Người chồng đánh vợ dã man ở Phú Thọ phải chịu hình phạt nào?
Nếu có đủ căn cứ, yếu tố cấu thành tội phạm, thì người chồng cũ đánh vợ dã man có thể bị truy tố về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác.
Liên quan đến vụ việc, cô giáo bị chồng cũ đánh đập dã man, cô Lê Thị Tú O. (SN 1982, ở Tam Nông, Phú Thọ), là giáo viên của trường tiểu học xã Minh Hòa (Yên Lập, Phú Thọ) bị đối tượng Lương Tiến D. (SN 1981, ở xã Hương Nha, Tam Nông, Phú Thọ, là chồng cũ của nạn nhân) đánh đập gây nhiều thương tích trên cơ thể khiến dư luận rúng động. Dưới góc độ pháp lý của vụ việc, ngày 4/6, PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Đình Thưởng – Công ty luật TNHH Đại Hà.
Chị O. bị đánh đập dã man khiến dư luận rúng động.
Theo luật sư Nguyễn Đình Thưởng: Nếu cơ quan điều tra xác định hành vi của anh D. có đủ căn cứ, dấu hiệu phạm tội, thì D. có thể bị truy tố về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác (Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009).
“Theo quy định của BLHS, đây là loại tội lấy tỉ lệ thương tật làm căn cứ xác định trách nhiệm hình sự. Qua việc giám định tỉ lệ thương tật của chị O. cụ thể:
Thứ nhất, nếu tỉ lệ thương tật của chị O. từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 104 (Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây hại cho nhiều người; gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần; phạm tội có tính chất côn đồ…) thì anh D. sẽ bị truy cứ TNHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đên sức khỏe người khác với khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Thứ hai, nếu tỷ lệ thương tật của chị O. từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104, thì anh D. sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Video đang HOT
Thứ ba, phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104, thì bị phạt tù từ năm năm đến 15 năm.
Thứ tư, nếu thông qua giám định tỉ lệ thương tật của chị O. dưới 11% mà hành vi của D. không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 108 thì hành vi của D không cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác. D. sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Luật Hành chính”, luật sư Thưởng cho hay.
Cũng theo luật sư Nguyễn Đình Thưởng, đối tượng D. có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đển sức khỏe của chị O. hay không, thì căn cứ vào việc xác định tỉ lệ thương tật qua Kết luận giám định của Hội đồng y khoa. Trường hợp không thể tổ chức được Hội đồng y khoa để giám định thương tật, thì căn cứ vào Bảng tiêu chuẩn thương tật 4 hạng tại Thông tư liên bộ số 12/1995 của Bộ Y tế và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Theo luật sư Thưởng, vụ việc đang được cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ các tình tiết nên các thông tin, tình tiết của vụ việc chưa được sáng tỏ. Tuy nhiên, sau khi đã xảy ra vụ việc trên, trước mắt, D. có thể thực hiện những hành động khắc phục hậu quả xảy ra như tự nguyện bồi thường, xin lỗi chị O. và gia đình, chi trả chi phí chữa trị cho chị O.
Trước đó, ngày 29/5, sau khi bị D. – chồng cũ – hành hung dã man ở phòng, chị O. may mắn chạy thoát được ra ngoài rồi sang phòng một cô giáo khác trong khu tập thể giáo viên của trường tiểu học nơi cô đang công tác để cầu cứu. Sau khi phát hiện nạn nhân bị đánh, xuất hiện nhiều vết thương trên cơ thể, đồng nghiệp đã nhanh chóng đưa chị đến trạm y tế xã để cấp cứu ngay trong đêm.
Bùi Hưng
Theo_Kiến Thức
Vụ Đỗ Đăng Dư bị bạn cùng phòng đánh chết: Luật sư nói gì?
Luật sư bảo vệ bị cáo Bình cho biết, việc cơ quan điều tra đề nghị truy tố bị can Vũ Văn Bình về Tội cố ý gây thương tích là hoàn toàn khách quan và có căn cứ pháp luật.
Trong phiên tòa xử bị cáo Vũ Văn Bình (SN 23/02/1998, trú tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) phạm tội cố ý gây thương tích gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến cái chết của bạn giam cùng phòng là Đỗ Đăng Dư (17 tuổi, trú tại Chương Mỹ, Hà Nội), người mẹ bị hại, bà M. không ngừng khóc nấc lên trước nỗi đau mất con.
Bị cáo Vũ Văn Bình đánh chết bạn cùng phòng giam vì... rửa bát không sạch.
Nếu như nỗi đau, sự xấu hổ vì đứa con dại dột trẻ người non dạ không may tay nhúng chàm thì có lẽ đã không đau đớn, quặn thắt khi mà đứa con ấy sau một thời gian tạm giam trọng trại lại bị mất mạng một cách uẩn khúc chỉ vì một chút mâu thuẫn nhỏ nhặt với bạn giam cùng phòng.
Hôm ấy vào khoảng 8h30 ngày 4/10/2015, sau khi ăn sáng xong, Dư được phân công đi rửa bát. Nhưng vì nhìn thấy các mép bát mà Dư rửa không sạch, Bình liền gọi Dư ngồi lại nhắc nhở bằng cách cho vài cái bạt tai để nhớ cùng câu nói: "Từ sau mày phải rửa bát cho sạch. Bát của cả buồng chứ không phải của riêng mày".
Dư cũng ngoan ngoãn đáp lại: "Từ sau em sẽ rửa bát sạch sẽ". Nhưng Bình không dừng lại mà tiếp tục dùng gót chân trái nện liên tiếp vào đầu, trán Dư theo hướng từ trên xuống khiến Dư vừa ôm đầu vừa luôn miệng xin lỗi.
Những tưởng sự việc chỉ là "ma cũ bắt nạt mà mới" trong trại giam, tuy nhiên, sự việc có vẻ nghiêm trọng khi Dư từ nhà vệ sinh đi ra bị trượt ngã rồi liên tục ôm bụng kêu đau và nói với bạn cùng phòng rằng muốn được đưa đi trạm xã.
Được các bạn dìu ra đến cửa, Dư không đi được và khụy ngã xuống nhà và liên tục nôn ọe. Cùng lúc đó có cán bộ quản giáo đi kiểm tra buồng phát hiện thấy sự việc liền mở cửa buồng nhanh chóng đưa Dư xuống Bệnh xá của Trại cấp cứu đồng thời báo cáo Ban giám thị Trại.
Nhưng trước tình trạng sức khỏe của Dư có vẻ ngày một xấu, cán bộ trại đã đưa Đỗ Đăng Dư được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, sau đó tiếp tục chuyển Dư đến Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục theo dõi.
Tại Bản kết luận giám định pháp y ngày 5/11/2015 của Viện pháp y Quân đội kết luận: "Chấn thương sọ não do tác động của vật tày vào vùng trán phải; Tụ máu dưới da đầu, vùng trán phải kích thước 3cm x 2,5 cm; chảy máu não; tụ máu quanh lỗ chẩm gây chèn ép cuống não... Tình trạng phù não, chảy máu não do chấn thương sọ não gây chèn ép cuống não dẫn đến suy tuần hoàn, suy hô hấp không hồi phục là nguyên nhân gây tử vong với Đỗ Đăng Dư".
Xác định đây là vụ án gây hậu quả nghiêm trọng, đối tượng phạm tội là người chưa thành niên và xảy ra trong quá trình giam giữ nên ngay sau khi xảy ra vụ án, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can và đề nghị luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho bị can và cũng để đảm bảo quá trình điều tra vụ án được thực hiện một cách khách quan theo đúng qui định của pháp luật.
Là người bào chữa cho bị cáo Vũ Văn Bình Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết: Việc cơ quan điều tra đề nghị truy tố bị can Vũ Văn Bình về Tội cố ý gây thương tích là hoàn toàn khách quan và có căn cứ pháp luật. Quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã khách quan xem xét đầy đủ các chứng cứ để xác minh hành vi phạm tội của bị can đã thực hiện. Đặc biệt trong bất kỳ buổi hỏi cung bị can đều có sự chứng kiến của luật sư và mẹ bị can là người đại diện hợp pháp của bị can chưa thành niên.
Tuy nhiên, kết thúc phần xét hỏi, HĐXX nhận thấy vụ án còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ đã tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung vấn đề liên quan đến chi phí mai táng, điều trị cho nạn nhân tại bệnh viện.
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức; g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Yến Nhi
Theo_Người Đưa Tin
Khởi tố mẹ kế đánh con chồng bầm tím cơ thể Ngày 2/4, Công an huyện Gò Dầu (Tây Ninh) khởi tố vụ án, khởi tố bị can là bà Trương Thị Thúy Ái (35 tuổi, xã Cẩm Giang, Gò Dầu) về hành vi "Cố ý gây thương tích".Nạn nhân là bé N.T.K.A (8 tuổi, học lớp 2 trường Tiểu học Cẩm An, xã Cẩm Giang), con riêng của chồng bà Ái. Trước đó,...