Người có nhóm máu nào có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn?
Theo kết quả khảo sát vừa được đăng trên trang Le Monde, trong số những người nhiễm virus, tỷ lệ nhóm máu A chiếm 38%, nhóm B là 26%, nhóm O chiếm 25% và nhóm AB chiếm 10%.
Trong số những người nhiễm virus, tỷ lệ nhóm máu A chiếm 38%, nhóm B là 26%, nhóm O chiếm 25% và nhóm AB chiếm 10% – Ảnh minh họa: AFP
Các nhà nhiên cứu của Trường đại học Thâm Quyến và Vũ Hán (Trung Quốc) đã đặt ra nghi vấn về mối tương quan giữa các nhóm máu A, B, AB, O và nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 dựa vào cuộc khảo sát 2.173 người nhiễm bệnh.
Theo kết quả khảo sát vừa được đăng trên trang Le Monde, trong số những người nhiễm virus, tỷ lệ nhóm máu A chiếm 38%, nhóm B là 26%, nhóm O chiếm 25% và nhóm AB chiếm 10%. Dựa vào các tỷ lệ trên, các nhà nghiên cứu nhận định, người thuộc nhóm máu A có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn.
Tại sao người có nhóm máu A dễ bị mắc Covid-19 hơn? Tiến sĩ William A.Petri của Trường đại học Virginia (Mỹ) cho rằng các protein trên bề mặt của virus có kết nối với lựợng đường trên bề mặt của tế bào máu. Nhóm máu A có thêm lượng đường trên bề mặt tế bào được gọi là glucosamine anacitosal, nhưng chất này không có ở nhóm máu O.
Tuy nhiên, kết quả trên chỉ ở mức nghiên cứu sơ bộ, chưa phải là công bố chính thức. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa các nhóm máu và SARS-CoV-2, để nắm rõ được cách thức xâm nhập của virus trên bề mặt của tế bào máu, từ đó có thể tìm ra cách phòng ngừa và chữa trị tốt hơn.
Video đang HOT
Những người có nhóm máu A không nên lo lắng và những người có nhóm máu khác cũng đừng bao giờ lơ là việc phòng ngừa Covid-19.
Minh Hoa
Thực tế đằng sau nghiên cứu nhóm máu O khó mắc Covid-19 hơn
Đến nay, chúng ta vẫn chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng để chứng minh rằng nhóm máu có mối liên hệ trực tiếp với nguy cơ mắc Covid-19.
Một nghiên cứu gần đây từ Trung Quốc nhận định những người có nhóm A có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn so với những người mang nhóm O. Tuy nhiên, điều này có hoàn toàn là sự thật?
Ảnh minh họa: Reuters
Như chúng ta biết, con người có các nhóm máu khác nhau là A, B, AB và O, trong đó những người mang nhóm máu O nhiều hơn những người mang nhóm máu A và các nhóm máu khác. Chẳng hạn, tại Anh, 48% dân số mang nhóm máu O trong khi các nhóm A, B và AB có tỷ lệ lần lượt là 38%, 10% và 3%.
Máu của chúng ta chứa các kháng nguyên bao phủ bề mặt các tế bào hồng cầu và các kháng nguyên này rất quan trọng để xác định nhóm máu nhằm mục đích hiến hoặc nhận máu.
Nghiên cứu về mối liên hệ giữa nhóm máu và nguy cơ mắc Covid-19
Một nghiên cứu gần đây của Trung Quốc do các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Zhongnan tại Đại học Vũ Hán đã phân tích nhóm máu của các bệnh nhân tại 3 bệnh viện ở Trung Quốc, trong đó có 2 bệnh viện tại Vũ Hán và 1 bệnh viện tại Thâm Quyến. Tất cả 2.173 bệnh nhân này đều mắc Covid-19.
Tại Bệnh viện Jinyintan Vũ Hán, họ cũng phân tích nhóm máu của 3.694 người không mắc Covid-19 và phát hiện ra rằng 32% trong số này mang nhóm máu A và 34% mang nhóm máu O. Trong số 1.775 bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện này, 38% trong số này mang nhóm máu A và 26% mang nhóm máu O.
Đối với bệnh viện còn lại ở Vũ Hán - Viện Renmin của Đại học Vũ Hán, trong số 113 bệnh nhân mắc Covid-19 mà các nhà nghiên cứu phân tích, 40% trong số này mang nhóm máu A và 25% mang nhóm máu O.
Còn tại bệnh viện ở Thâm Quyến, trong số 285 bệnh nhân mắc Covid-19, 28,8% trong số này mang nhóm máu A và 28,4% mang nhóm máu O.
Mặc dù có sự khác biệt đáng kể giữa tỷ lệ các bệnh nhân mắc Covid-19 mang nhóm máu A và O tại các bệnh viện ở Vũ Hán nhưng không có sự khác biệt lớn đối với trường hợp bệnh viện ở Thâm Quyến.
Chưa có kết luận rõ ràng
Đến nay, chúng ta vẫn chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng để chứng minh rằng nhóm máu của chúng ta có mối liên hệ trực tiếp với nguy cơ mắc Covid-19.
Trong nghiên cứu dựa trên quan sát trên, nếu các nhà nghiên cứu cân nhắc đến tham số khác, chẳng hạn như tiền sử bệnh của bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh liên quan đến miễn dịch hoặc hô hấp, kết quả có lẽ sẽ khác.
Nghiên cứu trên cũng không giải thích tại sao không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm máu trong trường hợp tại một bệnh viện ở Thâm Quyến. Ngoài ra, Covid-19 là một đại dịch toàn cầu, do đó, quy mô mẫu mà các nhà khoa học này tiến hành phân tích là không đủ để đưa ra kết luận rõ ràng về mối liên hệ giữa nhóm máu với nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2.
Chúng ta cần nhiều nghiên cứu khoa học chi tiết hơn để xác định về mối liên hệ này, cũng như các nguy cơ lây nhiễm khác.
Vì vậy, điều mọi người nên làm là tiếp tục thực hiện theo những khuyến cáo của các chuyên gia y tế, các nhà chức trách và WHO để tránh nguy cơ lây nhiễm cũng như ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bất kể nhóm máu của chúng ta là gì./.
Kiều Anh biên dịch
Những người nhóm máu O sẽ khó mắc Covid-19? Theo kết quả nghiên cứu mới nhất tại Trung Quốc, thì những người có nhóm máu O sẽ khó bị nhiễm bệnh hơn. Kết quả nghiên cứu mới nhất giữa bệnh viện Kim Ngân Đàm, bệnh viện Trung Nam Vũ Hán, đại học giao thông Thượng Hải... thì có sự liên hệ giữa các nhóm máu A, B, O, AB đối với khả...