Người chế thuốc giải độc giữa đại ngàn
Phải có học phí với 8 nén bạc trắng, một con gà trống, vòng, xấn, nếp, rượu làm lễ, trò mới được thầy truyền nghề “độc”.
Để chế ra thuốc độc và cách giải độc, một số người dân vùng cao huyện Hướng Hóa, Quảng Trị phải mất 3 năm đi qua Lào tìm thầy. Lớp học “đặc biệt” này có học phí với 8 nén bạc trắng, một con gà trống, vòng, xấn, nếp, rượu làm lễ.
Chuyện về những người thầy có phép thuật tạo ra thuốc độc (gọi theo cách của đồng bào ở Quảng Trị là sử dụng thuốc độc để thư hay bùa ngải) làm cho người khác chết hoặc điên loạn… được xem là điều huyền bí, vũ khí uy lực khiến mọi người khiếp sợ ở chốn rừng sâu của đại ngàn Trường Sơn.
Thầy kể về thuốc… độc
Nghe anh bạn công tác tại xã Hướng Phùng- Hướng Hóa nói có quen một người biết hóa phép giải trừ độc do bị bùa ngải, vậy là tôi tức tốc, đội mưa chạy xe máy đi trong đêm để sáng sớm được mục sở thị bài thuốc giải độc ấy. Phần là muốn được thỏa mãn tính tò mò, mặt khác muốn vén bức màn về câu chuyện bí ẩn truyền tụng nhau bấy lâu nay.
Thầy Cốc trưng bày thuốc giải chế từ vỏ rễ cây được gói trong những túi li lông nhỏ và đặt trong chậu trồng cây Pa Vu, Xa Veng nằm trên sân thượng của ngôi nhà mình
Ông Nguyễn Quang Tám, nguyên Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, người được mệnh danh là am hiểu tận tường tập tục, văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khẳng định “việc dân tộc thiểu số ở Quảng Trị chế ra thuốc độc hại nhau là chuyện có thật. Người bị trúng loại thuốc độc này thường có các triệu chứng như: sình ruột, vàng gia, rụng tóc… nếu đi bệnh viện các bác sỹ không thể phát hiện ra bệnh mà thương chẩn đoán bị ung thư. Người nào trúng nhiều thuốc độc sẽ học máu mũi, miệng rồi ngã lăn ra chết, ai bị nhẹ có thể sống kéo dài được hai tháng”. Ông Tám cho biết thêm, chính ông từng được một số già làng của các bản ở xã Hướng Tân, Hướng Sơn, Hướng Lập, A Bung, A Ngo huyện Hướng Hóa truyền dạy lại cách chế thuốc giải độc, do đó ông đã cứu được khoảng 20 người bị trúng loại kịch độc trên. Trong những số người được cứu có 4 người kinh, số còn lại là đồng bào Vân Kiều. “Trước đây, khi còn làm Chủ tịch tôi đã chỉ đạo cơ quan công an huyện vận động và mời khoảng 100 người biết dùng thuốc độc ký vào bản cam kết từ bỏ dùng loại thuốc độc này”- ông Tám cho hay.
Đúng như dự kiến, chúng tôi tìm về nhà anh Hồ Văn Cốc (mọi người gọi là thầy Cốc), khoảng 30 tuổi, ở xã Hướng Phùng (người được mệnh là thầy giải độc) để kiểm chứng chuyện có như lời đồn đại hay không. Biết chúng tôi là phóng viên, thầy Cốc không ngần ngại nói, các anh chỉ được nghe, nhìn thuốc bùa ngải và cách giải độc chứ không được ghi hình, đặc biệt là hình của Cốc. “Sở dĩ phải như vậy là nhằm giữ mạng sống cho anh cũng như người đang thực hiện viết bài này vì ở đây có nhiều người có bùa ngải cực “độc”, họ mà biết tôi để lộ ra chuyện gọi là bí ẩn ấy sẽ cho tôi và các anh ăn thuốc độc chết khi nào không hay!”- thầy Cốc giải thích.
“Người miền xuôi bây giờ có khoa học hiện đại nên chuyện bùa ngải đối với họ là chuyện không tưởng, nhưng với bà con dân bản ở đây dùng thuốc độc bùa ngải hại nhau là chuyện như cơm bữa. “Ngày xưa, dân bản hay sử dụng thuốc độc là do có mâu thuẫn nội bộ giữa làng này với làng khác, hay là mâu thuẫn cá nhân hoặc tranh giành địa vị cai trị của cả làng, bản…”- thầy Cốc cho hay.
Thấy chúng tôi bán tín bán nghi, thầy Cốc nói tiếp, thuốc độc được chế tạo từ: râu con cọp già, một ít phân gà trống, lá, rễ, vỏ cây Pa Ngay (loại cây theo tiếng gọi người dân tộc và chỉ có họ mới biết), tất cả các thành phần ấy phơi khô giã nhỏ và trộn lại với nhau rồi đem cất ở trên giàn bếp khoàng 2 mùa rẫy (tương đương 1 năm) thì sẽ trở thành một loại thuốc độc cực mạnh, người trúng thuốc độc này có thể chết lập tức, chết từ từ hay trở thành điên loạn mà không biết mình mắc bệnh gì. Mức độ nặng nhẹ tùy theo liều lượng. Thầy Cốc cũng không ngần ngại cho biết cách bỏ độc hại người là “bỏ thuốc độc đã chế sẵn vào nước uống, canh, cơm, rượu khi uống vào trong bụng sẽ phát tán gây ra đau đớn…
“Cách đây 15 năm, các vụ dùng thuốc độc để bùa ngải giết người ở vùng này hay xảy ra nhưng giờ còn rất ít vì phần lớp người biết sử dụng thuốc độc đã già yếu hoặc chết, phần khác là do nhận thức của dân bản về loại thuốc độc này không hay và rất nguy hại đến con người. Song qua nắm bắt của dân trong “nghề” hiện vùng Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh vẫn còn khoảng vài chục người biết sử dụng thuốc”- thầy Cốc khẳng định.
Video đang HOT
Thuốc giải độc từ vỏ cây rừng
Theo thầy Cốc, để giải độc bùa ngải cách duy nhất là cho người bị trúng độc uống thuốc giải. Còn để phòng người khác bỏ độc mình thì phải làm phép giấu thuốc giải vào trong người thì mới không bị bỏ bùa. “Nói vậy, nhưng đôi khi cũng có nhiều thầy bỏ thuốc bùa ngải cao tay vượt qua các phép thuật của người có thuốc giấu ấy vẫn hại người như trở bàn tay”- thầy Cốc tiết lộ.
Hai cây Pa Vu, Xa Veng và số thuốc giải được thầy Cốc trưng ra để khẳng định chuyện thuốc giải bùa ngải là có thật
Để có thuốc giải và biết cách giải thuốc độc, thầy Cốc phải mất 3 năm sang bản làng như Ra An, Xa Van Na Khet- Lào tìm gặp thầy để học cách chế ra thuốc giải độc. Tuy nhiên, người học có được tiếp nhận hay không trước hết phải làm lễ cúng bái xin thầy nhập môn. Lễ xin thầy gồm tiền bạc trắng, vòng bạc, xấn (váy bằng vải) và gà trống, nếp, rượu…
Sau khi được tiếp nhận, điều kiện bắt buộc là phải mất 3 năm để học cách nhận biết thuốc độc, biểu hiện của người bị trúng độc, tiếp đến mới nhận biết các loại lá, rễ, vỏ cây và cách trộn chúng lại với nhau như thế nào để có thể giải độc. Thuốc giải được chế tạo từ vỏ, lá, rễ của hai loại cây có tên theo tiếng đồng bào ở Quảng Trị là cây Pa Vu, Xa Veng.
Hai loại cây này mọc trên núi cao và chỉ có những người trong nghề mới biết đến. Trước đây, để có thuốc giải độc phải mất mấy ngày đi đường rừng mới tìm thấy, về sau có người đem về vườn nhà để trồng. Cách pha chế thuốc giải hết sức công phu, lấy lá, rễ, vỏ phơi khô, giã nhỏ và trộn với nước sạch từ núi cao, không được để cho bất cứ ai nhìn thấy đặc biệt là phụ nữ. Người bị trúng độc bùa ngải sẽ uống thuốc giải độc không quá 3 lần trong vòng 7 ngày, nếu không khỏi bệnh phải đi tìm thầy giải độc giỏi hơn vì người bị độc trúng độc của thầy có loại thuốc độc “độc quyền” và chưa truyền dạy cho người khác.
Người xin thuốc giải độc cũng phải làm lễ xin giải độc. Lễ giải độc phải có 3 lá trầu, vôi trắng đặt trên một cái bát có chứa nước sạch thắp hương làm lễ xin giải độc. Người cho thuốc giải kỵ (kiêng) lấy thù lao bằng tiền mặt, song có thể nhận hậu tạ bằng như gà trống, muối, gạo… gọi là lòng thành trả công.
Thầy Cốc bật mí, từ độ vào “nghề” giải độc bùa ngải cho đến nay thầy đã giúp 10 người vượt qua cái chết do bị trúng độc sau những lần đi vào bản làm ăn, công tác nên dính độc bùa ngải.
“Không riêng gì người dân bản mà có cả cán bộ người dưới xuôi lên nhận công tác tại Ngân hàng Chính sách của huyện đã gặp Cốc xin thuốc dấu để phòng bị trúng độc”- thầy Cốc khoe. Thực ra gọi là thuốc dấu nhưng chẳng phải dấu gì vì người được cho thuốc thường có những vết xăm tròn trên tay có màu đen do đó các thầy bùa ngải nhìn thấy thì ít bỏ bùa những người này. Một phần đó như là ám hiệu của dân trong nghề, phần khác dấu chấm đen ấy thể hiện là người có thuốc giải độc. Người có nhiều hình xăm theo kiểu ấy được xem là người có thể tránh được nhiều loại độc bùa ngải.
Theo PLXH
Diện kiến 'cao thủ bùa yêu xứ Mường'
Ông Quách Văn Tản được coi là một trong những "cao thủ" tài ba nhất ở xứ Mường ở Hòa Bình. Theo lời ông, gần 20 năm qua ông đã giúp hàn gắn hàng trăm gia đình quanh bản, những người ở nơi khác tìm về thì không kể siết...
Nhìn theo tay của chú Hải, người dẫn đường của chúng tôi, ngôi nhà sàn đơn sơ nằm chênh vênh trên dãy núi sừng sững dần hiện ra. Lúc chúng tôi đến thì ông Tản đang loay hoay kiểm tra những tổ ong rừng trước cửa nhà. Thấy có người lạ ông dừng tay, ngẩng mặt gật đầu chào chúng tôi.
Hai người đàn ông trao đổi qua lại bằng những câu tiếng Mường mà tôi chỉ bập bẹ hiểu đôi ba câu. Nói đoạn, ông Tản tươi cười mời chúng tôi lên nhà, đến lúc đó tôi mới nhìn rõ khuôn mặt người đàn ông gắn với nhiều giai thoại và lời đồn đại này.
Chân dung "cao thủ bùa yêu" xứ Mường.
Ông tên thật là Quách Văn Tản, là người gốc ở xóm Thung, Yên Phú. Đã bước sang tuổi 60 mà nom ông Tản còn trẻ lắm. Thân hình rắn rỏi, nước da trắng và dáng người mảnh khảnh, mái tóc cũng chỉ điểm vài sợi bạc. Nếu không nói hẳn người đối diện khó đoán biết được tuổi thật của ông.
Thấy chúng tôi thực tình muốn tìm hiểu, lại được sự giới thiệu của ông thông gia vì thế sau khi nhâm nhi chén rượu pha mật ong rừng, ông Tản khề khà kể tường tận về cái cơ duyên đưa ông đến với "nghiệp thầy bùa".
Làm thầy bùa nhờ... nằm mơ
Cầm cái ống điếu cày dài cả mét, ông Đản rít 3, 4 hơi dài nhả khói, lim dim kể: "Bố mẹ, ông bà tôi chưa có ai là thầy bùa cả. Trước đây tôi cũng là người bình thường như ông Hải đây. Cũng là dân lao động, lên rừng kiếm củ khoai, củ sắn, trồng cây ngô làm kế sinh nhai như bao người dân bản khác.
Đến năm tôi khoảng hơn 40 tuổi, thằng con trai thứ khi ấy ốm liệt giường, chạy chữa thuốc thang mãi chưa khỏi. Một đêm đang ngủ thì nằm mơ thấy một người già hiện lên bảo: Phải làm một bàn thờ, sau người phù hộ cho gia đình êm ấm, con cái khỏe mạnh. Người già ấy nhìn không rõ mặt nhưng giọng nói thì sang sảng, nghe rõ mồn một từng lời.
Tỉnh dậy tôi có kể cho vợ nghe nhưng vốn trước đó chưa từng tin vào những chuyện ma quái, bùa ngải, thần thánh nên chỉ xem đấy như một giấc mơ bình thường. Tuy nhiên, càng ngày thì giọng nói của người già càng nhiều. Ngay cả những lúc thiu thiu ngủ, hay thậm chí nằm chợp mắt buổi trưa cũng nghe văng vẳng lời truyền bên tai. Thậm chí, Người đứng ở đầu giường ấy, bảo không làm theo lời Người bảo sẽ bị đánh. Đến độ, ít lâu sau đó tôi bị điếc và cứng hàm không nói được.
Đến lúc này sợ quá mới lập bàn thờ ở góc nhà theo như lời chỉ dạy của người già. Sau đó thì con trai khỏi bệnh, bản thân tôi cũng nghe rõ hơn, không bị cứng hàm nữa mà người cũng khỏe khoắn hẳn ra.
Những bài khấn làm bùa về sau này cũng là do người già đọc cho, tỉnh dậy cứ thế mà khấn lâu dần thành quen".
"Mần" vào củ gừng, nắm muối... hàn gắn hàng nghìn gia đình
Bàn thờ "linh thiêng" theo lời thầy Tản, đặt ở góc nhà là một chiếc bàn gỗ cũ kỹ cao chừng thắt lưng người. Bên trên phủ chiếc chiếu hoa, trên cùng đặt hai bát hương, mấy chai rượu, cái quạt, cây nến...
Ông Tản trong trang phục thầy bùa.
Theo thầy Tản, người đến xin bùa làm mâm cơm (tiền đặt lễ, chai rượu, đĩa xôi, con gà hoặc thịt lợn) thành tâm quỳ trước bàn thờ, thầy sẽ khấn rồi "mần" vào củ gừng, nắm muối, cái khăn... Tùy theo mức độ... khó dễ mà người xin bùa phải lên thỉnh thày 2, 3, hay 4 bận.
Sau đó, người xin bùa khi đến gặp người mình muốn "bỏ bùa" cứ mang theo bên mình là được. Người nào chồng chán chồng chê, chồng sẽ lại yêu thắm thiết. Người nào theo đuổi mãi cô gái không đồng ý, dắt bùa theo người là cô gái kia phải yêu mê mệt. Người nào chán chồng, muốn bỏ vợ cũng nhờ đến thầy, thầy mần cho là đường ai nấy đi...
Câu chuyện đầy chất hoang đường, khó tin, ấy vậy mà theo thầy Tản, mỗi năm có đến 200-300 lượt người tìm đến nhà thầy xin bùa chú. Tính nguyên trong bản thầy cũng hàn gắn cả trăm gia đình (điều này ông Hải cũng gật gù xác nhận), những người ở tỉnh xa như Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây (cũ), thậm chí cả Đak Lak, TP. HCM... cũng tìm về nhờ thầy giúp.
"Có ngày 4, 5 người cùng tìm đến một lúc, ngay như hôm qua cũng có người từ Hà Nội về. Bà này 45 tuổi, là giáo viên đấy, nghe bảo chồng đi theo người khác đến nhờ tôi làm bùa yêu để chồng bỏ cô gái kia mà về với gia đình. Lên đây là lần thứ 3 rồi. Nếu có chép tên tuổi những người tìm đến e cả cuốn sổ dày trăm trang cũng không đủ. Ngày lễ ngày Tết người ta cứ nườm nượp tìm về cảm ơn...", ông Tản kể không giấu vẻ tự hào.
Tuy nhiên, thầy Tản cũng thừa nhận không phải ai thầy cũng làm bùa thành công. Người nào không hợp mệnh thầy thì khó lòng mà thành được, thầy bảo 10 người cũng chỉ được... 8, 9.
Tôi hỏi đùa: "Có phải thầy cũng dùng bùa để làm bà Hai mê không. Bà ấy vừa trẻ vừa đẹp lại kém thầy tới 20 tuổi...". Thầy Tản nhấp thêm chén rượu cười khà khà, còn bà Hai ngồi bên cạnh thì đỏ mặt cười ỏn ẻn: "Ừ đấy, ông ý bỏ bùa mê tôi đấy...". Lúc bà Hai vừa đi khuất ông Tản thì thầm nói chỉ đủ cho chúng tôi nghe: "Bà ấy thì chẳng phải bỏ bùa đâu, thương nhau thì đến với nhau thôi. Nhưng cũng còn 2, 3 bà nữa, phải giấu chứ, các bà ấy mà biết là ghen ầm ầm...".
Khi chúng tôi xin phép ông Tản ra về, trời cũng đã nhá nhem tối, ánh trăng rằm chênh chếch soi đường. Suốt đoạn đường xuống núi, chúng tôi không ai nói với ai câu nào, ước đoán mỗi người đều theo đuổi suy nghĩ riêng của mình trước câu chuyện khó tin, nhiều tình tiết mê tín của ông Tản. Riêng bản thân tôi, vốn không mấy tin vào những chuyện thần thánh ma quái như vậy. Nhưng dẫu sao vẫn phải thừa nhận rằng, bùa ngải nếu nhìn một cách tích cực thì đó là nét văn hóa của nhiều dân tộc, thể hiện ước mơ hạnh phúc. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng nó để hoạt động mê tín dị đoan, gây dư luận không tốt cho xã hội.
Trong đoạn đường công tác, chúng tôi có dừng chân tại UBND xã Bình Chân, Lạc Sơn, Hòa Bình. Kể câu chuyện về ông Tản, Chủ tịch xã, ông Bùi Văn Sen tỏ ý khó tin, ông bảo: "Bây giờ, người dân cũng ít tin về bùa chú rồi. Bệnh tê tê say say hoành hành dân bản từ bấy đến nay có ông thầy, bà mế nào giải được đâu...".
Lê Trang
Theo Bưu điện Việt Nam
Tiếp chuyện lạ về việc 23 người nguy kịch vì ăn thịt trăn Khi thông tin về 23 người ăn thịt trăn bị mắc bệnh lạ lan rộng, nhiều người đi rừng khẳng định con trăn đó là con Nưa - một loài trăn cực độc. Cùng đó là sự xuất hiện của một thầy thuốc với cách chữa lạ. "Trăn tinh" là một con Nưa? Anh Nguyễn Văn Phòng, 1 trong 23 người mắc bệnh...