Người chuyên bắt tội phạm “trên trời”
Là điều tra viên đầy kinh nghiệm của Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), năm 2013 Thượng tá Ngô Minh An được lãnh đạo Công an TP Hà Nội bổ nhiệm làm lãnh đạo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (CSPCTPCNC).
Trong hàng chục năm công tác tại Phòng CSHS, Thượng tá Ngô Minh An đã tham gia điều tra, phá nhiều vụ án thuộc loại “khó nhằn” như vụ sát hại 3 người bằng mìn tại Tiên Dược, Sóc Sơn xảy ra vào tháng 10-2003. Đặc biệt vụ án giết người đốt xác tại ngõ chùa Liên Phái ( Hai Bà Trưng, Hà Nội), Thượng tá An đã dày công thuyết phục khiến kẻ thủ ác buộc phải thú nhận tội ác ghê rợn.
Thượng tá Ngô Minh An.
Đêm ngày 7 rạng 8-2-2007, tại số nhà 16 ngách 68 ngõ chùa Liên Phái (phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng) xảy ra một vụ hoả hoạn lớn. Trong đám tro tàn, người ta phát hiện một thi thể phụ nữ bị cháy đen. Nạn nhân nhanh chóng được xác định là bà Nguyễn Thị Minh Ngân (SN 1969, là hộ lý Bệnh viện Phụ sản Hà Nội).
Ngay sau khi vụ án xảy ra, một ban chuyên án đã được thành lập bao gồm lực lượng điều tra hình sự Công an quận Hai Bà Trưng. Tiến hành khám nghiệm hiện trường và tử thi, cơ quan chức năng phát hiện trong phổi nạn nhân không hề có khói. Như vậy nhiều khả năng đây không phải là một vụ hỏa hoạn thông thường mà là một vụ giết người.
Suốt gần một tháng trời, hàng trăm trinh sát đã được tung ra rà soát khắp các khu vực tình nghi ở phường Ô Cầu Dền, dựng lại hành trình của bị hại và tất cả các đối tượng tình nghi vào trước đêm xảy ra vụ án… Cho đến ngày 7-3-2007 thì các trinh sát tìm thấy một “điểm sáng”. Đó mà mối quan hệ tưởng như mờ nhạt giữa nạn nhân và một bác sĩ làm việc tại Khách sạn Điện lực. Vị bác sĩ này là Trần Chí Công (SN 1965, trú tại số 9 ngõ 15 Lương Khánh Thiện, phường Tương Mai, Hai Bà Trưng).
Qua nghiên cứu kỹ hồ sơ của đối tượng, Thượng tá An nắm được năm 1978, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Công thi đậu Trường đại học Y Hà Nội. Ra trường, Công về quê công tác tại Sở Y tế Hải Dương. Đến năm 1986, Công chuyển lên Hà Nội, làm việc tại Viện Khoa học Lao động. Một năm sau, Công nghỉ làm xin đi lao động ở Đức.
Năm 2002, vợ Công qua đời vì bệnh ung thư, để lại cho Công 2 đứa con nhỏ. Cả 2 con của Công đều ngoan và học giỏi. Sau khi vợ mất, Công xin được việc làm ổn định tại Khách sạn Điện lực Hà Nội. Tưởng như cuộc sống của ba cha con sẽ trôi đi một cách yên bình, hạnh phúc. Nhưng cũng kể từ đó, Công lao vào cờ bạc và những mối quan hệ bồ bịch, trăng hoa. Công mắc nợ và ở trong thế cùng quẫn…
Đặc biệt, điều tra viên phát hiện ra Công rất sợ… mất nhà – ngôi nhà hiện tại mà Công đang sống. Công sợ mình đi tù thì hai con sẽ bơ vơ, phải ra đường… Rõ ràng theo pháp luật thì Công phải chịu trách nhiệm về cái chết của chị Ngân, phải bồi thường những tổn thất về vật chất và tinh thần cho người thân của chị – song ngôi nhà Công đang ở hẳn nhiên là sẽ không thể bị kê biên.
Điều tra viên đã hứa với Công, thậm chí hứa trước mặt con gái Công rằng anh sẽ đứng ra bảo lãnh về chuyện căn nhà. Điều tra viên cũng nhờ người thân tác động tâm lý để Công hiểu được tội lỗi của mình gây ra, “sự thật luôn là sự thật” và sớm muộn gì cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Một số trinh sát đã không thể chịu được bởi tính khí “sáng nắng chiều mưa” của Công. Tuy nhiên, Thượng tá An vẫn kiên trì với chiến thuật của mình. Thấy Công mặc áo phong phanh, anh cởi áo của mình mặc cho hắn; hai bàn chân Công tím ngắt vì lạnh, anh cúi xuống đi tất cho Công.
Một vài giờ nữa trôi qua, Công vẫn trong tình trạng “đấu tranh tư tưởng” là khai hay không khai. Có lẽ vì thế mà huyết áp của Công tăng đột ngột. Công bủn rủn tay chân rồi nằm quay lơ ra đất. Điều tra viên vội gọi cho nhân viên y tế đến tiêm thuốc hồi sức cho Công, và Thượng tá An vẫn kiên nhẫn ngồi đợi Công tỉnh.
Điều tra viên dùng khăn ấm lau chân lau tay cho Công, lại đi mua một bát phở nóng cho Công ăn. Ăn xong, có lẽ Công nghĩ không nên và cũng không thể che giấu tội ác của mình nữa. Công đã viết những dòng đầu tiên: “Tôi là Trần Chí Công. Tôi đã giết chị Ngân để nhằm cướp tiền…”. Như vậy là sau nhiều giờ đấu trí căng thẳng, Công đã phải khuất phục.
Tháng 8-2013, trên cương vị mới – Phó trưởng phòng CSPCTPCNC – anh đã cùng đồng đội làm tốt công tác tham mưu cho Công an TP về các vấn đề an ninh mạng, quản lý phòng ngừa đồng thời tổ chức điều khám phá xử lý tội phạm công nghệ cao. Nhiều đối tượng hoạt động trên mạng, tưởng “không bao giờ bị sờ tới” cuối cùng vẫn bị phát hiện, bắt giữ.
Tháng 4-2014, các trinh sát nhận được thông tin, trên địa bàn huyện Thanh Trì xuất hiện một nhóm người Trung Quốc thường la cà, gạ gẫm một số lái xe taxi các hãng có đặt máy POS (máy chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng của ngân hàng gắn trên xe taxi) cho họ sử dụng thẻ tín dụng thanh toán khống cước taxi, sau khi rút được tiền sẽ “ăn chia” phần trăm cho lái xe.
Video đang HOT
Nhóm đối tượng người Trung Quốc chiếm đoạt tài sản bằng thẻ tín dụng giả bị bắt giữ.
Phối hợp điều tra, xác minh thông tin, tối 22-4 khi nhóm đối tượng đang thực hiện hành vi rút tiền với phương thức trên đã bị cơ quan Công an bắt giữ. Ổ nhóm người Trung Quốc gồm: Phương Quảng Thuận (SN 1983), Dư Chí Hùng (SN 1989), Lâm Bằng (SN 1975) và Trần Sách Kiến (SN 1978).
Khám xét nơi ở của các đối tượng cơ quan Công an thu giữ nhiều thiết bị dùng để sản xuất thẻ tín dụng giả gồm: 1 máy laptop có chứa các thông tin “CC chùa”, 1 máy ghi dữ liệu lên dải từ phôi thẻ tín dụng, 1 máy dập nổi thông tin trên thẻ tín dụng, 109 thẻ tín dụng các loại.
Các đối tượng khai hoạt động từ tháng 2-2014. Sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, bọn chúng sử dụng thẻ tín dụng giả (thẻ Visa, Master có chứa thông tin tài khoản trộm cắp của người nước ngoài – “CC chùa”), thanh toán qua máy POS để rút tiền mặt chiếm đoạt.
Phối hợp với Ngân hàng Vietcombank kiểm tra, chỉ tính từ 16-4 đến khi bị bắt, cơ quan Công an phát hiện nhóm này đã thực hiện 95 giao dịch quẹt thẻ, trong đó có 56 giao dịch thành công, chiếm đoạt trên 54 triệu đồng.
Tháng 8-2015, Thượng tá An cùng đồng đội đã tổ chức điều tra, bắt giữ đối tượng Vương Trọng Sơn (SN 1990, trú tại Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) chuyên lừa đảo trong việc mua bán tài khoản Google Adsense. Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, Sơn đã chiếm đoạt được nhiều tài khoản Google Adsense, gây một cơn “chấn động” không nhỏ đối với cư dân kiếm tiền trên mạng.
Việc đăng ký để trở thành đối tác quảng cáo cho Google (để có một tài khoản Google Adsense) đối với một blogger không phải là điều đơn giản. Và phải chờ ít nhất 3 tháng để Google xác nhận xem có cấp tài khoản Google Adsense cho chủ site đó hay không.
Cũng chính vì thế nên có không ít những chủ blog, website muốn “đi tắt” bằng cách mua lại tài khoản của người khác. Nhưng việc mua bán này luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người mua. Đầu tiên, nếu người mua không cẩn thận trong việc giao dịch, người bán hoàn toàn có thể sử dụng các phương thức khôi phục mật khẩu để lấy lại tài khoản Google Adsense từ tay bạn.
Tiếp nhận đơn trình báo của bị hại, Phòng PC50 đã tổ chức điều tra. Các trinh sát được lệnh theo dõi mọi di biến động của Facebook Hoàng Văn Sơn.
Cũng theo Thượng tá An, Sơn từng công tác tại một công ty viễn thông. Với những kiến thức về công nghệ thông tin, Sơn thường lập các website hướng dẫn các thủ thuật về mạng máy tính; website đăng tải các clip “hot” được nhiều người truy cập. Từ các website này, Sơn “apply” được tài khoản Google Adsense.
Cũng qua việc tham gia vào các group trên mạng xã hội, các diễn đàn tin học… Sơn biết được nhu cầu mua bán các tài khoản Google Adsense; đồng thời cũng biết được cách thức chiếm đoạt các tài khoản Google Adsense bằng việc sử dụng phần mềm Team Viewer. Sau đó, Sơn đã lập được một tài khoản tên “Shaiya50″ và “chuyendungsony” để thực hiện hành vi phạm tội.
Có thể nói Sơn là kẻ rất lọc lõi trong việc giao dịch trên mạng Internet. Người mua bị Sơn lừa đã đành, kể cả người bán, người nhờ Sơn tư vấn để lập tài khoản, fix lỗi… đều bị Sơn chiếm đoạt. Ngoài vụ chiếm đoạt tài khoản Google Adsense của anh Phạm Văn G., Sơn còn gây ra nhiều vụ lừa đảo khác. Với những hành vi của mình, Sơn đã phải trả giá đắt.
Theo Yên Chi
Cảnh sát toàn cầu
Cảnh sát hình sự kể chuyện "giải mã" những kỳ án giết người đốt xác
Có thể nói giết người rồi đốt xác nhằm phi tang chứng cứ là hành vi hết sức dã man của những sát thủ máu lạnh, quỷ quyệt. Thủ đoạn đó gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng điều tra. Chúng tôi đã được nghe những điều tra viên kỳ cựu của Phòng Cảnh sát hình sự (PC45) Công an TP Hà Nội bật mí hành trình khám phá những vụ giết người đốt xác thuộc dạng "kinh điển"...
1. Đầu tháng 7-2017 vừa qua, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã có kết luận điều tra về vụ giết người đốt xác nghiêm trọng tại Tiên Dược (Sóc Sơn, Hà Nội) xảy ra từ cuối năm 2016. Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự, đây là một trong những vụ án mà cơ quan điều tra phải dành nhiều tâm sức nhằm tìm bằng được thủ phạm, góp phần giữ bình yên cuộc sống cho nhân dân. Đối tượng Tạ Văn Chiến (37 tuổi, trú tại Sóc Sơn, Hà Nội) cũng là một trong những kẻ "đầu trộm, đuôi sát nhân" thuộc dạng lỳ lợm, lắm mưu nhiều kế.
Đêm 10-11-2016, người dân ở xã Tiên Dược phát hiện ngôi nhà của bà Ngô Thị Lâm (SN 1957) bốc cháy dữ dội. Ngọn lửa nhanh chóng bùng lên bao trọn ngôi nhà. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát PCCC và Công an huyện Sóc Sơn đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường cùng người dân dập tắt đám cháy.
Khi ngọn lửa được khống chế, nhiều người bàng hoàng phát hiện phía dưới đống đổ nát hoang tàn có một thi thể phụ nữ. Nạn nhân được xác định là bà Ngô Thị Lâm. Tiến hành khám nghiệm hiện trường, pháp y tử thi, cơ quan điều tra có những bằng chứng khẳng định bị hại đã chết trước khi bị phóng hỏa.
Quá trình điều tra gặp rất nhiều khó khăn, khi mà những chứng cứ còn sót lại chưa "bật" lên được gì nhiều về nghi can gây án cũng như mục đích gây án. Rà soát nhân chứng, Cơ quan công an xác định, trong cuộc sống, bà Lâm gần như không có mâu thuẫn với bất kỳ ai. Nhiều tháng trời, hàng trăm chiến sỹ thuộc Công an huyện Sóc Sơn cùng phòng PC45, PC54 Công an TP Hà Nội đã tổ chức hàng loạt biện pháp nghiệp vụ nhằm tìm ra manh mối.
Gần 4 tháng sau, một manh mối lộ sáng sau khi các trinh sát tiến hành sàng lọc hàng chục đối tượng có tiền án, tiền sự hoặc có dấu hiệu trộm cướp tài sản. Đối tượng Tạ Văn Chiến lọt vào diện nghi vấn khi trinh sát phát hiện hắn có liên quan đến một số vụ trộm tài sản ở địa phương.
Thượng tá Ngô Minh An: "Cơ quan điều tra đã phải đấu trí rất kiên trì với Trần Chí Công".
Với những tài liệu chứng cứ thu thập được, các điều tra viên Phòng Cảnh sát hình sự kiên trì "đấu trí" với Tạ Văn Chiến. Phải cho đến ngày 31-3-2017 (hơn 140 ngày sau khi vụ án xảy ra) Chiến mới cúi đầu thú nhận tội ác.
Theo đó, do nợ nần tiền bạc nên Chiến nghĩ kế trộm cắp. Tối 10-11-2016, Chiến mượn xe máy của anh trai rồi đi "tăm tia". Khi qua nhà bà Ngô Thị Lâm, cách nhà Chiến khoảng 300 mét, thấy cửa khóa, Chiến lên kế hoạch đột nhập trộm tài sản. Gã lẻn vào nhà rồi chui vào gầm giường... ngủ để chờ thời cơ trộm cắp tài sản. Sau khi tắm xong, bà Lâm đi ngủ, phát hiện thấy Chiến đang chui dưới gầm giường liền kêu lên.
Chiến chui ra ngoài tìm cách bỏ chạy. Bị nạn nhân đuổi theo, gã quay lại dùng hung khí đánh liên tiếp vào đầu khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Khi thấy bà Lâm đã chết, Chiến nảy sinh ý định đốt xác phi tang để che giấu hành vi phạm tội. Hắn lấy chiếu cói, quần áo chất lên xác nạn nhân rồi châm lửa. Tới đây Chiến sẽ phải ra tòa để đối mặt với 3 tội danh: giết người, trộm cắp tài sản và hủy hoại tài sản.
2. Dù 6 năm đã trôi qua, song nhiều người dân ở phố Tô Vĩnh Diện (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa quên vụ hỏa hoạn xảy ra tại số nhà 96 khiến 1 cụ bà tử vong. Theo các nhân chứng, khoảng hơn 2 giờ sáng ngày 27-10-2011, ngọn lửa bất ngờ bùng phát trong căn nhà trên. Vì cửa xếp bị khóa chặt nên người dân cùng lực lượng chức năng phải mất nhiều phút mới có thể tiếp cận được phía trong ngôi nhà để chữa cháy.
Khi đám cháy được dập tắt, mọi người phát hiện 1 thân hình nằm còng queo, đã tử vong tại tầng 1 ngôi nhà. Nhiều phần cơ thể bị cháy đen. Nạn nhân được làm rõ là bà Bùi Thị Vân (SN 1950, trú tại Giao An, Giao Thủy, Nam Định).
Ngay sau khi vụ cháy xảy ra, lực lượng điều tra hình sự Công an TP Hà Nội đã có mặt. Tổ chức khám nghiệm hiện trường, pháp y tử thi, Cơ quan công an nhận định nhiều khả năng đây là một vụ án mạng, chứ không phải là vụ cháy do chập điện hay một nguyên nhân thông thường nào khác. Kẻ thủ ác sau khi ra tay với nạn nhân đã phóng hỏa nhằm phi tang chứng cứ.
Theo Thượng tá Ngô Văn Đáp - một điều tra viên giàu kinh nghiệm của Phòng Cảnh sát hình sự (PC45) Công an TP Hà Nội - việc điều tra những vụ giết người đốt xác thường gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết là do hiện trường vụ án đã bị xáo trộn, nhiều vật chứng quan trọng đã bị thiêu hủy. Bên cạnh đó, việc tìm nhân chứng trong những vụ án này cũng rất khó khăn.
Việc xác định được nguyên nhân dẫn đến hành vi dã man của đối tượng cũng không hề dễ. Đặc biệt, đôi khi chỉ riêng việc xác định được nguồn nhiệt phát ra từ đâu cũng là điều không dễ thống nhất giữa các cơ quan tham gia điều tra.
Trong vụ án ở phố Tô Vĩnh Diện, qua công tác khám nghiệm hiện trường cho thấy điểm phát cháy đầu tiên ở vị trí nạn nhân nằm trên giường và khởi điểm của vụ cháy là chiếc màn quấn quanh người bà Vân. Phía trong góc đối diện với ngôi nhà vẫn để một chiếc xe máy và không hề bị cháy. Lực lượng chức năng loại trừ khả năng cháy do chập điện mà cho rằng có dấu hiệu từ sự tác động của con người.
Khám nghiệm tử thi, cơ quan điều tra phát hiện vùng trán trước, bên trái có vết rạn vỡ hình sao nằm ngang. Sơ bộ xác định nguyên nhân chết của bà Vân do chấn thương sọ não và chết trước khi vụ cháy xảy ra. Từ những kết quả khám nghiệm hiện trường và tử thi, cơ quan điều tra nhận định đây là vụ trọng án giết người rồi đốt xác phi tang, chứ không phải vụ cháy đơn thuần.
Lực lượng điều tra trọng án đã tổ chức rà soát nhân chứng, rà soát rất nhiều mối quan hệ của nạn nhân. Tuy nhiên, bà Vân sống khá chan hòa với mọi người, gần như không có mâu thuẫn với ai. Vậy thì điều gì khiến cho kẻ thủ ác đã ra tay với nạn nhân rất dã man, rồi còn đốt xác. Đây chính là câu hỏi khiến cho các điều tra viên phải đau đầu.
Tổ chức rà soát kỹ, Cơ quan công an phát hiện một manh mối, đó là đối tượng trước khi phóng hỏa đốt đã từng lục soát lấy đi tiền, một số vật dụng cá nhân của nạn nhân. Như vậy rất có thể kẻ thủ ác là người đang thiếu tiền, hoặc nợ nần. Song hắn lại không lấy đi chiếc xe máy!
Bên cạnh đó, cơ quan Công an còn thu nhập được lời khai của nhân chứng, rằng tối hôm vụ việc xảy ra, quán điện tử xèng của bà Vân có một nam thanh niên cao khoảng 1m80, dáng người gầy, mặt xương, đeo kính cận đến chơi rất lâu. Nam thanh niên này là khách quen, tuy nhiên cũng thuộc dạng vô công rồi nghề...
Khẩn trương tìm tung tích nam thanh niên này, cơ quan điều tra có được thông tin anh ta hiện đang không có mặt tại nơi cư trú. Thời gian gần đây Nguyễn Anh Vũ (33 tuổi, nhà ở phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có biểu hiện về việc thiếu nợ. Gia đình cũng không biết anh ta đi đâu nhiều ngày không thấy về. Được biết Vũ có người anh em đang làm tại một công trình xây dựng ở huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), một tổ công tác PC45 nhanh chóng lên đường.
Tại xã Hàm Phú (Hàm Thuận Bắc), các chiến sỹ Công an Hà Nội đã phát hiện Vũ vừa vào đây, đang ở nhờ nhà người anh họ. Khi đối diện với các chiến sỹ công an, mặt Vũ tái mét và thú nhận đã giết chết bà Vân rồi đốt xác phi tang. Theo đó tối ngày 26-10 đến quán bà Vân chơi điện tử xèng.
Do thiếu tiền nên Vũ xin bà Vân cho nợ tiền. Bà Vân không đồng ý, dẫn đến hai bên cãi nhau. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, Vũ đã dùng sức trai trẻ để sát hại bà chủ quán. Nguyễn Anh Vũ sau đó đã phải lĩnh hình phạt nghiêm khắc từ TAND TP Hà Nội là tử hình.
3. Một vụ án mà đã gần như trở thành "kinh điển" mỗi khi nhắc tới những ví dụ về việc phá án giết người đốt xác. Đó là vụ đối tượng Trần Chí Công sát hại bà Nguyễn Thị Minh Ngân (một hộ lý Bệnh viện Phụ sản Hà Nội). Ban đầu, nhiều người cho rằng đây chỉ là một vụ hỏa hoạn thông thường. Tuy nhiên, sau 1 tháng kiên trì điều tra, lực lượng cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội đã khui ra ánh sáng bản chất của vụ việc.
Thượng tá Ngô Minh An, nguyên Phó đội trưởng Đội Điều tra trọng án, Phòng Cảnh sát hình sự nhớ lại. Rạng sáng ngày 8-2-2007, tại số nhà 16 ngách 68 ngõ chùa Liên Phái (phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) xảy ra một vụ hỏa hoạn lớn. Trong đám tro tàn, người ta phát hiện một thi thể phụ nữ bị cháy đến mức trơ xương, rụng cả chân tay. Nạn nhân nhanh chóng được xác định là bà Nguyễn Thị Minh Ngân.
Ngay sau khi vụ án xảy ra, một ban chuyên án đã được thành lập bao gồm lực lượng điều tra hình sự của Phòng PC45, PC54 và Công an quận Hai Bà Trưng. Tiến hành khám nghiệm hiện trường và tử thi, Cơ quan công an phát hiện trong phổi nạn nhân không hề có khói. Như vậy nhiều khả năng đây không phải là một vụ hỏa hoạn thông thường mà là một vụ giết người.
Cũng như nhiều vụ án liên quan đến cháy nổ, bên cạnh việc thu thập thật kỹ lưỡng tất cả những "tàn dư" của đám cháy để điều tra, thì việc xác định nguồn nhiệt là từ đâu cũng rất quan trọng. Nó sẽ liên quan chặt chẽ đến việc dựng lên được hành trình gây án của đối tượng. Trong vụ án này, có hai luồng ý kiến. Một là do việc đối tượng đốt những thứ dễ cháy như chăn, thảm... Nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng thủ phạm đã dùng một lượng xăng thì đám cháy mới dữ dội đến thế. Câu trả lời chỉ có khi các trinh sát khám nghiệm kỹ hiện trường, không phát hiện được một dấu tích nào của xăng để lại.
Cũng qua những vật chứng mà cơ quan điều tra tìm thấy, ban chuyên án xác định kẻ thủ ác phải là người quen biết, thậm chí khá thân thiết với nạn nhân. Đồng thời, nạn nhân chỉ mất 2 chiếc điện thoại di động và một ít tiền; còn đồ trang sức, nhẫn vàng lại không mất - chứng tỏ không thể là vụ trộm.
Một "tín hiệu" cũng rất đáng lưu tâm trong vụ án này là dù cơ thể nhiều chỗ cháy thành than, thì ở vùng thắt lưng của nạn nhân vẫn còn sót lại một ít vải của quần bò và quần lót. Như vậy có nghĩa là thời điểm gây án chỉ có 2 khả năng: một là lúc nạn nhân vừa đi đâu về, hai là chuẩn bị đi đâu đó.
Mặc dù có trong tay khá nhiều các "dữ kiện", song để bắt sự thật phải lên tiếng là một điều vô cùng khó đối với lực lượng điều tra. Bởi chỉ riêng việc rà soát những mối quan hệ của nữ hộ lý cũng khiến cho các trinh sát bở hơi tai. Vụ án vì thế mà kéo dài đến hơn 20 ngày vẫn chưa có những manh mối rõ ràng.
Phải đến ngày 7-3-2007, lực lượng điều tra mới tìm thấy một "điểm sáng". Đó mà mối quan hệ tưởng như mờ nhạt giữa nạn nhân và một bác sĩ làm việc tại khách sạn Điện lực. Vị bác sĩ tên là Trần Chí Công (trú tại số 9 ngõ 15 Lương Khánh Thiện, phường Tương Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Công được cho là sống khá phóng túng, và thời gian đó đã sa vào cảnh nợ nần chồng chất.
Thời điểm trước vụ án, Công thường xuyên có mặt tại nhà bà Ngân. Công cũng không lý giải được thời điểm xảy ra vụ án đang làm gì. Tuy nhiên, khi được đưa về cơ quan điều tra, Công một mực không nhận mình là kẻ thủ ác.
Hiện trường vụ án giết người đốt xác ở phố Tô Vĩnh Diện.
Là điều tra viên thụ lý chính vụ án, Thượng tá Ngô Minh An đã dùng nhiều biện pháp để "đấu trí" với Công, cả trên phương diện pháp luật và tình cảm. Từ những chứng cứ để lại tại hiện trường, thượng tá An khiến Công không thể chối cãi được hắn chính là người đến nhà nữ hộ lý khi bà vừa từ ca trực về. Và Công cũng là người cuối cùng rời khỏi nhà bà Ngân. Bằng những biện pháp tác động đến tâm lý, cuối cùng Công cũng đã phải cúi đầu nhận tội.
Kẻ thủ ác khai rằng do nợ nần bức bách, tối ngày 7-2-2007, Công mua một chiếc búa đinh giấu trong người rồi đến nhà chị Ngân với ý định đen tối. Qua câu chuyện, Công biết được chị Ngân có nhiều tài sản nên đã dùng hung khí sát hại chị. Để tránh bị phát hiện và xóa luôn dấu vết hiện trường, Công đã vơ toàn bộ quần áo trong nhà vứt lên người nạn nhân và châm lửa đốt trước khi bỏ đi... Hình phạt dành cho bác sỹ này là án tử hình cho 3 tội giết người, cướp tài sản và hủy hoại tài sản.
Theo Yên Chi
An ninh thế giới
Gặp Trung tá Lê Mạnh Hùng - khắc tinh của tội phạm trốn nã Đối tượng truy nã dù nguy hiểm đến đâu, dùng nhiều cách thức, thủ đoạn lẩn trốn tinh vi, ma mãnh thế nào thì trước sau cũng phải chịu quy phục bởi các biện pháp nghiệp vụ sắc bén của Trung tá Lê Mạnh Hùng (SN 1976), Đội trưởng đội 3, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an tỉnh Thanh Hóa....