Người chết vì nCoV ở Đức vượt 5.000
Đức ghi nhận thêm 2.352 ca nhiễm nCoV trong 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên hơn 148.000, trong đó 5.094 ca tử vong.
Viện Robert Koch (RKI), cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Đức, hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 2.352 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên 148.046. Đây là ngày thứ ba liên tiếp ca nhiễm nCoV Đức tăng sau khi có dấu hiệu giảm nhẹ trước đó.
Đức cũng báo cáo thêm 215 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 5.094. Số ca tử vong một ngày trước đó là 281 ca.
Người dân tại khu mua sắm ở Cologne, Đức, hôm 22/4. Ảnh: Reuters.
Đức đang là vùng dịch lớn thứ năm thế giới, sau Mỹ, Tây Ban Nha, Italy và Pháp. Tuy nhiên, nước này vẫn được đánh giá là kiểm soát Covid-19 tốt hơn so với các nước phương Tây khác.
Video đang HOT
Thủ tướng Angela Merkel tuần trước tuyên bố nước Đức bước đầu thành công trong cuộc chiến chống Covid-19 và nới dần các biện pháp phong tỏa, song yêu cầu tiếp tục duy trì cách biệt cộng đồng đến 3/5. Merkel và thủ hiến 16 bang dự kiến họp lần tiếp theo vào 30/4 để đưa ra các biện pháp ứng phó tiếp theo.
Dù nới phong tỏa , người dân phải đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và khi đi mua sắm. Lệnh cấm tụ tập hơn hai người và yêu cầu duy trì khoảng cách tối thiểu 1,5 m tại nơi công cộng vẫn có hiệu lực.
Các quán bar, quán cà phê, rạp chiếu phim, trung tâm âm nhạc và các sự kiện tôn giáo chưa được phép hoạt động. Các sự kiện lớn cũng bị đình chỉ cho đến ngày 31/8. Hầu hết các bang sẽ cho học sinh quay lại trường ngày 4/5, trừ Bavaria, bang chịu ảnh hưởng nặng nhất của Covid-19.
Theo khảo sát hồi đầu tháng do mạng lưới truyền hình Đức ARD công bố đầu tháng này, 64% người dân hài lòng với các biện pháp kiểm soát dịch của bà Merkel.
210 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã xuất hiện Covid-19, khiến hơn 2,6 triệu người nhiễm, hơn 184.000 người chết. Mỹ và châu Âu hiện là những vùng dịch lớn nhất thế giới.
Mai Lâm
Đức bắt đầu nới phong tỏa
Sau khi chính quyền Thủ tướng Merkel tuyên bố đã kiểm soát được Covid-19, một số cửa hàng nhỏ trên khắp nước Đức hôm nay bắt đầu mở cửa.
Từ những cửa hàng bán hoa tới các tiệm thời trang, đa số là những cửa hàng diện tích dưới 800 m2, được phép đón khách từ hôm nay, sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ hiến các bang công bố quyết định nới phong tỏa từ cuối tuần trước.
16 bang khắp nước Đức sẽ từng bước dỡ bỏ lệnh hạn chế ở mức độ khác nhau. Tại một số khu vực như thủ đô Berlin, việc khôi phục các hoạt động kinh doanh sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Một phố mua sắm ở Cologne, thành phố phía tây nước Đức, hôm 19/4. Ảnh: AFP.
Với 141.672 ca nhiễm và 4.404 ca tử vong do nCoV, Đức là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19, nhưng cũng là một trong những nước phản ứng nhanh nhất.
Viện Y tế Cộng đồng Robert Koch hôm 17/4 tuyên bố tỷ lệ lây nhiễm ở Đức lần đầu tiên giảm xuống dưới một. Bộ trưởng Y tế Jens Spahn tuyên bố Covid-19 đã "trong tầm kiểm soát". Tuy nhiên, Thủ tướng Merkel cảnh báo thành công của nước Đức "rất mong manh".
"Chúng ta sẽ không thể quay lại cuộc sống bình thường trong một thời gian dài nữa", Armin Laschet, thủ hiến bang North-Rhine Westphalia, khu vực đông dân nhất nước Đức, nói, cảnh báo một số lệnh hạn chế có thể kéo dài tới 2021.
Lệnh cấm tụ tập hơn hai người và yêu cầu người dân đứng cách xa nhau hơn 1,5 mét ở khu vực công cộng vẫn có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa các cửa hàng cắt tóc, ngành ban đầu được coi là hoạt động kinh doanh thiết yếu, không thể mở cửa ít nhất tới ngày 4/5.
Các địa điểm văn hóa, quán bar, trung tâm giải trí và thẩm mỹ viện cũng phải đóng cửa trong thời gian này, còn những sự kiện công cộng quy mô lớn như hòa nhạc hay bóng đá sẽ bị cấm tới 31/8.
Trường học sẽ mở cửa lại một phần trong những tuần tới. Đa số các bang sẽ cho học sinh trở lại trường vào 4/5. Bavaria, khu vực bị nCoV ảnh hưởng nặng nề nhất, sẽ tiếp tục đóng cửa trường học thêm một tuần.
Đức hy vọng tăng tốc độ xét nghiệm nCoV. Nước này đã xét nghiệm cho hai triệu người, đồng thời đặt mục tiêu sản xuất 50 triệu khẩu trang.
Thủ tướng Merkel "khuyến nghị" người dân nên đeo khẩu trang nơi công cộng, dù đây không phải quy định bắt buộc. Jena, thành phố miền đông nước Đức, bắt buộc người dân đeo khẩu trang từ đầu tháng. Thành phố này đã không ghi nhận ca nhiễm mới nào một tuần nay.
Hồng Hạnh
EU sẽ không thiếu năng lượng cả khi Nga-Ukraine không đạt thỏa thuận Báo cáo nghiên cứu EWI cho biết "nguồn cung khí đốt cho mùa Đông được đảm bảo, dù các cuộc đàm phán về chuyển giao khí đốt từ Nga qua Ukraine đến châu Âu có thể thất bại." Công nhân vận hành hệ thống đường ống dẫn khí đốt tại thị trấn Boyarka, vùng Kiev. (Ảnh: AFP/TTXVN) Viện Kinh tế Năng lượng (EWI)...