Người chết + dịch vụ đắt ở bãi đá S.Hồng = Ai chịu trách nhiệm?
Dù xảy ra nhiều vụ chết đuối thương tâm nhưng các dịch vụ ở bãi đá sông Hồng vẫn đắt đỏ. Ai là người phải chịu trách nhiệm quản lý?
Người dân bức xúc
Một số người dân bức xúc phản ánh, gần đây khi họ đến bãi đá sông Hồng (thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội) đều phải đóng tiền dịch vụ. Mặc dù bãi đá này được hình thành từ năm 2007 với diện tích đất, cát nổi được bồi đắp từ sông Hồng và rất dễ xảy ra sụt lún, gây nguy hiểm đến tính mạng mọi người.
Người dân cũng cho biết, khách du lịch đến đây tham quan, vui chơi phải trả giá 20.000đ/lượt xe máy, còn vé ô tô cao gấp 4-5 lần.
Vào bãi đá sông Hồng phải mất phí dịch vụ
Mới đây, ngày 24/3, khi một nhóm SV trường ĐH Nông Nghiệp đi chơi, té nước, chụp ảnh không may bị cát sụt lún cuốn nam SV Vũ Xuân Việt chết đuối. Chứng kiến cảnh thương tâm này, nhiều người đắng lòng, lo ngại vì chưa thấy bãi biển hay bãi sông nào thu phí như bãi đá sông Hồng, đã vậy lại không hướng dẫn để tránh nguy hiểm cho mọi người.
Ghế và lều được dựng lên để làm dịch vụ ở cạnh bãi đá sông Hồng
Từ phản ánh của người dân, PV đã trực tiếp tới bãi đá sông Hồng để tìm hiểu sự việc. Vào vai du khách, PV ghi nhận phản ánh của người dân là chính xác.
Khi chúng tôi thắc mắc tại sao vé trông xe lại cao như vậy thì ngay lập tức nhận được câu trả lời của nhân viên thu vé xe: “Phí dịch vụ nữa, vé xe có ghi rõ”. Về lý do tại sao bãi sông lại thu phí, nhân viên này nói hách dịch: “Không vào thì về”.
Theo PV quan sát, khu vực phía bờ sông có mấy chiếc ghế đá, vài cái lều… được dựng lên cho du khách chụp ảnh.
Anh Nguyễn Thái Tuấn (23 tuổi, ở Ba Đình, Hà Nội) thắc mắc: “Sao ở bãi đá này lại thu phí dịch vụ cộng vào vé gửi xe máy mỗi lượt mất 20.000đ/xe máy? Tôi chưa thấy ở đâu giống ở đây, vì đưa bạn gái đến đây chơi thì đành gửi xe, ghé xuống bãi đá xem sao, nhưng chẳng có gì thú vị cả, mất tiền oan. Lần đầu tiên đến bãi đá nhưng cũng là lần cuối cùng tôi ra đây chơi, bởi tôi thấy nhóm SV phải gửi xe đắt đỏ, đi chơi, té nước, chụp ảnh rồi có người mất mạng như vậy là cái giá quá đắt”.
Video đang HOT
Chủ tịch phường Nhật Tân luôn bận!?
Cạnh bãi đá sông Hồng, chị Nguyễn Loan Phương (23 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) nói: “Tại sao cơ quan chức năng cứ để các hộ dân kinh doanh trông giữ xe tha hồ chặt chém khách. Thậm chí vào đúng hè, nhiều đoàn vào bãi đá ngoài vé gửi xe ra còn phải mất tiền mua vé vào nơi nguy hiểm này. Trong khi đó, những vụ tai nạn do đuối nước ở đây năm nào cũng diễn ra”.
Khu vực nguy hiểm nhưng rất nhiều người đến chơi.
Ngày 29/3, PV mang sự bức xúc của người dân đến UBND phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội, để tìm câu trả lời thỏa đáng trước vấn đề trên.
Sau khi chúng tôi giới thiệu là PV tác nghiệp thì nhận được câu trả lời của vị Chủ tịch phường Nhật Tân: “Tôi đang bận, xin lỗi các anh, tôi không tiếp được”.
UBND phường Nhật Tân chỉ đặt biển cảnh báo và vẫn cho kinh doanh dịch vụ bình thường ở khu vực nguy hiểm này.
Chúng tôi xin lịch làm việc cụ thể, vị Chủ tịch này đáp: “Sang tuần tôi bận đi công tác rồi nên không làm việc được”.
Chúng tôi hỏi hôm nào gặp được, vị Chủ tịch hướng dẫn: “Xuống văn phòng”.
Điều đáng nói, đây là lần thứ 3 chúng tôi đến UBND phường Nhật Tân để gặp vị Chủ tịch phường này nhưng không hề được hợp tác.
Theo vietbao
NÓNG 24h: Một sinh viên chết oan uổng giữa bãi đá sông Hồng
Sinh viên tử vong khi chụp ảnh ở bãi đá sông Hồng, "vật thể lạ" gây hoang mang tại TP.HCM là những tin tức nóng nhất 24h qua.
Bãi đá sông Hồng, nơi được nhiều bạn trẻ lựa chọn để chụp ảnh
Chụp ảnh ven sông Hồng, sinh viên chết oan
Khoảng 13h30 ngày 24/3, tại bãi đá ven sông Hồng (quận Tây Hồ, Hà Nội), trong lúc té nước chụp ảnh, bất ngờ 3 sinh viên bị sụt cát, lún xuống sâu. 2 người may mắn được cứu thoát. Nạn nhân được xác định là Vũ Xuân Việt, sinh viên năm thứ 2, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trước đó, Việt cùng nhóm bạn khoảng 20 người đến chụp ảnh tại khu vực bãi đá trên. Lúc sau, khi Việt cùng 2 bạn khác (1 nam, 1 nữ) đang té nước chụp ảnh thì bất ngờ cát lún sâu.
Sự việc sau đó được báo tới cơ quan công an. Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau, xác nạn nhân đã được đưa lên bờ. Cơ quan chức năng đang tiến hành các thủ tục cần thiết để trao thi thể nạn nhân về gia đình mai táng.
Bạn bè nạn nhân ngóng chờ lực lượng chức năng đưa thi thể nạn nhân lên bờ
Nữ công nhân chết bí ẩn ngoài bãi đất trống
Tính đến ngày hôm qua, Cơ quan CSĐT công an TP. Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) đang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ điều tra, làm rõ cái chết của chị L.T.T.V. (24 tuổi, ngụ huyện Tân Uyên) tại bãi đất trống nằm trong thành phố mới Bình Dương (phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một).
Theo thông tin ban đầu, đêm 22/3, dù đã tan ca nhiều giờ nhưng người nhà chị V. chờ mãi không thấy chị này về, gọi điện thoại nhưng không có tín hiệu. Lo lắng nên mọi người chia nhau đi tìm. Đến trưa 23/3 thì phát hiện thi thể chị V. nằm tại bãi đất trống trong thành phố mới Bình Dương. Chiếc xe máy của chị V. nằm cách đó khoảng 10m.
Sau khi có mặt tại hiện trường, cơ quan điều tra đã đưa xác nạn nhân về bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương để khám nghiệm tử thi làm rõ nguyên nhân cái chết.
Hoang mang vì "vật thể lạ" từ trên trời rơi xuống
Chiều ngày 23/3 trên cánh đồng rau muống của ông Đào Ngọc Sơn (ngụ số 66/6, tổ 12, khu phố 2, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức-TP.HCM), một "vật thể lạ" bay trên trời rồi rơi xuống cắm sâu vào lòng đất khiến cho nhiều người dân lo sợ.
Ông Sơn kể lại, vào thời gian trên, trong lúc ông và nhiều người khác đang phun thuốc, chăm sóc ruộng rau muống rộng nhiều hecta gần đất nhà thì bỗng nghe tiếng nổ khá lớn như nổ bình biến thế điện. Lúc này ông và nhiều người vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra và nhìn lên trời thì thấy "vật lạ" từ xa bay đến.
"Vật lạ" là một phần thiết bị máy sản xuất bằng gang khá lớn.
Quá hoảng sợ vì nghĩ rằng "thiên thạch", những người đang làm ruộng nháo nhào tìm đường tháo chạy. Trong tíc tắc "vật thể lạ" rơi xuống ruộng cắm sâu vào lòng đất khiến bùn đất văng tung tóe.
Nhận tin báo của người dân về hiện tượng lạ xảy ra, lực lượng quân đội quận Thủ Đức phối hợp cùng Công an phường Bình Chiểu, đội CSĐT tổng hợp Công an quận... đã đến hiện trường làm rõ vụ việc. Lực lượng an ninh đã tiến hành đào xuống đất nhiều mét và đưa lên "vật thể lạ" là một phần bánh tròn bằng gang của một thiết bị máy sản xuất. Bước đầu cơ quan Công an xác định nguyên nhân xuất phát từ máy sản xuất ống nhựa của Công ty TNHH sản xuất thương mại D.M (cách hiện trường khoảng 500m) gặp sự cố khiến chi tiết máy bị văng lên mái tôn và bay xa rơi xuống đồng ruộng.
Đình chỉ tổ công tác "múa gậy" vì chỉ tiêu 50 triệu đồng/tháng
Ngày 23/3, thượng tá Nguyễn Bá Phương - phó trưởng Công an quận Đống Đa, Hà Nội - cho biết đã tạm đình chỉ tổ công tác gồm một cảnh sát trật tự và lực lượng trật tự đô thị Công an phường Thịnh Quang để kiểm tra, làm rõ thông tin một số nhân viên trật tự đô thị dừng xe để xử lý vi phạm giao thông.
Ông Nguyễn Bá Phương cho biết ngay khi có thông tin trên đã yêu cầu cán bộ, chiến sĩ Công an phường Thịnh Quang và lực lượng tự quản, trật tự đô thị làm kiểm điểm; qua xem xét, làm rõ sự việc đã có kết luận bước đầu. Về việc giao chỉ tiêu cho phường phạt 50 triệu đồng/tháng, ông Phương khẳng định ông Nguyễn Duy Hưng phát ngôn như vậy là không đúng, hiểu sai lệch chủ trương của quận. Cụ thể, theo kế hoạch của UBND quận Đống Đa về đảm bảo trật tự đô thị, quận đã lập ba tổ công tác kiểm tra, thống kê số hộ vi phạm quy định về trật tự đô thị, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, sau đó giao nhiệm vụ cho các phường phải kiểm tra, xử lý, phải đảm bảo giải quyết được ít nhất 75% số vi phạm. Quan điểm là hướng dẫn, nhắc nhở, những trường hợp cố tình vi phạm tiếp sẽ bị cưỡng chế, xử phạt theo quy định của pháp luật.
Quốc tế: 62 người chết trong vụ cháy trại tị nạn ở Thái Lan
Ít nhất 62 người Myanmar đã thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương khi lửa bùng phát tối ngày 22/3, tại một trại tị nạn ở miền Bắc Thái Lan. Các nhà chức trách e ngại rằng, con số người bị thiệt mạng và bị thương có thể nhiều hơn.
Những người còn sống sót sau vụ tai nạn
Vụ cháy xảy ra tại trại tị nạn Mae Surin ở tỉnh Mae Hong Son. Nguyên nhân tử vong được cho là do các nạn nhân bị nghẹt thở. Những người chết đa số là phụ nữ, người già và trẻ em. Trại tị nạn có khoảng hơn 3.000 người, chủ yếu là cộng người Keren ở Myanmar, sống tại trại Mae Surin.
Nguyên nhân của vụ hỏa hoạn được cho là do nguồn lửa từ nấu nướng. Hàng trăm ngôi lều, chủ yếu làm bằng tre, bị thiêu rụi.
Theo xahoi
Cứu nhau, 2 học sinh chết đuối thương tâm Chiều qua 16/3, hai em học sinh đi chăn trâu rủ nhau xuống sông tắm, gặp khi nước xiết và 1 em lại không biết bơi nên dẫn tới chết đuối cả hai. Người dân thôn 9, xã Xuân Quang (Thọ Xuân, Thanh Hóa) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nghe hung tin về hai học sinh Lê Văn Tuấn Anh (SN 1999)...