Người có tiền sử dị ứng, có bệnh nền được khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm vaccine COVID-19
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine COVID-19; trong đó sẽ khám sàng lọc kỹ và tiêm tại bệnh viện với các trường hợp có tiền sử dị ứng, bệnh nền, có rối loạn đông máu…
Đảm bảo an toàn tiêm chủng vaccine COVID-19. Ảnh: TTXVN
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, thay thế Quyết định số 1624/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca trước đó.
Hướng dẫn này áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng Nhà nước và tư nhân trên cả nước.
Theo Hướng dẫn mới, mục đích của khám sàng lọc là phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Video đang HOT
Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là: Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vaccine; không thuộc các đối tượng cần thận trọng trong tiêm chủng, các đối tượng phải trì hoãn hoặc chống chỉ định với vaccine.
Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng gồm: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người trên 65 tuổi; người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu, người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (Mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg hoặc trên 90 mmHg hoặc huyết áp tối đa dưới 90 mmHg hoặc trên 140 mmHg; nhịp thở trên 25 lần/phút hoặc SpO2 dưới 94% (nếu có). Các đối tượng này phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu, gồm
Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng gồm: Những người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được; những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù; trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; những người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Các đối tượng chống chỉ định tiêm chủng gồm: Người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào; có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Bộ Y tế cũng hướng dẫn, trong khâu khám sàng lọc trước tiêm chủng gồm các bước:
Hỏi tiền sử bệnh về tình trạng sức khỏe hiện tại; tiền sử tiêm vaccine phòng COVID-19; tiền sử dị ứng; tiền sử tiêm vaccine khác trong 14 ngày qua; tiền sử mắc COVID-19; tiền sử mắc COVID-19; tiền sử suy giảm miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, có đang dùng thuốc corticoid, ức chế miễn dịch, xạ trị…; tiền sử bệnh nền như viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đái tháo đường, các bệnh thần kinh mạn tính, các bệnh tim mạch mạn tính; tiền sử rối loạn đông máu, cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông; có phải là phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ…
Sau bước hỏi tình trạng sức khoẻ hiện tại, nhân viên y tế tiến hành đánh giá lâm sàng, phát hiện các bất thường về dấu hiệu sống như: Đo thân nhiệt, huyết áp, đếm mạch, đếm nhịp thở hoặc SpO2 (nếu có) với những người có bệnh nền; quan sát toàn trạng… Ghi nhận bất kỳ biểu hiện bất thường nào quan sát thấy ở người đến tiêm để hỏi lại về tiền sử sức khỏe.
Kết luận sau khám sàng lọc, những người đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được chỉ định tiêm chủng ngay; trì hoãn tiêm chủng với những trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn; chuyển tiêm và theo dõi tại bệnh viện với những trường hợp có yếu tố thận trọng tiêm chủng, phát hiện sau khi thăm khám. Nhân viên y tế cũng không chỉ định tiêm cho những người có chống chỉ định tiêm chủng.
Những người đến tiêm chủng sau khi được thăm khám, nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.
Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng phản ứng phản vệ sau tiêm vaccine COVID-19
Để đảm bảo an toàn trong triển khai tiêm vaccine COVID-19, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn phòng phản ứng phụ bất lợi có thể gặp sau tiêm.
Trong công văn gửi các bệnh viện, Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế các bộ, ngành về việc triển khai an toàn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine COVID-19 và lưu ý với các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng.
Trong quá trình tiêm, Bộ đề nghị các đơn vị xử lý sự cố bất lợi theo các hướng dẫn chuyên môn (Thông tư số 51 năm 2017 và Quyết định số 1966 năm 2021 của Bộ Y tế). Để phòng phản ứng phản vệ có thể xảy ra khi tiêm, các đơn vị cần nghiêm túc thực hiện đúng các bước sau:
Tiêm vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh minh hoa: SKĐS)
Thứ nhất, nhằm tránh mất thời gian lấy thuốc ra khỏi tủ hoặc hộp thuốc vì diễn biến phản ứng phản vệ rất nhanh, yêu cầu mỗi bàn tiêm chủng trước khi tiêm vaccine và tại khu vực theo dõi phản ứng sau tiêm chủng phải chuẩn bị sẵn 1 bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml (rút sẵn 1ml thuốc Adrenalin 1mg/1ml vào bơm tiêm gắn sẵn kim, đậy kín kim tiêm bằng nắp).
Thứ hai, khi thấy một trong các dấu hiệu của phản vệ (khó thở, vật vã, phù nhanh, mạch nhanh nhỏ, đau quặn bụng, ỉa chảy...) thì tiêm ngay 1/2 mg Adrenalin tiêm bắp (ưu tiên mặt trước bắp cơ đùi), sau đó theo dõi và xử trí theo hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ ban hành kèm theo thông tư số 51 năm 2017 của Bộ Y tế.
Thứ ba, kết thúc buổi tiêm chủng nếu không sử dụng đến cần phải hủy bỏ bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml.
Bộ đề nghị các đơn vị tổ chức tiêm chủng khẩn trương thực hiện các cấp cứu theo hướng dẫn trên và báo cáo về Bộ Y tế thông qua Cục Quản lý Khám, chữa bệnh theo số máy 098.437.1919, đặc biệt là các trường hợp đề nghị cần hội chẩn trực tuyến đặc thù liên hệ theo số máy 091.247.7566.
Tính đến chiều 22/5, cả nước tiêm 1.027.659 liều vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 là 28.961 người.
Người có tiền sử dị ứng có nên tiêm phòng vaccine COVID-19? Tại Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Bộ Y tế, quy định 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng, trong đó người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên. Tuy nhiên, không phải mọi trường hơp có tiền sử dị ứng đều chống chỉ định tiêm vaccine COVID-19. Nguy cơ khi người...