Người chết trong vụ nổ Beirut tăng lên 154
Số người chết trong vụ nổ ở cảng Beirut hôm 4/8 tăng lên 154, trong khi hàng nghìn người phải nhập viện và hàng trăm người nguy kịch.
Thông tin được Bộ trưởng Y tế Lebanon Mohammad Hassan đưa ra trong cuộc họp với một phái đoàn hỗ trợ y tế đến từ Algeria hôm nay. Ông Hassan cho hay có tới 1/5 trong khoảng 5.000 người bị thương phải nhập viện và 120 người nguy kịch.
Lực lượng cứu hộ Lebanon đang tích cực làm việc cả ngày lẫn đêm nhằm tìm kiếm những người còn sống sót dưới đống đổ nát. Hội Chữ thập đỏ Lebanon hôm 5/8 đã cảnh báo số người chết sẽ tiếp tục tăng.
Lực lượng cứu hộ cùng chó nghiệp vụ tại cảng Beirut, Lebanon, hôm 7/8. Ảnh: AFP.
Thủ đô Beirut của Lebanon ngày 4/8 rung chuyển vì vụ nổ kho chứa 2.750 tấn amoni nitrat, hợp chất được dùng làm phân bón trong nông nghiệp và thuốc nổ trong công nghiệp, tại bến cảng. Với sức công phá ngang 240 tấn TNT, nó tàn phá hơn nửa thành phố và gây thiệt hại ước tính lên đến 5 tỷ USD.
Vụ nổ xảy ra khi Lebanon đang chìm sâu trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc nội chiến 1975-1990. Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả đồng minh và đối thủ của Lebanon, đã đề nghị giúp đỡ nước này sau vụ nổ kinh hoàng. Đại sứ quán Mỹ tại Lebanon hôm 7/8 thông báo sẽ viện trợ khẩn cấp 17 triệu USD để hỗ trợ nước này ứng phó với thảm kịch hôm 4/8.
Beirut tan hoang sau vụ nổ được ví như bom nguyên tử. Video: Guardian.
Vụ nổ cũng thổi bùng ngọn lửa giận dữ của người dân với chính phủ khiến đám đông đổ xuống đường biểu tình phản đối và đụng độ lực lượng an ninh hôm 6/8. Đại sứ Lebanon tại Jordan Tracy Chamoun và nghị sĩ Marwan Hamadeh đã từ chức để phản đối chính phủ sau vụ nổ.
Chính phủ Lebanon đã cam kết điều tra đầy đủ sự việc và quản thúc tại nhà các nhân viên cảng. Hãng thông tấn nhà nước Lebanon NNA cho biết giới chức đến nay đã thẩm vấn hơn 18 quan chức hải quan, cảng vụ và những người tham gia bảo trì tại nhà kho.
Khu vực xảy ra vụ nổ ở thủ đô Beirut, Lebanon, hôm 4/8. Đồ họa: AFP.
Chưa kịp khắc phục vụ nổ kinh hoàng, Lebanon lại đối diện cuộc khủng hoảng mới
Lực lượng an ninh Lebanon cuối hôm 6.8 đã phải sử dụng hơi cay để giải tán hàng chục người biểu tình tức giận trước sự bất lực của chính phủ nước này, sau vụ nổ kinh hoàng tại thủ đô Beirut khiến hơn 150 người thiệt mạng.
Người biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Beirut, Lebanon tối hôm 6.8 (Ảnh: Reuters)
Các cuộc ẩu đả tại trung tâm Beirut đã diễn ra trên một con phố đổ nát hướng đến tòa nhà Quốc hội Lebanon, nơi những đống đổ nát từ vụ nổ hôm 4.8 vẫn còn vương vãi khắp xung quanh.
Theo Hãng thông tấn nhà nước Lebanon (NNA), những người biểu tình đã châm lửa đốt phá các cửa hàng và ném đá vào lực lượng an ninh. Cảnh sát đã đáp trả bằng hơi cay để giải tán đám đông tuy ít người nhưng đầy kích động này, làm một số người biểu tình bị thương.
Vụ nổ hôm 4.8 đã khiến gần 150 người thiệt mạng và ít nhất 5.000 người bị thương, đồng thời phá hủy nhiều công trình tại các quận của thủ đô Beirut. Giới chức Lebanon cho biết vụ nổ xảy ra do sự quản lý bất cẩn dẫn đến hỏa hoạn bên trong kho chứa 2.750 tấn amoni nitrat ở cảng Beirut từ năm 2013.
Điều này đặt ra nghi vấn rằng làm thế nào một kho chứa số lượng khổng lồ các chất dễ gây cháy nổ lại không được đảm bảo an toàn trong một thời gian dài như vậy.
Vụ nổ xảy ra khi Lebanon đang chìm sâu trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc nội chiến tại nước này từ 1975 đến 1990. Nó châm ngòi thêm các cuộc biểu tình phản đối chính phủ, vốn đã bùng phát từ tháng 10 năm ngoái, nhằm yêu cầu loại bỏ tầng lớp chính trị bị cho là bất tài và tham nhũng của nước này.
Cùng thời điểm các cuộc đụng độ tối hôm 6.8 nổ ra, Đại sứ Lebanon tại Jordan cũng tuyên bố từ chức vì cho rằng thái độ "hoàn toàn tắc trách" của giới chức nước này báo hiệu sự cần thiết phải thay đổi hàng ngũ lãnh đạo. Đây là nhân vật cấp cao thứ 2 của Lebanon từ chức kể từ hôm 4.8, sau khi một nhà lập pháp của nước này tuyên bố rời nhiệm sở hôm 5.8.
Thuyền trưởng nhiều lần cảnh báo trước khi vụ nổ Beirut xảy ra Thuyền trưởng con tàu chở 2.750 tấn ammonium nitrate neo ở cảng Beirut 6 năm trước nói thường xuyên cảnh báo về sự nguy hiểm nhưng bị... phớt lờ. Năm 2013, tàu Rhosus phải cập bến khẩn cấp ở Lebanon do gặp sự cố. Thuyền trưởng Boris Prokoshev nhiều lần viết thư tới Tổng thống Vladimir Putin thông báo về sự nguy hiểm...