Người chồng lái xe gây tai nạn cho vợ đã đuổi con gái ra khỏi nhà
Sau khi về nhà ngoại chơi với mẹ vài ngày, em H.T.N (12 tuổi, ngụ Hóc Môn) bị cha ruột của mình là anh H.T.M (SN 1977) ngắt điện, đuổi về ngoại ở.
Đã hơn một tháng nay, kể từ khi chị D.N.T (SN 1977, ngụ huyện Hóc Môn, TP. HCM) bị chồng là anh H.T.M (SN 1977) lái xe ô tô gây tai nạn tại Ngã ba Cống Đôi (xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP. HCM) ngày 6/10.
Vụ tai nạn khiến chị T. bị gãy khung sườn phải, dập gan, phổi, tuy đã xuất viện về nhà nhưng vẫn chưa thể bình phục nên chị phải về nhà mẹ ruột để dưỡng bệnh. Ba đứa con nhỏ của chị vẫn ở căn nhà nhỏ gần nhà ông bà nội, chỉ đến cuối tuần, các em mới về nhà ngoại thăm mẹ.
Cơ quan chức năng cho biết sự việc đang trong quá trình điều tra và khi có kết quả sẽ tiến hành xử lý hành vi vi phạm của anh M.
Khi sức khỏe dần ổn định, chị T. yêu cầu được Trung tâm Pháp y giám định tỉ lệ thương tật của mình.
Mọi chuyện tưởng chừng như đã đi vào điểm kết thì bất ngờ chúng tôi nhận được thông tin cháu H.T.N (12 tuổi, con chị T.) bị cha ruột mình đuổi ra khỏi nhà, ngay cả lối đi vòng nhà bác để vào thăm 2 đứa em cũng bị cha mình cấm bước qua.
Để tìm hiểu rõ về sự việc trên, chúng tôi đã đến gặp 3 chị em N. thì biết được hiện tại em phải về nhà bà ngoại ở chung với mẹ, hai đứa em nhỏ hơn phải ở nhà nội trong tình trạng được kiểm soát chặt chẽ, có người đưa đón đi học, cho ăn ngày hai bữa nhưng không ai nói chuyện hay hỏi han hai chị em. Cả 3 đều muốn về lại ngôi nhà nhỏ để ở nhưng không được.
Theo N., khoảng hai tuần trước, khi K. (em trai út) đang đi học thì cô giáo điện thoại cho chị T. nói rằng bé bị sốt cao, để gia đình rước về nhà chăm sóc. Thấy bé sốt cao quá, bên nhà chị T. xin phép nhà chồng cho bé ở với mẹ, khi bé hết bệnh sẽ cho về lại nhà nội, N. cũng xin ở bên nhà ngoại vài ngày để chăm em.
Khi em trai hết bệnh, N. và em về căn nhà nhỏ cạnh nhà nội. Đến khoảng 17h30 ngày 9/11, anh M. xuống nơi ba chị em N. ở để yêu cầu vào nhà nội nhưng không nói lý do gì. Vì ở nhà nội không ai tiếp xúc với ba chị em, thậm chí khi em trai sốt cao phải ở nhà ngoại hơn một tuần mà ba mình cũng không hỏi thăm về sức khỏe em trai, nên N. xin được ở lại căn chòi nhỏ của mình.
“Em ở đây đã quen rồi, vả lại lên nhà nội không ai nhìn ngó tới chúng em, rất khó chịu, nên em xin ba cho tụi em ở trong căn nhà nhỏ như mọi ngày. Thế nhưng ba nói rằng: “Nếu mày không lên nhà thì tao ngắt điện, hoặc là ở nhà nội, không thì dọn đồ về nhà ngoại mà ở”. Em nghĩ ba dọa, không ngờ ba ngắt điện thật. Quá sợ, em điện thoại cầu cứu Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP. HCM, thì bị ông nội giật điện thoại không cho gọi”, N. ngậm ngùi.
V. cho biết em vẫn muốn ở trong căn nhà nhỏ nơi ba chị em thường ở.
Theo N. sau khi anh M. cắt điện, thì em không thể học bài, hai đứa em sợ ba nên về nhà nội, còn em ngồi thui thủi phía trước nhà đến hơn 19h. Sau đó em lén lấy lại điện thoại và điện cho mẹ nhờ bên ngoại lên rước về.
Video đang HOT
Qua ngày hôm sau, N. trở về nhà nội thì nhà đã khóa hết các cổng, ngay cả lối đi vòng bên phía nhà bác như mọi khi ba cũng nhờ bác cấm em đi vào, khiến em cảm thấy tủi hổ.
Hiện tại lối đi, về duy nhất của N. là đi nhờ nhà bác ruột cũng đã bị cấm vào.
Em H.T.V (10 tuổi, em gái của N.) cho biết lúc N. đi rồi, em và K. sợ quá nên lên nhà ngủ với bà nội, nhưng vẫn muốn xuống căn nhà nhỏ để ở, em chia sẻ: “Chị hai đi buồn lắm, nhà nội chỉ đưa đi học, về cho ăn cơm chứ không ai nói chuyện với hai đứa em. Em muốn xuống chòi ở vì K. lạ chỗ cứ khóc không chịu ngủ, tụi em muốn chị hai về nhưng ông nội không cho. Xin ba thì ba bảo ở dưới chòi có chuyện gì thì không ai lo, ba không cho xuống đó. Chị hai về xin vô nhà ba nói 1 là đi, 2 là ở chung nhà nội”.
Tuy gọi là nhà, nhưng thực ra đó chỉ là chiếc chòi được dựng tại bằng mái tole,bốn bên là ván ép, vừa đủ để che một chiếc giường ngủ cho ba chị em N.
Thế nhưng các em vẫn mong muốn được ở đây.
Ngay khi biết được sự việc của ba chị em, đại diện Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP. HCM đã xuống tận nơi thăm hỏi, động viên, ban đầu hỗ trợ cho các em 2 triệu đồng. Sau sự việc em N. bị đuổi ra khỏi nhà, sáng ngày 12/11, ba chị em N. được Hội mời lên để tìm hiểu sự việc, động viên và hỗ trợ về pháp lý để các em có nơi ăn, chỗ ở ổn định rồi tiếp tục học tập.
Bà Mai Thị Ngọc Mai cho biết: “Việc ăn, ở, học tập, vui chơi… là quyền của trẻ em, và không ai được quyền xâm phạm”.
Bà Mai Thị Ngọc Mai (Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM) cho biết vào tháng 10/2015, khi biết được trường hợp của chị T. và ba cháu bé, bà đã cử đại diện xuống tận nhà chị T. để thăm hỏi, tìm hiểu tình hình hiện tại của chị em N.
Bà chia sẻ: “Khi biết em N. bị gia đình không cho vào nhà, chúng tôi đã mời ba chị em lên để lắng nghe chia sẻ của các em về khó khăn của mình. Chúng tôi cũng đã cử người xuống thăm nhà em N., đó là một căn phòng nhỏ, chật hẹp, không đầy đủ tiện nghi, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. Mẹ cháu đang bệnh, không ai cưu mang ba đứa trẻ, nay cháu N. lại bị người thân không cho vào nhà nên hoàn cảnh rất khó khăn. Chúng tôi cũng liên hệ, nhằm tiếp xúc với bên nội của bé nhưng chưa gặp được. Về việc học tập, ăn, ở là quyền của trẻ em, gia đình làm áp lực với em N. là đã vi phạm vào quyền trẻ em, chúng tôi sẽ cố gắng tiếp xúc với anh M. và tư vấn pháp lý để em được sự bảo vệ tốt nhất. Bên cạnh đó, cũng liên hệ với Hội Phụ nữ TP. HCM để hỗ trợ cho chị T.”.
Chị T. cho biết: “Khi tôi đang chuẩn bị hồ sơ đề nghị pháp y giám định tỉ lệ thương tật mà anh M. đã gây ra cho mình, thì con tôi lại bị chính cha ruột của nó đuổi ra khỏi nhà. Việc làm này khiến tôi cảm thấy rất chua xót”.
Theo_2Sao
Vụ bé gái bị nhốt, đánh trong chùa: Đi ngược giáo lý từ bi của Phật giáo!
"Trẻ em còn non nớt về tinh thần và khả năng tự vệ kém. Nguy cơ bị xâm hại đối với các cháu rất cao. Sự việc bạo hành trẻ tại chùa Thiên Tâm (Hưng Yên) cho thấy sự thiếu hụt của người lớn trong nhận thức và chấp hành pháp luật về quyền trẻ em trong xã hội"
Cháu Nguyễn Thị P (ảnh: Báo Người lao động)
Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) - trao đổi với PV Dân trí về sự việc cháu Nguyễn Thị P. (sinh năm 2005, quê quán Chiếng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) bị nhốt, bị bạo hành và 4 ngày mới được ăn 1 bát cơm có muối tại chùa Thiên Tâm, thôn Lạc Cầu (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vừa qua.
Liên quan tới sự việc cháu bé Nguyễn Thị P. bị nhốt và có những dấu hiệu bạo hành tại chùa Thiên Tâm, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em có ý kiến gì, thưa ông?
Theo báo cáo nhanh cơ quan LĐ-TB&XH địa phương, cháu Nguyễn Thị P. đã được chính quyền địa phương cùng với cơ quan LĐ-TB&XH địa phương kịp thời bảo vệ, hỗ trợ và chuyển cháu đến một gia đình chăm sóc thay thế tại thôn Lạc Cầu, xã Giai Phạm.
Cháu Nguyễn Thị P. đã được chữa trị vết thương tại bệnh viện huyện Yên Mỹ. Các cơ quan chức năng đã hỗ trợ tư vấn để ổn định tinh thần cho cháu. Công an huyện Yên Mỹ đã triển khai công tác điều tra, đưa cháu đi giám định tại Hà Nội.
Sự việc "nhốt, cách ly, không cho trẻ em đi học và có dấu hiệu bạo hành" xảy ra trong một cơ sở tôn giáo, đã đi ngược lại giáo lý và bản chất nhân đạo, từ bi của tôn giáo.
Khi cháu P. được giải cứu, trong căn phòng nhốt cháu chỉ có một bát cơm đã ăn hết và ít muối trắng cùng một chai nước.
Khi sự việc được cơ quan pháp luật điều tra làm rõ, vị sư trụ trì chùa Thiên Tâm cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước giáo hội tùy theo mức độ nghiêm trọng.
Tôi đề nghị chính quyền địa phương kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đăng ký giám hộ, đăng ký thường trú, tạm trú khi vị sư trụ trì chùa nhận trẻ em về nuôi dưỡng tại chùa từ năm 2011 đến nay.
"Xin được nói thêm, các hành vi vi phạm pháp luật đối với trẻ em, gây tổn hại cho trẻ em đều bị nghiêm trị và tăng nặng hơn so với cùng hành vi gây tổn hại cho người đã trưởng thành" - ông Đặng Nam nói.
Từ sự việc diễn ra tại chùa Thiên Tâm, ông có nhận xét gì về thực trạng ý thức chấp hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong xã hội hiện nay?
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra việc vi phạm pháp luật về quyền trẻ em và bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở một số cơ sở tôn giáo, cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Thậm chí, việc vi phạm còn do các bậc cha, mẹ hoặc những người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em gây ra.
Điều này cho thấy có "khoảng trống" về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về quyền trẻ em, kỹ năng chăm sóc trẻ em trong xã hội.
Đối tượng trẻ em có đặc thù non nớt về thể chất, tinh thần. Các cháu ít có khả năng phản ứng, đề kháng và tự bảo vệ. Nguy cơ bị xâm hại đối với các cháu rất cao. Điều này đòi hỏi các cơ quan bảo vệ cần tăng cường chấp hành công tác bảo vệ, chăm sóc đối tượng trẻ em.
Qua câu chuyện ở chùa Thiên Tân cũng như tình trạng gia tăng các vụ xâm hại tình dục, bạo lực, bóc lột trẻ em gần đây, ông có những đề xuất gì để ngăn chặn tình trạng này?
Tôi cho rằng, Nhà nước cần gấp rút bổ sung và sửa đổi quy định pháp luật về quyền trẻ em nói chung và về bảo vệ trẻ em nói riêng.
Cháu P. được phát hiện ngồi co ro dưới gầm bàn trong ngôi nhà cấp 4 (ảnh do người dân tham gia giải cứu cháu P. cung cấp)
Cụ thể, pháp luật cần bổ sung các quy định bắt buộc về trách nhiệm tố giác, thông báo các hành vi nguy cơ hoặc đang xâm hại trẻ em. Đi kèm với các chế tài xử phạt hành vi che giấu, không tố cáo, thông báo hoặc khen thưởng hành vi tố cáo, thông báo kịp thời.
Quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm truyền thông, về kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội làm việc về trẻ em.
Bắt buộc học tập, đào tạo về kiến thức pháp luật, về kỹ năng bảo vệ trẻ em với các đối tượng chăm sóc trẻ em thay cho gia đình các em như: Người giám hộ, người quản lý, nhân viên cung cấp dịch vụ và làm việc ở các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.
Không chỉ có vậy, pháp luật cần hình thành một hệ thống bảo vệ trẻ em (trong tương quan với các hệ thống Giáo dục, hệ thống Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em) gồm: Cơ quan chủ trì về bảo vệ trẻ em các cấp, trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong bảo vệ trẻ em, tiêu chuẩn và quy trình bảo vệ trẻ em của các dịch vụ liên quan, các cơ sở từ thiện, xã hội nuôi dưỡng trẻ em, sắp xếp nguồn nhân lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ trẻ em ở cấp xã...
Xin cảm ơn ông
"Tại kỳ họp lần thứ 10 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét và góp ý cho Dự án Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi). Bảo vệ trẻ em là một trong những nội dung cơ bản được bổ sung, sửa đổi và quy định mới trong dự án Luật này" - ông Đặng Hoa Nam cho biết.
Hoàng Mạnh (thực hiện)
Theo Dantri
Ba chị em thượng tá quân đội chết thảm trên đường đi chữa bệnh Trưa ngày 5-8, trên tuyến đường liên xã Giang Điền - An Viễn (thuộc ấp Hoà Bình 2, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe tải và xe máy khiến ba người thiệt mạng chỗ. Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, xe tải biển kiểm soát...