Người có hộ khẩu Hà Nội được hỗ trợ tiền hỏa táng sau khi mất
Tất cả người dân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội đều nhận được tiền hỗ trợ của thành phố nếu thực hiện hỏa táng sau khi mất.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành quyết định về chính sách hỗ trợ khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn TP Hà Nội.
Theo đó, toàn bộ người dân có hộ khẩu thường trú tại TP Hà Nội khi thực hiện hỏa táng tại cơ sở hỏa táng của thành phố sẽ nhận được hỗ trợ. Mức hỗ trợ là 3 triệu đồng đối với 1 thi hài người lớn và 1,5 triệu đồng với thi hài trẻ em dưới 6 tuổi.
Theo quyết định của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, từ 20.2 người dân có hộ khẩu tại Hà Nội sẽ được hỗ trợ tiền hỏa táng sau khi mất (ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, gia đình còn nhận được hỗ trợ về chi phí vận chuyển với mức 500 nghìn đồng khu vực nội thành và 1 triệu đồng khu vực ngoại thành.
Ngoài những người có hộ khẩu thường trú Hà Nội, những người có công đang được nuôi dưỡng thường xuyên tại các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; các đối tượng xã hội tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội; người vô gia cư, lang thang cơ nhỡ không có người thân, mất trên địa bàn TP.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch dự toán kinh phí và phương án thực hiện hỗ trợ khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng cụ thể hàng năm, gửi Sở LĐTB&XH.
Video đang HOT
Nguồn kinh phí thực hiện được bố trí trong dự toán kinh phí giao cho Sở LĐTB&XH. Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng khuyến khích các quận, huyện, thị xã, phường, thị trấn có chính sách hỗ trợ thêm cho đối tượng của địa phương.
Quyết định kể trên có hiệu lực kể từ ngày 20.2.2017 và việc hỗ trợ có thời gian thực hiện đến hết ngày 31.12.2020.
Theo Danviet
Mưa như trút trong ngày cuối đưa tiễn "sầu nữ" Út Bạch Lan
Hàng trăm người vẫn xếp hàng dài, để đầu trần đội mưa tiễn đưa "sầu nữ" về nơi an nghỉ cuối cùng.
Sau hơn 3 ngày diễn ra lễ viếng, sáng sớm ngày 8/11, linh cữu của "sầu nữ" Út Bạch Lan đã được làm lễ động quan tại chùa trước khi về nơi an nghỉ cuối cùng.
Nghệ sĩ Ngọc Giàu có mặt từ sớm, cùng mọi người cầu nguyện cho "má Út" trước khi đưa linh cữu đến lò hoả thiêu.
Rất nhiều nghệ sĩ, đồng nghiệp và con cháu trong nghề đã có mặt để cầu nguyện, mong bà ra đi yên nghỉ. Dù lúc sinh thời, "má Út" không có con ruột, nhưng suốt những ngày qua, các con nuôi của bà vẫn luôn có mặt và cùng nhau đội tang lo hậu sự. Tất cả đều không nén được nước mắt trước khoảnh khắc tiễn biệt.
Ngoài đường, hàng trăm người dân đứng kín hai bên lối đi khi linh cữu của bà được di chuyển ra xe tang. Mặc cho thời tiết đổ mưa to từ sáng sớm, nhiều người vẫn đứng che dù, mặc áo mưa, thậm chí để đầu trần đội mưa đưa tiễn cố nghệ sĩ.
Cuộc đưa tiễn "sầu nữ" được diễn ra dưới cơn mưa nặng hạt.
Nhiều người dân tràn ra hai bên đường để đưa tiễn tượng đài của làng cải lương Việt Nam.
Cơn mưa nặng hạt không ngăn được sự yêu mến, quan tâm của khán giả dành cho cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.
Nghệ sĩ Phương Hồng Thuỷ - một trong những con nuôi đầu tiên của "má Út" nghẹn ngào cầm di ảnh của bà để dẫn đầu đoàn tang lễ.
Nghệ sĩ Hữu Quốc ân cần lau di ảnh của bà trước giờ hoả thiêu.
Các con nuôi của má Út khóc nghẹn khi chứng kiến linh cữu của bà từ từ được đưa xuống lò hoả.
Lúc sinh thời, cố nghệ sĩ Út Bạch Lan được biết đến là một người hiền lành, phúc hậu, bà luôn yêu quý và sẵn sàng giúp đỡ cho các bậc con cháu. Sự ra đi của bà được xem là một mất mát rất lớn đối với làng cải lương Việt Nam.
Theo Danviet
Đám đông khổng lồ hát hoàng ca tưởng nhớ vua Thái Lan Sự kiện sẽ được ghi hình để phát sóng tại mọi rạp chiếu phim ở đất nước Chùa vàng. Hàng trăm nghìn người Thái tụ tập bên ngoài Hoàng cung ở Bangkok để hát hoàng ca nhằm tôn vinh nhà vua Bhumibol Ngày thứ 7, hàng trăm nghìn người Thái tụ tập bên ngoài Hoàng cung ở Bangkok để hát hoàng ca nhằm...