Người chồng đảm đang
Cuộc đời Huyền thật may mắn khi lấy được một người chồng tuyệt vời như Tuấn.
Đối với Huyền, quả là cuộc đời chị thật may mắn khi lấy được một người chồng tuyệt vời, khi không chỉ giỏi giang trong việc làm ăn kiếm tiền nuôi vợ con, mà anh còn rất chu đáo quán xuyến giúp vợ trong hầu như tất tật việc to, nhỏ trong gia đình. Đã vậy, các loại hình tệ nạn như cờ bạc, rượu chè be bét… anh cũng không bao giờ dính tới.
Là người cùng làng và biết nhau từ thuở thiếu thời nên Huyền và Tuấn chẳng còn lạ gì tính tình của nhau. Hai người chơi thân với nhau từ thời tóc để chỏm nên hầu như ai trong làng, trong xóm cũng đều biết lúc lớn lên cả hai có tình cảm yêu đương. Tình yêu của đôi trẻ kéo dài cho tới khi cả hai đủ 18 tuổi và một đám cưới linh đình được tổ chức. Khi Huyền và Tuấn lên đôi vợ chồng cũng có không ít người xì xào như có ý chê Tuấn rằng không xứng với Huyền, bởi anh nhìn hơi xấu trai, trong khi Huyền lại rất xinh gái. Đã vậy, Tuấn lại quá hiền, mà cái tính hiền của anh hơi có vẻ cù lần.
Cưới nhau được nửa năm thì bố mẹ Tuấn cho hai vợ chồng ra ở riêng để phấn đấu làm ăn kinh tế. Với 5 sào ruộng khoán, vợ chồng Tuấn không chỉ trồng cấy lúa mà còn trồng rau màu, thậm chí cả 1 sào hoa. Cộng với nghề thợ xây của Tuấn khi lúc nào rảnh rỗi anh lại nhận việc đi xây nhà dựng cửa cho người ta nên chỉ mấy năm số vốn mà hai vợ chồng tích cóp đã kha khá. Huyền cũng là một người xáo đảo, chăm chỉ, mặc dù chồng đảm đang là vậy nhưng cô không bao giờ ỉ lại. Huyền quần quật suốt ngày, khi thì chăm mấy sào lúa, lúc lại vun tưới rau, hoặc những hôm đến phiên lại cắt hoa mang ra chợ bán…
Tuấn thì chăm chỉ, tuyệt vời đến mức không còn điểm nào để mà chê khi suốt ngày anh phụ giúp cùng vợ ngoài đồng. Lúc về nhà, Huyền chăm con thì anh lao vào bếp nấu cơm đun nước. Những lúc chờ cơm chín Tuấn còn tranh thủ giặt giũ áo quần giúp vợ mà không nề hà gì. Những dịp mùa màng bận rộn, Huyền luôn được Tuấn ưu tiên những việc nhẹ nhành, còn việc nặng anh đảm nhận hết. Mọi nhà trong xóm thường hay thuê người ta chở lúa bằng xe công nông từ ruộng về sân nhà để tuốt, thế nhưng vì muốn tiết kiệm tiền nên Tuấn đã tự chất lúa lên xe cải tiến để kéo về. Ngay như việc tuốt lúa cũng vậy, bình thường thuê máy mất khoảng 100-120.000 đ/sào, nhưng Tuấn thì nhất quyết không thuê máy, mà đêm đến anh tự tuốt bằng máy đạp chân.
Tuấn chăm chỉ, tuyệt vời đến mức không còn điểm nào để mà chê (Ảnh minh họa)
Tính hay lam hay làm, chịu khó của Tuấn như vậy mỗi vụ gặt cũng tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ. Nhiều khi thấy chồng vất vả, Huyền bảo: “Anh à, anh cứ ôm đồm việc nhiều quá nhỡ ốm ra đấy thì sao?! Chi bằng nhà mình thuê người ta vận chuyển lúa lên bờ rồi tuốt luôn bằng máy…”.Nghe vợ nói thế, Tuấn gạt phăng đi nói: “ Anh làm được mà! Những lúc rảnh rỗi mình cũng phải đi làm thuê làm mướn lấy tiền, nên những lúc nhà có nhiều việc mình làm cố chút cũng không sao, bởi như vậy mình làm thuê cho chính mình lại được tiền…”.
Không chỉ việc đồng áng, công việc trong nhà Tuấn đều chu toàn hết, mà mỗi tháng anh còn kiếm được rất nhiều tiền từ nghề thợ xây. Tuấn học được nghề thợ xây từ người chú ruột nên khi việc đồng áng vãn (thường là những khi không phải ngày mùa vụ) anh hay đi nhận các công trình xây dựng nho nhỏ ở các nhà dân trong làng, trong xã, hay các làng lân cận. Tuấn có tay nghề cừ khôi, tính tiền công không quá đắt, làm lại đảm bảo chất lượng nên nhiều hộ khi muốn xây cái bếp, sửa khoảng sân, hay lát cổng ngõ… đều gọi Tuấn. Chẳng vậy mà Tuấn nhận được rất nhiều công trình, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho khoảng gần chục thanh niên trong xóm. Có tháng nhiều việc Tuấn kiếm được cả gần chục triệu đồng từ việc xây chát. Có tiền hai vợ chồng đều tích cóp để phòng khi gia đình có công to việc lớn.
Video đang HOT
Tuy tham việc, ham kiếm tiền, và tiết kiệm tiền như thế nhưng Tuấn hoàn toàn không phải là người sống keo kiệt. Ngược lại, anh lại có tính cách sống rất thoáng đãng nên ai cũng quý mến. Với gia đình hai bên, Tuấn luôn chu toàn từng li từng tí và không bao giờ phải để bố mẹ mình cũng như bố mẹ vợ phải than phiền một điều gì cả. Hễ bên nhà vợ có công việc gì, mặc dù phải đi xây, phải bận bịu gì đi chăng nữa thì anh cũng luôn là người có mặt đủ đầy trong hầu hết khoảng thời gian nhà có việc chính. Anh luôn thúc giục vợ phải ít nhất một ngày tạt qua thăm bố mẹ vợ lấy dăm, mười phút. Hay khi nhà có nấu món gì ngon cũng luôn nói vợ phải múc mang biếu ông bà nội, ông bà ngoại như nhau…
Sống với nhau đã được gần 10 năm và có hai mặt con, đứa lớn 7 tuổi, đứa bé 4 tuổi, vậy mà hàng xóm chưa bao giờ nghe tiếng vợ chồng Huyền to tiếng cãi nhau. Thực ra Huyền là một người nóng tính, nhưng Tuấn lại rất trầm, và biết đều, chịu nín nhịn nên hễ khi vợ có nổi nóng là anh im luôn và thậm chí còn xin lỗi nếu biết mình sai nên chẳng vậy mà không có những xung đột là đương nhiên…
Thời hiện đại như bây giờ, nhất lại là ở một vùng quê đã, đang trên đà đô thị hóa như ở ngoại thành mà lấy được một người chồng đảm đang, giỏi giang, tốt tính như chồng Huyền thì quả là hiếm. Chẳng vậy mà bạn bè cùng trang lứa đều thầm ghen tị với chị, nhất là bố mẹ Huyền thì luôn chửi yêu cô con gái rằng: “ Cha bố cô! Phúc tổ cho mười đời nhà cô khi vớ được thằng chồng không có điểm nào để chê, chứ không thì chết đói và khổ cả một đời con ạ…”.
Theo 24h
Đàn ông sợ ràng buộc hôn nhân
Với đàn ông, tâm lý lo sợ này đồng nghĩa với sự thỏa hiệp, mất tự do. Đàn ông yêu tự do bản thân. Nhiều người chỉ cần nghĩ đến việc phải "ăn đời ở kiếp" với một người phụ nữ nào đó cũng đủ để họ cảm thấy phần còn lại của cuộc đời mình lâm vào ngõ cụt.
Với đàn ông, tâm lý lo sợ này đồng nghĩa với sự thỏa hiệp, mất tự do, phải hi sinh những sở thích cá nhân cùng những ám ảnh về trách nhiệm tài chính khi họ làm chủ gia đình.
Nghiên cứu của Cục điều tra dân số tại Mỹ cho biết, hơn bốn thập kỷ nay, tỉ lệ kết hôn của người Mỹ có dấu hiệu suy giảm. Còn theo nhận định của dự án Hôn nhân Quốc gia của trường ĐH Rutgers (Mỹ) thì, cánh đàn ông hiện nay ngày càng không muốn lập gia đình. Việc chung sống với một phụ nữ rồi có con với nhau khiến đàn ông cảm thấy bị ràng buộc hơn bao giờ hết.
Lo sợ áp lực từ phụ nữ
Trong khi ở phụ nữ, hôn nhân chấm dứt cuộc sống độc thân của người đã trưởng thành và họ sẵn sàng đón nhận sự thay đổi mới mẻ này. Ngược lại với đàn ông, chấp nhận hôn nhân đồng nghĩa với chịu áp lực từ người khác, vì thế cũng không có gì khó hiểu khi sau một thời gian chung sống, nhiều dàn ông đã dứt áo ra đi không hẹn ngày trở lại.
Thiếu tin tưởng phụ nữ
Nhiều đàn ông luôn có tâm lý ngờ vực phụ nữ. Họ nghĩ rằng, phụ nữ chỉ đến với đàn ông có nhiều tiền bạc, của cải và địa vị xã hội hoặc khả năng tình dục mạnh mẽ. Sự ràng buộc trong mối quan hệ theo hình thức này có thể gây tâm lý tự ái, thậm chí tổn thương khi đàn ông chứng kiến người phụ nữ bỏ mình theo người khác, chỉ vì họ không thể đáp ứng những đòi hỏi đó.
Chưa có tâm lý sẵn sàng
Hôn nhân tạo cho đàn ông những áp lực về mặt xã hội và họ có thể cân nhắc sự chọn lựa của mình thay vì quyết định tiến đến hôn nhân một cách vội vã. Đàn ông có thể có đủ khả năng để chờ đợi một phụ nữ hoàn hảo, đồng thời tập trung cho thăng tiến trong công việc, dành dụm tiền bạc mua nhà hoặc tham gia một lĩnh vực mới mẻ nào đó.
Những mối quan hệ nghiêm túc khiến đàn ông phải mất nhiều thời gian và năng lực (Ảnh minh họa)
Mất thời gian riêng tư
Những mối quan hệ nghiêm túc khiến đàn ông phải mất nhiều thời gian và năng lực đáng kể trong khi với lượng thời gian và sức lự này, họ có thể tự lo cho bản thân. Áp lực luôn đè nặng lên mọi thứ, từ việc cùng đi ăn tối và đi chơi với phụ nữ, hòa nhập với gia đình cô ấy, phải nhớ kỷ niệm ngày sinh của cô ấy hoặc đưa đón cô ấy đi làm mỗi ngày... Chúng dường như "quá tải" với đàn ông.
Chịu áp lực về mặt cảm xúc
Nhiều phụ nữ nhìn hôn nhân dưới lăng kính màu hồng đẹp đẽ. Với họ, khi chiếc nhẫn đeo vào ngón tay nghĩa là mọi vấn đề của họ được giải quyết một cách thần kỳ. Còn đàn ông, kể từ khi đeo nhẫn cưới họ phải chịu áp lực tâm lý nặng nề khi không hoàn thành trách nhiệm với người phụ nữ của mình.
Không thích bị "xử ép"
Khi li dị hoặc chia tay trong hôn nhân, nhiều đàn ông có tâm lý lo sợ cho cuộc hôn nhân lần hai, nếu có sau này của mình. Tại một số nước, luật pháp có những chính sách ưu đãi đối với phụ nữ sai li hôn. Không ít người phải thay đổi môi trường sống và làm việc, hao hụt tài chính sau khi chia tay, và điều này càng tạo tâm lý bị bất công cho đàn ông nên chẳng mấy ai dám nghĩ đến một mối quan hệ nghiêm túc khác.
Không thể chung thủy với một bạn tình
Đàn ông ham muốn tình dục theo nhiều cách khác nhau. Khi đã có vợ hoặc chung sống với một phụ nữ như vợ chồng, họ tình nguyện bỏ ham muốn tình dục từ những phụ nữ khác. Tuy nhiên, sự nhàm chán trong tình dục có thể nhen nhúm sự ham muốn. Vì thế, với nhiều người ngay cả đàn ông không có năng lực làm chuyện ấy, đó là nỗi ám ảnh khủng khiếp nhất.
Không muốn bị người khác kiểm soát
Bản tính tự nhiên của đàn ông thích sự độc lập. Họ muốn quyết định vấn đề, đưa ra những nguyên tắc theo cách riêng của mình. Họ muốn làm điều gì mình muốn, vì thế khi có người phụ nữ kề cạnh thì mọi chọn lựa, sắp xếp của họ bị đảo lộn ngay và họ phải hỏi ý kiến của cô ấy trước khi thực hiện. Từ đó, đàn ông cảm thấy mình không có lối thoát, phải chịu sự kiểm soát của người khác mà không biết họ cần gì, muốn gì. Nhiều người chia sẻ, không gian riêng của họ cũng bị tước mất vì phải bận phụ giúp việc gia đình với vợ, thậm chí những sở thích trước đây cũng không còn nữa.
Theo 24h
Nỗi niềm "máy bay bà già" Chả biết có phải là xu hướng hay không, nhưng thời gian gần đây cái "mốt" chồng trẻ lấy vợ già đang "thịnh". Thôi thì "được anh, được ả, được cả đôi đường", những mối tình đó cũng đến được cái kết đẹp là hôn nhân. Dù không ít nàng " máy bay bà già" phải ngậm đắng nuốt cay khi trong "chuyện...