Người chồng Sài Gòn 6 năm mới biết mình nuôi con kẻ khác
6 năm hết lòng vì con, anh Phong chết lặng khi mới đây vợ kiện, yêu cầu anh từ bỏ quyền làm cha trên tờ khai sinh của con.
Anh Phong không còn đứng tên cha trên giấy khai sinh của con gái – bé Na (6 tuổi) sau phiên xử hồi tháng 6 vừa qua của TAND quận Tân Bình (TP HCM). Rời khỏi phiên tòa, chị Giang, vợ anh, vui vẻ, còn anh ngược lại tâm tư nặng trĩu.
Chị Giang là người Đài Loan, đến Sài Gòn làm việc và kết hôn với anh Phong, hiện cùng 36 tuổi. Năm 2012, chị sinh bé Na, giấy khai sinh cha đẻ là anh Phong. Hơn 6 năm qua, anh Phong rất yêu thương, cùng vợ chăm sóc con gái.
Anh tâm sự, từ lúc sinh con ra đã không thấy giống ai đằng nội. Lúc đó, anh đặt rất nhiều câu hỏi, nhưng nghĩ, con giống ai không quan trọng, quan trọng tình thương mình giành cho bé. Chị Giang bận việc, thường xuyên phải đi công tác, vì thế anh đảm nhận chăm con nhiều hơn. “Con bé hay bị bệnh vặt, cứ trở trời là ho, sổ mũi. Đổi lại, cháu hát và múa líu lo cả ngày, yêu lắm”, anh chia sẻ.
Chị Giang cũng thừa nhận bé Na rất quấn ba. Còn anh, đi đâu, làm gì cũng chỉ muốn về nhanh để được chơi với con.
Một năm trước, chị Giang quyết định cho con gái đi du học ở Đài Loan. Cơ quan xét duyệt hồ sơ yêu cầu phải có giấy giám định ADN để xác định cha mẹ ruột của bé. Sợ kết quả sai, con sẽ không được đi, chị thú nhận với chồng, bé Na không phải là con anh, mà là con của người yêu trước. Khi mang thai chị không biết điều đó, chỉ đến lúc bé chào đời, rất giống người kia, chị mới nhận ra.
Đau đớn, không tin vào tai mình, anh cùng chị đưa con đi giám định ADN nhiều nơi, nhưng đều chung kết quả là bé Na không cùng huyết thống với anh. Không chấp nhận sự thật này, anh không đồng ý đi cải chính hộ tịch cho bé. Cuối cùng, chị đành phải kiện ra tòa, yêu cầu xác định lại cha cho con.
Ành: tasbeh
“Tôi rất cảm ơn thời gian qua anh ấy đã chăm sóc cho bé Na, nhưng nếu tôi cứ chần chừ sẽ không kịp để nhập học cho con bé”, chị nói.
Video đang HOT
Sau khi được đổi giấy khai sinh, cải quốc tịch từ Việt Nam sang Đài Loan, bé Na đã cùng mẹ sang nhà ngoại ở Đài Loan, và làm thủ tục nhập học ở trường mới.
Sau sự việc, mối quan hệ vợ chồng anh Phong vẫn bình thường và anh vẫn xem bé Na là con gái. “Cha con tôi xa nhau hơn một tháng nay rồi. Con bé cứ gọi về líu lo với ba. Còn tôi chỉ biết học cách chấp nhận sự thật”, anh nói, pha chút chua chát.
Một vị thẩm phán của TAND cho biết, chuyện xác nhận cha mẹ cho con không phải hiếm. Thời gian qua, từng có nhiều vụ kiện yêu cầu người kia phải chấp nhận là cha, mẹ của con mình, hoặc của chính mình. Chuyện của chị Giang là hy hữu, vì yêu cầu người chồng đang sống chung chấp nhận không phải cha của con gái.
* Tên nhân vật đã thay đổi.
Phan Thân
Theo Vnexpress
Cuộc sống hôn nhân có 'người thứ 3' thản nhiên ghen ngược, vợ buồn lòng nhưng cũng bất lực
Nếu tiếp tục mỗi ngày về nhà là khung cảnh như thế này, Hạnh không biết cô có thể chịu đựng nổi không nữa!
ảnh minh họa
Vốn Hạnh là con gái út trong gia đình, được bố mẹ, anh trai cưng chiều. Gia đình cô cũng có điều kiện nên từ bé Hạnh không phải lo nghĩ đến những vất vả của cuộc sống. Quãng thời gian khó khăn nhất của cô có lẽ là khi đi du học, xa nhà, xa sự quan tâm của bố mẹ. Nhưng may mắn thay, cô gặp Quân - người yêu đã bên cạnh cùng cô vượt qua quãng thời gian đó, và hiện tại là chồng mới cưới của Hạnh.
Gia đình hai bên đều ủng hộ mối quan hệ này, Hạnh và Quân làm lễ cưới sau khi về nước nửa năm. Cứ ngỡ cuộc sống của Hạnh từ màu hồng sẽ thêm mặn nồng trọn vẹn, nhưng những khó khăn lúc này mới bắt đầu xuất hiện.
Thời gian Quân và Hạnh , yêu thương nhau hơn 4 năm du học, nhưng Hạnh cũng chưa nắm rõ về bố mẹ chồng. Chính vì vậy ngay khi về nước, Hạnh thường xuyên sang nhà Quân để tự mình "tìm hiểu" hai bác. Bố mẹ Quân rất quý Hạnh, lúc nào cũng tiếp đón hồ hởi, ưng ý lắm vì con trai có cô bạn gái xinh xắn lại lễ phép. Hạnh "chắc ngẩm" mình đã chọn đúng người, đúng nhà.
Cưới chồng là về nhà chồng ở, gia đình Hạnh không ở riêng vì Quân là con trai duy nhất, đặc biệt căn nhà của bố mẹ Quân cũng quá rộng, để không thì cũng lãng phí. Tình cảm vợ chồng mới cưới còn bỡ ngỡ và lãng mạn, Hạnh tuy có không vừa ý, nhưng Quân nói ngọt ngào nên Hạnh cũng đồng ý ở chung với bố mẹ chồng. Ai ngờ đâu, lúc này Hạnh nhìn lại, dường như đó là quyết định sai trái nhất cuộc đời cô.
(Ảnh minh họa)
Quân hóa ra là một "chàng trai của mẹ", hay nói cách khác, với mẹ chồng Hạnh, con trai cô là người hoàn mỹ nhất, tài giỏi nhất, không ai "được phép" yêu con trai hơn mẹ Quân. Ngay từ bữa ăn tối đầu tiên trong nhà chồng, Hạnh đã nhận ra "vấn đề" đó giữa hai mẹ con Quân.
Ngồi trong mâm, mẹ Quân không hết lời có cánh cho con, nào là kể về những thành tích xuất sắc, nào là khen vẻ ngoài hoàn mỹ, nào là khen vận gia đình có quý tử tốt... Hạnh chỉ biết cười trừ, quay sang Quân anh cũng đang tít mắt cười.
Trong bữa cơm, khi Quân gắp thức ăn cho Hạnh, ngay lập tức Hạnh thấy mẹ Quân ngừng kể chuyện mà nhìn Hạnh, rồi Quân: "Thế con trai cưng gắp thức ăn cho vợ có quên ai không ý nhỉ?".
Quân nghe rồi suýt xoa, quay sang gắp cho mẹ, Hạnh thấy rõ mẹ chồng cười mỉm lại với mình, nhưng không hiểu sao cô lại thấy có gì rất lạ. Chuyện nhỏ đó, chính là mở đầu cho những ngày Hạnh phải "chịu đựng" cảnh mẹ chồng "ghen ngược" với cô.
Một lần khác, đó là lúc Quân mới đi công tác về, anh chạy ù vào phòng với vợ vì đã là tối muộn. Hai vợ chồng chuẩn bị đi ngủ, xa nhau lâu ngày mà mới cưới... Khi đèn phòng vừa tắt, tiếng gõ cửa vọng lại, đó là mẹ chồng Hạnh, bà mừng rỡ ôm chầm lấy Quân, ôm hôn ríu rít.
Mẹ chồng còn bảo con trai sang ngủ cùng bà, vì hôm đó bố Quân cũng đi công chuyện. Trước lời nói của mẹ, Hạnh sững sờ, trái lại Quân chẳng hề bất ngờ, nhưng Quân từ chối mẹ và bảo mẹ về phòng. Bấy giờ, mẹ chồng Hạnh lại sụt sịt, nói là Quân hết thương mẹ, Quân "đội vợ lên đầu", thế là Quân lại phải đưa mẹ sang phòng.
Cánh cửa phòng khép lại: "Anh đợi mẹ ngủ rồi sang, em ngủ trước đi nhé!", Quân ngó đầu vào nói nhỏ với Hạnh. Hạnh vẫn đứng sững trong phòng, không thể tin nổi những hành động vừa rồi của mẹ chồng. Cô ngủ một mạch tới sáng để quên đi.
(Ảnh minh họa)
Sáng hôm sau, mẹ chồng thái độ ra mặt với Hạnh, vẫn tiếp tục ca thán và chăm sóc cho Quân, Hạnh mới đánh tiếng hỏi mẹ:
"Mẹ, sao đêm qua mẹ lại bảo anh Quân sang ngủ với mẹ, anh ý mệt, cũng lớn rồi còn bé bỏng gì nữa đâu. Con mong lần sau mẹ tôn trọng vợ chồng bọn con nhé ạ!"
"À, tôn trọng à. Mẹ là tôn trọng chị lắm mới cho chị cưới con trai cưng của mẹ nhé! Ở nhà này thì biết điều, Quân là con tôi, không phải là chồng cô thì phải nghe lời cô đâu!"
Hạnh lại trợn tròn mắt vì bất ngờ, rõ ràng đó là mẹ Quân đang "tị nạnh" với cô, suốt thời gian cô về nhà chồng không biết bao lần. Nếu tiếp tục mỗi ngày về nhà là khung cảnh như thế này, Hạnh không biết cô có thể chịu đựng nổi không nữa!
Theo Giadinh.net
Du học tại chỗ - Tại sao không? "Xét về phương diện kinh tế, đi du học cũng là một hình thức nhập khẩu dịch vụ mang lại lợi ích to lớn là nguồn lao động chất lượng cao. Do vậy, chúng ta hãy đừng hỏi vì sao nhà nhà cho con đi du học, mà hãy bàn câu chuyện làm thế nào để mang môi trường học tập quốc tế...