Người chết vì Covid-19 tăng mạnh, Campuchia đặt mua hơn 3.000 quan tài
Campuchia đã đặt mua hơn 3.000 quan tài từ Thái Lan khi số người chết vì Covid-19 tiếp tục tăng.
Campuchia vượt mốc 1.000 ca tử vong vì Covid-19 (Ảnh minh họa: AFP).
Bộ Nội vụ Campuchia cho biết hơn 1.000 quan tài đã được gửi đến 12 tỉnh, khi số người chết vì Covid-19 tại nước này vượt mốc 1.000 trường hợp, bao gồm 39 ca tử vong mới vào ngày 15/7.
Tính đến ngày 15/7, Campuchia đã ghi nhận tổng cộng 64.611 ca mắc Covid-19, trong đó có 1.025 trường hợp tử vong.
Ông Kol Vireak, quan chức Bộ Nội vụ Campuchia, cho biết quá trình giao quan tài từ Thái Lan có thể sẽ bị muộn hơn dự kiến vì Thái Lan cũng đang phải căng mình đối phó với đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng.
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt, Campuchia đã sử dụng gỗ bị thu giữ từ hoạt động khai thác bất hợp pháp để làm quan tài.
Theo Phnom Penh Post , ông Vireak cho biết quan tài sẽ được gửi đến các tỉnh miền tây Campuchia trước tiên vì đây là những khu vực có nguy cơ bùng phát số ca tử vong vì Covid-19. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do làn sóng lao động nhập cư từ Thái Lan trở về Campuchia.
Video đang HOT
“Chúng tôi phải gửi đủ số quan tài đến các tỉnh đó, sau đó chúng tôi sẽ tính đến các tỉnh khác”, ông Vireak nói thêm.
Ông Vireak cho biết Bộ Nội vụ cũng đang làm việc với Bộ Môi trường để chọn loại gỗ thích hợp cho việc đóng quan tài, sau khi Thủ tướng Hun Sen ngày 1/7 chỉ đạo sử dụng gỗ bị thu giữ cho mục đích này.
“Ít nhất chúng tôi có đủ quan tài để hỏa táng hoặc chôn cất. Chúng tôi không đến mức phải vứt bỏ những thi thể này mà không có quan tài”, quan chức Bộ Nội vụ Campuchia nhấn mạnh.
Người phát ngôn Bộ Môi trường Campuchia Neth Pheaktra nói với Phnom Penh Post rằng, cơ quan này sẽ cho phép sử dụng gỗ bị thu giữ trong các hoạt động khai thác bất hợp pháp vào năm 2020 và năm 2021 để làm quan tài.
“Theo ước tính ban đầu của chúng tôi, số gỗ mà Bộ Môi trường bàn giao cho có thể làm được hơn 1.200 chiếc quan tài trong đợt đầu tiên”, ông Pheaktra cho biết.
Tính đến ngày 15/7, sở môi trường của 12 tỉnh đã làm được 700 chiếc quan tài và chuyển đến các tỉnh.
Campuchia đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Giới chức y tế Campuchia cũng lo ngại về sự xuất hiện của biến thể Delta nguy hiểm, có thể khiến các nỗ lực chống dịch trở nên khó khăn hơn.
Theo Khmer Times , Thủ tướng Hun Sen đã thông báo rằng trẻ em từ 12 đến 17 tuổi sẽ được tiêm vắc xin Covid-19 ở Campuchia. Đề cập đến việc mở cửa trở lại các trường học, ông Hun Sen nói rằng cần phải tiêm vắc xin để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Ông cho biết trẻ em ở Phnom Penh và tỉnh Kandal sẽ là những đối tượng đầu tiên được tiêm chủng, tiếp theo là Sihanoukville và các tỉnh khác. Phnom Penh đã tiêm chủng cho khoảng 99,6% dân số trên 18 tuổi.
Tối 14/7, Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo có hơn 5,2 triệu công chức, công dân và thành viên lực lượng vũ trang nước này đã được tiêm chủng Covid-19. Con số này tương đương tỷ lệ 52,4% so với mục tiêu tiêm chủng cho 10 triệu người của Campuchia để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng.
Lào dần kiểm soát được dịch COVID-19
Hơn 3 tuần sau khi làn sóng dịch thứ 2 bắt đầu bùng phát, tình hình dịch tại Lào đang dần được kiểm soát khi số ca mắc mới, đặc biệt là tại các thành phố lớn, ngày càng giảm.
Bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm cho một người dân Viêng Chăn tại một điểm xét nghiệm dã chiến. Ảnh: Phạm Kiên/PV TTXVN tại Lào
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, Bộ Y tế Lào chiều 11/5 thông báo nước này ghi nhận 35 ca mắc mới trong 24 giờ qua, trong đó tâm dịch thủ đô Viêng Chăn có 9 ca, tiếp tục ở mức 1 chữ số. Trong khi đó, tỉnh Champasak, trung tâm kinh tế của Nam Lào, ghi nhận 5 ca và đều là các trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay. Việc các thành phố lớn của Lào không ghi nhận hoặc có số ca mắc mới ngày một giảm cho thấy tình hình dịch đang có xu hướng được kiểm soát.
Tuy nhiên, huyện Tonpheung, tỉnh Bokeo, giáp giới với Trung Quốc, tiếp tục ghi nhận số ca cao nhất cả nước với 20 ca lây nhiễm cộng đồng, trở thành điểm nóng mới của dịch tại Lào.
Cũng tại buổi họp báo, đại diện Bộ Y tế Lào đã thông tin về trường hợp một người phụ nữ 63 tuổi bị tử vong 3 ngày sau khi tiêm vaccine AstraZeneca, khẳng định vụ việc đang trong quá trình điều tra và đến nay chưa có đủ bằng chứng cho thấy cái chết của người này có liên quan đến việc tiêm vaccine.
Tính tới thời điểm hiện tại, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào là 1.362 trường hợp, trong đó có 297 người đã được chữa khỏi và chỉ có 1 trường hợp tử vong.
Tình hình dịch bệnh tại Campuchia cũng có chiều hướng khả quan hơn. Phóng viên TTXVN tại Campuchia dẫn thống kê của Bộ Y tế Campuchia cho thấy số ca nhiễm mới SARS-CoV-2 giảm trong ngày thứ ba liên tiếp khi nước này ghi nhận 480 trường hợp trong ngày 11/5. Tổng số ca nhiễm tại Campuchia tới nay là 20.223 người, trong đó 8.170 trường hợp được điều trị bình phục.
Báo cáo của Bộ Y tế Campuchia ghi nhận tổng số ca nhiễm mới có chiều hướng giảm nhưng diễn biến dịch tại các địa phương vẫn phức tạp, trong đó lực lượng chức năng phòng chống dịch đã ghi nhận nhiều ca nhiễm.
Với 2 ca mới phát hiện tại Ratanakkiri, tỉnh vùng biên (giáp giới Việt Nam) ngày 11/5, khắp 25 tỉnh, thành tại Campuchia đều đã ghi nhận các ca mắc COVID-19.
Trong khi đó, chính quyền Battambang đã phải phong tỏa 5 nhà tại xã Tuol Svay, huyện Kors Kralor sau khi phát hiện một dân làng nhiễm virus SARS-CoV-2. Ở Preah Sihanouk, diễn biến chuỗi lây nhiễm từ ngôi chợ lớn nhất tỉnh là Phsar Leu tiếp tục phức tạp với 27 ca nhiễm mới gồm các tiểu thương và thành viên gia đình.
Cùng ngày, toàn bộ sĩ quan và chỉ huy thuộc lực lượng Hiến binh Campuchia đã buộc phải tiến hành xét nghiệm khẩn cấp do lo ngại nguy cơ phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2 khi thực hiện các biện pháp phong tỏa, đặc biệt là trong các "Khu vực Đỏ". Đích thân Tư lệnh Hiến binh Campuchia, Tướng Sao Sokha đã được lấy mẫu xét nghiệm cùng hơn 100 sĩ quan cấp cao trong lực lượng. Động thái trên diễn ra sau khi hơn 80 sĩ quan thuộc lực lượng này có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Trong một nỗ lực giúp Campuchia tăng cường cuộc chiến chống COVID-19, ngày 10/5, Australia đã ký thỏa thuận với Chương trình phát triển Liên hợp Quốc (UNDP) về khoản viện trợ bổ sung 3,15 triệu USD hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á này giảm thiểu các tác động từ đại dịch. Thỏa thuận này có hiệu lực ngay lập tức với các ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp nội địa thích ứng với các khó khăn liên quan tới đại dịch cùng nhiều mục tiêu khác sau khi tham vấn Chính phủ Campuchia và các nhóm xã hội dân sự.
Trong ngày 11/5, Campuchia đã nhận được 500.000 liều vaccine Sinovac (Trung Quốc). Đây là lô Sinovac thứ ba mà Campuchia nhận được từ Trung Quốc sau hai đợt đầu tiên gồm 1,5 triệu liều nhận được ngày 26/3 và đợt thứ hai ngày 17/4.
Đến nay, Campuchia đã nhận được hơn 4 triệu liều vaccine các loại, gồm 1,7 triệu liều Sinopharm (Chính phủ Trung Quốc viện trợ), 2 triệu liều Sinovac mua của Trung Quốc và 324.000 liều AstraZenica theo cơ chế Covax.
Campuchia bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ tháng 2 vừa qua và đến nay đã có hơn 1,8 triệu người được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen nhấn mạnh sẽ mua hơn 20 triệu liều vaccine để tiêm chủng cho hơn 10 triệu người tại Campuchia, qua đó tạo miễn dịch cộng đồng.
Hơn 80 cảnh sát Campuchia nhiễm Covid-19 84 cảnh sát Campuchia thực hiện nhiệm vụ tại các "vùng đỏ" ở tỉnh Kandal và thủ đô Phnom Penh được xác nhận dương tính với Covid-19. Phần lớn các sĩ quan nhiễm nCoV này được cho là thành viên đồn cảnh sát quận Stung Meanchey, Phnom Penh, một trong những điểm nóng Covid-19 của thủ đô Campuchia. Tuy nhiên, Phó tư lệnh...