Người có liêm sỉ không mua chức
Đại biểu Quốc hội cho rằng, nguyên nhân của tội ác, của tham nhũng bắt nguồn từ sự giáo dục nhân cách. Người có nhân nghĩa không có đi trộm cắp, người có liêm sỉ không mua chức, mua cấp để leo cao, chui sâu…
Trong 2 phiên họp ngày 1 và ngày 2/11, các đại biểu đã thảo luận về tình trạng vi phạm pháp luật và tham nhũng, nhiều nguyên nhân đã được khách quan, chủ quan đã được các đại biểu chỉ ra.
Nhiều đại biểu nhận định, xã hội đang tồn tại một vấn đề khá nghiêm trọng, đó là tình trạng thờ ơ, vô cảm với các hiện tượng tội phạm, vi phạm pháp luật, tham nhũng…, trong đó thái độ vô cảm, không thấu hiểu, thông cảm với những bức xúc, đau khổ của người dân đôi khi đã khiến họ có những phản ứng tức thời, có thể dẫn đến hành vi tội phạm.
Tuy nhiên, đó chỉ là những nguyên nhân trực tiếp. Nhìn vào sâu sa, gốc rễ của vấn đề, đại biểu Lê Thanh Vân (TP Hải Phòng) nhận định, nguyên nhân chính là do việc giáo dục nhân cách của con người trong nhiều năm qua bị xem nhẹ.
“Trong xã hội phong kiến, khi tam cương bị lung lay thì xã hội bị chao đảo. Tam cương đó là quân thần cương, phu thê cương, phụ tử cương và ngày nay tam cương đó là quan hệ giữa công dân với nhà nước, quan hệ cha con, bố mẹ, anh em và những quan hệ xã hội bên ngoài. Tôi nghĩ rằng nguyên nhân sâu xa, cội rễ của mọi việc chính là giáo dục nhân cách con người, bởi vì chính con người là chủ thể của việc ban hành chính sách pháp luật, là chủ thể của điều hành chính sách pháp luật, là chủ thể của thi hành pháp luật và chính con người vi phạm pháp luật” – đại biểu Lê Thanh Vân phân tích.
Khi tam cương bị lung lay thì xã hội bị chao đảo….
Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, trong nhiều năm qua, chúng ta đã không tập trung nghiên cứu một cách căn bản giáo trình và phương thức giáo dục nhân cách cho học sinh, xem nhẹ việc giáo dục nhân cách mà gia tăng việc dạy chữ cho học sinh.
Video đang HOT
“Tôi đề nghị Bộ Giáo dục đã có những công trình nghiên cứu giá trị tinh hoa của Khổng giáo, của Phật giáo, của cả Kinh thánh ở trong Thiên chúa giáo để thấy những giá trị trường tồn, vĩnh hằng về mặt giáo dục của những học thuyết đó có giá trị đối với ngày nay như thế nào. Chẳng hạn như Phật giáo giải thích sầu não, đau khổ bằng 5 lý do, bằng 5 căn bệnh đó là tham, sân, si, nghi, ác, kiến. Còn Khổng tử dạy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Tôi tin rằng, nếu như hấp thụ được những tinh hoa đó để giáo dục nhân cách con người thì một người có nhân nghĩa không có đi trộm cắp, một người có liêm sỉ không bao giờ mua bằng, mua chức, mua cấp để leo cao, chui sâu” – đại biểu Lê Thanh Vân khẳng định.
Đại biểu TP Hải phòng đề xuất, nên đầu tư nghiên cứu những giá trị nêu trên để đưa vào dạy cho trẻ em ngay từ cấp học đầu tiên. “Tuy nhiên, trách nhiệm này không chỉ là của ngành giáo dục mà của gia đình, của xã hội và trách nhiệm của nhiều cơ quan chức năng… Chúng ta có bộ máy cả các đoàn thể quần chúng vào cuộc, chắc chắn giáo dục được con người có nhân cách tốt hơn trong ứng xử với nhà nước, với xã hội và với gia đình” – đại biểu Lê Thanh vân nói.
Đồng quan điểm này, đại biểu Trương Hòa Bình (Long An) cho rằng, trẻ em phạm tội là nguyên nhân tổng hòa sự giáo dục của gia đình, của nhà trường, của xã hội, việc quản lý nhà nước của xã hội, quản lý nhà nước đối với xã hội nói chung. Ông không đồng ý với quan điểm cho rằng, tăng hình phạt sẽ khiến tình trạng vi phạm pháp luật trong giới trẻ giảm đi.
“Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, khi có những vụ án gây bức xúc dư luận, báo chí đăng tải nhiều, dư luận nhiều thì lại tăng hình phạt nhưng sau đó trẻ em phạm pháp vẫn không giảm. Về mặt pháp lý quốc tế cũng như là đạo lý và đánh giá về nguồn gốc phát sinh tội phạm, chúng tôi thấy rằng, phải bằng những giải pháp khác chứ không phải bằng giải pháp tăng hình phạt” – đại biểu Trương Hòa Bình nói.
Theo đại biểu tỉnh Long An, có nhiều giải pháp về quản lý xã hội, về giáo dục, về chính sách v.v… trong đó có việc thành lập Tòa án trẻ vị thành niên. Ông cho biết hiện đề án xây dựng Tòa án hôn nhân, gia đình và trẻ em đang được trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt và sắp tới sẽ đưa vào mô hình tổ chức Tòa án.
Theo Vietbao
Việc Hàn Quốc dừng tuyển lao động VN: Giải pháp "tuyên truyền" là chính
Việc Hàn Quốc tạm dừng tuyển dụng lao động (LĐ) Việt Nam khiến cho hàng vạn LĐ đứng ngồi không yên. Trong khi đó, trả lời phỏng vấn Thanh Niên, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh (ảnh), Cục trưởng Cục Quản lý LĐ ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho hay, vẫn chưa có đối sách nào khác ngoài tuyên truyền.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Việc làm Hàn Quốc vừa gửi thư cho Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH về việc tạm dừng tuyển dụng LĐ Việt Nam. Vậy, mấu chốt của việc này là gì?
Có thể khái quát tình hình như sau: Việt Nam đưa LĐ sang Hàn Quốc theo chương trình EPS từ cuối năm 2004. Theo quy định của Hàn Quốc, người LĐ làm việc tính cả thời gian gia hạn nữa là 4 năm 10 tháng. Cuối năm 2010, bắt đầu có những LĐ đầu tiên hết hạn hợp đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ LĐ hết hạn không về nước chiếm đến gần 50%, cao hơn nhiều so với các nước khác đưa LĐ sang Hàn Quốc. Vì vậy, chính phủ Hàn Quốc đề nghị Việt Nam giảm tỷ lệ người cư trú bất hợp pháp xuống. Lẽ ra, cuối tháng 8 vừa rồi, chúng ta ký tiếp gia hạn thỏa thuận (2 năm gia hạn 1 lần), nhưng phía bạn thông báo đề nghị tạm hoãn việc ký kết lại để hai bên cùng thực hiện các biện pháp giảm tỷ lệ LĐ hết hạn hợp đồng không về nước.
Lao động đăng ký dự tuyển sang Hàn Quốc làm việc - Ảnh: Thu Hằng
Cách đây 1 năm, Hàn Quốc đã cảnh báo cho phía Việt Nam, nếu không giảm tỷ lệ LĐ hết hạn hợp đồng không về nước, thì họ sẽ "đóng cửa" thị trường. Thế nhưng, con số này cứ ngày càng tăng, khiến phía bạn có quyết định trên. Trách nhiệm của Cục ở đâu?
Phía Việt Nam đã có một đề án thực hiện các biện pháp nhưng chưa triệt để. Chúng ta chưa có chế tài để ràng buộc trách nhiệm của người LĐ. Cái đó, thực ra thì rất khó, vì phải phụ thuộc vào tất cả các luật. Cái gì mà không có trong luật thì chúng ta không thể tự tiện làm được. Rồi việc ra được chế tài thì phải rất thận trọng, phải đúng quy trình. Mình đã thảo luận với phía Hàn Quốc một số biện pháp chế tài, chẳng hạn như: yêu cầu người LĐ gửi lương về một tài khoản tên người LĐ, bao giờ về nước mới được rút, phía Hàn Quốc chưa ủng hộ. Hay là chúng ta cũng đã thảo luận với phía Hàn Quốc là có thể đưa ra các biện pháp ký quỹ bảo lãnh thì phía bạn cũng chưa ủng hộ, vì không phù hợp với chính sách của họ.
Theo phản ánh của các LĐ, họ đã mất tiền oan cho những đường dây "chạy" đi Hàn Quốc rất nhanh. Vì sao cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý triệt để?
Hiện tượng đó là có, nhiều người mất tiền oan. Chúng tôi đã thông tin rất kỹ cơ chế đi thế nào, bao nhiêu tiền... Với những "đường dây" hay "cò" là dạng lừa đảo xuất khẩu LĐ, phải xử theo luật hình sự, một mình Bộ LĐ-TB-XH không xử lý được, phải phối hợp với bên công an.
Không tiếp tục ký thỏa thuận với LĐ Việt Nam, đó là một biện pháp "trừng phạt" mạnh tay của Hàn Quốc. Còn phía Việt Nam ngoài tuyên truyền còn có biện pháp nào khác?
Hiện nay, tất cả những biện pháp gọi là mạnh thì chúng ta còn phải thảo luận cả hai bên, sửa đổi các chính sách, chưa có chính sách thì chưa thể được. Nhưng chúng tôi cho rằng, biện pháp rất quan trọng là tuyên truyền vận động. Không phải chỉ tuyên truyền trên đài, báo Bộ đã chỉ đạo Cục phối hợp với các địa phương và các tổ chức đoàn thể triển khai các chương trình thông tin, tư vấn trực tiếp đến các gia đình người LĐ và LĐ. Trong tháng 10 này, dự kiến tổ chức các cuộc tư vấn trực tiếp đến các gia đình tại Hải Dương đồng thời, Bộ đã đề nghị các địa phương, những xã có nhiều LĐ hết hạn không về nước thì sẽ không cho đăng ký kiểm tra tiếng Hàn.
Việc dừng tiếp nhận LĐ tại thị trường Hàn Quốc kéo dài đến bao giờ?
Mình và phía bạn đang thảo luận với nhau, còn đến lúc nào thì không thể nói trước được.
Còn với hơn 11.000 LĐ đã vượt qua kỳ thi tiếng Hàn, đang chờ DN tiếp nhận thì có lời khuyên gì dành cho họ?
Cứ phải chờ đợi, tiếp tục thôi chứ không có cách nào khác.
Theo TNO
Đồng Tháp xử lý nghiêm việc xây dựng trường Đốc Binh Kiều Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương ngày 31.10 đã giao Sở Xây dựng khẩn trương tổ chức thực hiện giám định công trình Trường THCS Đốc Binh Kiều (H.Tháp Mười) theo kiến nghị của Thanh tra tỉnh. Khi có kết quả giám định, Sở Xây dựng cần kết hợp kết quả của Thanh tra tỉnh để đề xuất UBND...