Người chết vì Covid-19 tăng trở lại, thế giới ở giai đoạn “rất nguy hiểm”
Số ca nhiễm và tử vong toàn cầu tăng trở lại do sự xuất hiện của biến chủng SARS-CoV-2 làm tiêu tan hy vọng trở lại cuộc sống bình thường của nhiều quốc gia.
Biến chủng Delta khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại ở Indonesia và nhiều nước trên thế giới (Ảnh: Reuters).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 14/7 cho biết, trong tuần qua, số ca tử vong vì Covid-19 toàn cầu đã tăng trở lại sau 9 tuần giảm. Cụ thể, thế giới ghi nhận thêm hơn 55.000 ca tử vong trong tuần qua, tăng 3% so với tuần trước đó. Số ca nhiễm cũng tăng 10% lên gần 3 triệu ca, trong đó nhiều nhất ở Brazil, Ấn Độ, Indonesia và Anh.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: “Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của làn sóng Covid-19 thứ ba”.
Indonesia hiện là vùng dịch nóng nhất ở châu Á. Chỉ riêng trong ngày 14/7, Indonesia có thêm hơn 54.500 người mắc Covid-19, đánh dấu lần đầu tiên số ca nhiễm mới trong ngày vượt mốc 50.000. Số người chết vì Covid-19 tại quốc gia này cũng dao động quanh ngưỡng 1.000 ca/ngày thời gian gần đây. Tại Indonesia, các nhà hỏa táng đều đang hoạt động hết công suất cả ngày lẫn đêm. Đến nay, Indonesia đã có tổng cộng gần 2,7 triệu người mắc Covid-19 và hơn 69.000 ca tử vong.
Video đang HOT
Số ca nhiễm và tử vong tăng mạnh khiến nhiều nước, trong đó có Australia, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, buộc phải hoãn kế hoạch mở cửa trở lại và phải siết chặt thêm các biện pháp hạn chế.
Theo WHO, số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 toàn cầu tăng trở lại là do tỷ lệ tiêm chủng vắc xin còn thấp, nhiều nước vội vã nới lỏng các biện pháp phòng dịch và ngoài ra cũng do sự xuất hiện của biến chủng Delta dễ lây lan hơn. Biến chủng Delta được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ và hiện đã lan ra 111 quốc gia và vùng lãnh thổ. WHO dự đoán, Delta sẽ trở thành chủng trội toàn cầu trong những tháng tới.
Sarah McCool, một giáo sư về y tế cộng đồng tại Đại học bang Georgia, cho biết sự kết hợp của những yếu tố này là công thức cho một đợt “bùng nổ” Covid-19 mới.
WHO cho rằng, nhiều nước đang phải đối mặt với sức ép cực lớn trong việc dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế nhằm mở cửa kinh tế. Tuy nhiên, WHO cảnh báo, việc nới lỏng hay dỡ bỏ quá sớm và thiếu thận trọng sẽ tạo điều kiện cho virus lan rộng hơn và nguy cơ xuất hiện các biến chủng nguy hiểm khác.
Đầu tháng này, Tổng giám đốc WHO Tedros cảnh báo, đại dịch Covid-19 toàn cầu đang bước vào một “giai đoạn mới và rất nguy hiểm”. Ông Tedros nhấn mạnh, cách tốt nhất để đối phó với đại dịch Covid-19 là hỗ trợ các quốc gia trong việc phân phối công bằng vắc xin, cùng các thiết bị bảo vệ cá nhân, xét nghiệm, vật tư y tế khác, đảm bảo các biện pháp xã hội và y tế công như phát hiện sớm ca bệnh, giám sát, xét nghiệm, cách ly và chăm sóc lâm sàng.
“Tôi đã kêu gọi các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng vào thời điểm này năm sau, 70% người dân ở mọi quốc gia đều được tiêm chủng”, Tổng giám đốc WHO nói.
Người chết vì Covid-19 cao chưa từng có, Thái Lan bên bờ vực "vỡ trận"
Thái Lan thắt chặt các biện pháp nhằm dập tắt đợt bùng phát dịch Covid-19 ngày càng nghiêm trọng tại nước này.
Lễ tang một bệnh nhân Covid-19 tại Bangkok, Thái Lan (Ảnh: Reuters).
Thái Lan ngày 10/7 thông báo, lệnh hạn chế đi lại từ 9 giờ tối hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau sẽ được áp dụng đối với khu vực đô thị Bangkok và 4 tỉnh phía nam - những nơi hiện có mức độ lây nhiễm cao nhất.
Bangkok và các khu vực lân cận cũng hạn chế các dịch vụ và thời gian mở cửa nhà hàng, trung tâm thương mại; đóng cửa spa và cơ sở làm đẹp; cấm tụ tập đông người. Các biện pháp hạn chế này sẽ có hiệu lực từ ngày 12/7 và kéo dài ít nhất đến ngày 25/7.
Thái Lan thắt chặt các biện pháp hạn chế sau khi ghi nhận số ca nhiễm và nhập viện tăng liên tục trong những tuần qua, khiến hệ thống y tế nước này, đặc biệt là ở "tâm chấn" Bangkok, bị quá tải.
Trước đó, chính phủ Thái Lan vẫn chần chừ trong việc áp lệnh phong tỏa để tránh gây tổn hại cho nền kinh tế, thay vào đó chỉ siết chặt kiểm soát dịch tại các khu lán trại của công nhân xây dựng và các địa điểm vui chơi giải trí về đêm - nơi ghi nhận các ổ dịch lớn.
Thái Lan đã ghi nhận số ca nhiễm tăng gấp 10 lần kể từ đầu tháng 4. 9.326 ca nhiễm mới đã được ghi nhận hôm 10/7, mức tăng cao thứ hai trong một ngày kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát. Các nhà chức trách cũng công bố 91 ca tử vong mới trong 24 giờ qua - con số cao kỷ lục trong một ngày.
Tính đến nay, Thái Lan ghi nhận hơn 2.700 ca tử vong và hơn 336.000 ca mắc Covid-19.
Làn sóng Covid-19 đang bùng phát khắp Thái Lan do biến chủng Delta. Tình trạng hiện nay đẩy hệ thống y tế của Thái Lan rơi vào tình trạng căng thẳng tột độ. Đầu tuần này, giới chức Thái Lan thông báo kế hoạch lập bệnh viện dã chiến tại một nhà ga ở sân bay. Bệnh viện này sẽ có ít nhất 5.000 giường bệnh và có cả cơ sở chăm sóc đặc biệt dành cho những ca bệnh nặng.
Thái Lan, quốc gia đầu tiên ngoài Trung Quốc ghi nhận ca mắc Covid-19, đang phải vật lộn để ngăn chặn đại dịch sau thành công ban đầu trong việc chống dịch vào năm ngoái, khi nước này áp lệnh phong tỏa cứng rắn. Tuy nhiên, các biện pháp chống dịch đã làm tê liệt ngành du lịch vốn mang lại nguồn thu đáng kể cho Thái Lan, đồng thời đẩy nền kinh tế nước này rơi vào trạng thái tồi tệ nhất trong hơn 20 năm.
"Các nhà đầu tư đang chú ý đến 3 điều: tình hình bùng phát dịch bệnh và tiến độ tiêm chủng, việc mở cửa trở lại ngành du lịch và các chính sách tài khóa. Tuy nhiên bất kỳ gói kích thích kinh tế hoặc mở cửa trở lại nào đều không thể triển khai khi dịch bùng phát. Những biện pháp hạn chế là công cụ để ngăn chặn sự bùng phát của dịch và là điều kiện tiên quyết để kích thích du lịch và tài khóa", nhà kinh tế học Tim Leelahaphan ở Bangkok cho biết.
Các cơ quan chính phủ Thái Lan đang nghiên cứu các biện pháp để bù đắp thiệt hại cho những người bị ảnh hưởng bởi các biện pháp kiểm soát dịch mới nhất. Chính phủ cũng tăng cường xét nghiệm và tiêm chủng để ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch.
Thái Lan đặt mục tiêu tiêm chủng cho 1 triệu người lớn tuổi trong 2 tuần tới. Nước này cũng xem xét kế hoạch tiêm vắc xin Pfizer dưới hình thức tiêm nhắc lại cho các nhân viên y tế đã tiêm 2 mũi vắc xin Sinovac của Trung Quốc.
COVID-19 tới 6 giờ ngày 10/7: Cuba số ca mắc cao kỷ lục; Mỹ nguy cơ đối mặt làn sóng dịch mới Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 445.849 trường hợp mắc COVID-19 và 7.180 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 186,7 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,03 triệu người không qua khỏi. Người dân tại khu vực chờ sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Mexico City, Mexico, ngày 6/7/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN Theo số...