi trập trùng, hiểm trở.
Nhưng vừa đặt chân vào làng, khung cảnh bình yên, trong trẻo như hiển hiện. Già làng A Lăng Jeng niềm nở, ra tận đầu bản đón khách. Già Jeng bảo: "Cả làng có 24 hộ dân, 150 nhân khẩu, với 100% là người đồng bào dân tộc Cơ Tu nên có khách là biết ngay. Lạ nỗi, đây là bản làng hiếm hoi duy trì phong tục truyền thông du cư, du canh, từng sống biệt lập với cộng đồng".
Theo các vị cao niên, Aur từng sinh sống ở thượng nguồn sông Hương phía Thừa Thiên - Huế. Sau giải phóng năm 1975, với những thay đổi về địa giới, địa chính của các địa phương Huế, Quảng Nam, làng Aur vẫn bám trụ vùng cao, sống biệt lập miền xuôi và có những năm tháng dài tưởng chừng bị "bỏ quên" trên bản đồ hành chính.
Bên bếp lửa bập bùng dưới mái nhà Gươl, già làng A Lăng Jeng kể: "Một trong những "làng cũ" của Aur ở tận Pà Xuông (bây giờ thuộc xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam). Việc di cư mang theo những câu chuyện tưởng chừng chỉ có trong thần thoại.
Theo già Jeng, hồi ở làng cũ, lũ trẻ con trong làng chơi trò "lễ hội đâm trâu". Một em bé đóng giả làm con trâu, bị trói vào cột. Lũ trẻ chạy về hỏi bà mụ trong làng: "Bà có ăn thịt trâu không?" khi trò chơi đang tiếp diễn. Bà mụ trả lời "có" và lũ trẻ "đâm trâu" thật, rồi chúng cắt phần thịt mang về cho bà mụ. Cả làng chìm trong tang thương".
Già làng họp quyết dời làng để quên đi sự việc đau thương kia, phải dời làng đi chỗ khác. Cứ thế, một nửa dân làng thẳng hướng núi Aur. Một nửa tách đường ngược dốc Gió (xã Sông Kôn, Đông Giang) sang huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) lập làng.
"Về làng mới được mấy năm, làng Aur lại dời đi vì cái "chết xấu". Đến vùng đất mới, cái nghèo, cái đói cứ mãi đeo đuổi. Người Aur tiếp tục trải qua thêm 2 lần dời làng nữa. Mỗi lần dời, mỗi lần đi sâu vào rừng và làng Aur mới định hình như bây giờ", già làng Jeng nhớ lại.
Nơi thượng nguồn của dòng A Vương, làng Aur vốn xây dựng trong cảnh không có điện, đường, trường, trạm y tế; "miễn cảm" với chuyển biến của thế giới văn minh, công nghệ. Dân bản không có sóng phát thanh, truyền hình...
Phải đến sau năm 2000, khi thành lập huyện mới Tây Giang, Quảng Nam, huyện này mới phát hiện lại Aur và nâng từ làng hoang sơ, thành đơn vị thuộc xã A Vương...
Nhắc về chuyện này, ông ARât Blui, Pho chu tich UBND huyện Tây Giang còn nhớ: Hồi tìm ra Aur lúc vào làng để lam thu tuc giây tơ cho ba con, cán bộ ngành tư pháp huyện Tây Giang gặp phải rất nhiều khó khăn.
Nhiêu ngươi gia trong lang chăng nhơ minh sinh năm nao, bao nhiêu tuôi... chính vì thê, can bô cư nhin măt, nhin dang ngươi ma đoan tuôi lam giây khai sinh. Cu nao co râu, toc bac, da nhăn nheo thi đông loat trên 60 tuôi, toc con xanh, dang đưng con thăng thi 30, 40 tuổi.
Cư lây tuôi chăn lam môc. Rồi làm giấy đăng ký kết hôn, kê khai hô tich, hô khâu, cư đêm ngươi trong gia đinh ma lam sô...
"Làng thay đổi nhiều, nhưng giữ nét du cư, sống biệt lập giữa núi rừng. Hễ có khách, cả làng đều nấu ăn đãi khách...", ông Blúi nói.
Nỗi lo trai làng ế vợ
Gần 10 năm qua, làng Aur chưa có ai cưới được vợ
Hướng đôi mắt về dãy rừng trập trùng, giọng già làng Jeng kể, hiện nay, làng Aur vẫn chưa có điện lưới quốc gia, chưa có đường giao thông vào làng, cuộc sống tự cung tự cấp. Nhưng nỗi lo của làng Aur bây giờ không phải là "cái ăn, cái mặc", mà lo chuyện "dựng vợ, gả chồng" cho con cháu.
Gần 10 năm nay, cả làng Aur chưa có đứa con trai nào lấy được vợ. Nhà nào có con gái đều gả chồng xa. Giờ làng Aur toàn là người già, lớn tuổi.
"Với người Cơ Tu, khi bước sang tuổi 18, con trai đã tính chuyện lấy vợ, vậy mà giờ đây có cả chục trai làng đã trên dưới 30 tuổi rồi mà vẫn không lấy được vợ. Người Cơ Tu không được lấy vợ trong làng, không lấy vợ cùng họ nên chuyện lấy vợ của thanh niên trong làng còn khó hơn việc tìm đường lên trời...!", già làng A Lăng Jeng nói.
A Lăng Úy, một trai làng Aur 28 tuổi chia sẻ, cách đây 2 năm, có dẫn một người bạn gái về làng giới thiệu với gia đình, làng xóm để tính chuyện trăm năm. Cả nhà chưa kịp vui thì ngay sau lần đầu tiên đó, cô gái lặng lẽ chia tay...
"Có lẽ, họ sợ cảnh sống xa cách miền xuôi. Giờ em đang ở với bố mẹ. Để lấy được vợ, chắc chỉ có cách xuống trung tâm huyện, xin việc may ra mới có người đồng ý", Úy nói.
Không riêng Úy, A Lăng Phích sau khi học xong lớp 12, từng bỏ việc học để về làng sinh sống, tìm cách lấy vợ từ gần chục năm nay nhưng bất thành.
"Làng đẹp, nhiều người đến tham quan, chụp ảnh nhưng đám con gái trong xã, trong huyện đều "ngó lơ" cả. Họ không muốn về lấy trai làng Aur làm chồng, vì sợ đường sá cách trở, sinh sống lại tách biệt giữa núi rừng. Cảnh "một người đau đẻ, cả làng khiêng chạy" khiến con gái ám ảnh", A Lăng Phích nói.
Bấm từng đốt ngón tay, già làng Jeng nhẩm tính, có cả chục trai làng trong tuổi lấy vợ đang bị ế. So với tuổi họ, những người con gái trong làng đi lấy chồng sinh 2 - 3 đứa con rồi. Gần 10 năm nay, làng chỉ gả con gái đi lấy chồng, nhưng con trai thì chưa có ai lấy được vợ về làng.
"Mong muốn của người dân làng Aur bây giờ là có một con đường giao thông dẫn vào làng. Đường không cần to rộng, đường chỉ đủ cho xe máy đi được thôi. Có đường giao thông, người dân làng Aur sẽ không còn sống tách biệt với thế giới bên ngoài, không còn cảnh cả làng thay nhau khiêng người ốm, người đau đẻ đi cấp cứu. Có đường giao thông, người làng Aur sẽ không còn lo cảnh ế vợ...", già làng Jeng bày tỏ.
Theo baogiaothong.vn
Còn đó những thầy cô bỏ phố đến buôn làng Còn nhớ, ngày đầu năm học, bộ ảnh cô giáo trẻ xinh xắn với buổi lễ khai giảng đơn sơ nhưng ấm cúng, giản dị trên một điểm trường vùng cao huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam trở thành bức ảnh đẹp và xúc động nhất trong ngày toàn dân đưa trẻ đến trường... Dù cuộc sống đã đổi thay, nhưng vẫn...