Người châu Âu vẫn giữ ‘tình yêu’ với kim cương Nga trong mùa Valentine
Mùa lễ Valentine đã thúc đẩy nhu cầu kim cương thô từ Nga tăng đột biến.
Việc nhập khẩu kim cương thô của Nga không bị EU trừng phạt, bất chấp nhiều lời kêu gọi hành động từ Ukraine và một số nước EU. Ảnh: AFP/Getty Images
Mùa lễ Tình nhân (Valentine) đã thúc đẩy nhu cầu kim cương thô từ Nga tăng đột biến, theo số liệu gần đây nhất từ Bộ Kinh tế Bỉ mà tờ Politico có được.
Hoạt động nhập khẩu kim cương thô của Nga không bị EU trừng phạt, mặc dù Ukraine và một số nước EU liên tục kêu gọi ngăn chặn ngành công nghiệp xa xỉ của Nga.
Nhập khẩu kim cương thô Nga đã giảm đáng kể trong quý 3 năm ngoái. Điều này đã thúc đẩy Bỉ tranh luận mạnh hơn phản đối việc EU trừng phạt kim cương của Nga, vốn là nguồn cung cấp rất quan trọng đối với thành phố Antwerp của Bỉ, một trung tâm chế tác kim cương toàn cầu.
Chính phủ Bỉ lập luận rằng các biện pháp trừng phạt như vậy sẽ chỉ chuyển hướng xuất khẩu kim cương của Nga sang các nước khác mà không thực sự gây thiệt hại kinh tế cho Moskva. Các nhà ngoại giao Bỉ cũng chỉ ra rằng nhập khẩu kim cương thô của Nga đang giảm ngay cả khi không có lệnh trừng phạt, do áp lực của công chúng và nhận thức của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, nhập khẩu kim cương thô của Nga vào Bỉ đã tăng trở lại vào tháng 12/2022 và tháng 1 năm nay trước Ngày Lễ tình nhân (Valentine’s Day) 14/2. Trong tháng 1/2023, Bỉ đã nhập khẩu lượng kim cương thô trị giá 132 triệu euro của Nga, cao hơn mức 97 triệu euro vào tháng 1/2022.
Video đang HOT
Theo một quan chức Bỉ, hiện tượng này dường như là một đợt tăng đột biến tạm thời liên quan đến nhu cầu cao hơn vào dịp Lễ tình nhân. Trong tháng 2 vừa qua, giá trị nhập khẩu kim cương thô từ Nga lại giảm xuống còn 61 triệu euro.
Đối với phe phản đối kim cương Nga, như nghị sĩ Bỉ Vicky Reynaert, thuộc đảng Vooruit – có thành phần trong chính phủ liên bang, thì những con số nói trên cho thấy các biện pháp tự nguyện là không đủ. “Lệnh cấm nhập khẩu kim cương của Nga là lựa chọn đúng đắn duy nhất”, bà Reynaert nói và kêu gọi Ủy ban châu Âu đưa lệnh cấm này vào gói trừng phạt tiếp theo đối với Nga.
EU hiện đang phối hợp với các nước G7 về một hệ thống truy xuất nguồn gốc toàn cầu đối với kim cương, như trước đây Bỉ đã yêu cầu. Các nhà lãnh đạo G7 hôm 24/2 cho biết họ cam kết “làm việc tập thể để có thêm các biện pháp đối với kim cương của Nga, bao gồm cả kim cương thô và kim cương đã mài”.
Hồi tháng 1, tờ Brussels Times cho biết, Bỉ và Ủy ban châu Âu đang nghiên cứu một hệ thống cho phép theo dõi và xác định kim cương của Nga là “kim cương máu”. Hệ thống này sẽ đóng vai trò thay thế cho lệnh cấm nhập khẩu kim cương do châu Âu đề xuất, vốn đã bị loại trừ vào phút cuối trong vòng trừng phạt trước đó của châu Âu đối với Nga.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga – Ukraine, các quan chức châu Âu đã từ chối ban hành bất kỳ biện pháp trừng phạt có ý nghĩa nào đối với các loại đá quý của Nga, vốn là nguồn cung thúc đẩy hoạt động buôn bán kim cương của châu Âu – tập trung ở Antwerp, Bỉ.
Hầu hết đá quý xuất khẩu của Nga được quản lý bởi ALROSA, công ty chiếm 95% sản lượng kim cương của Nga và 27% sản lượng khai thác kim cương toàn cầu. Mỗi năm, Nga thu về khoảng 4 tỷ USD doanh thu từ xuất khẩu kim cương thô.
Sở hữu trung tâm chế tác kim cương toàn cầu, Bỉ đã bối rối về lập trường của mình trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với kim cương Nga. Hồi tháng 4/2022, Thủ tướng Alexander De Croo tuyên bố rằng tác động của lệnh cấm như vậy đối với Nga “sẽ bằng không, nhưng tác động đối với châu Âu sẽ rất lớn”.
Một số người cho rằng ông De Croo đang bảo vệ giao dịch kim cương ở Antwerp hơn là chứng kiến thị trường chuyển dịch sang Dubai, nơi không tham gia các biện pháp trừng phạt quốc tế.
Vào năm 2021, kim cương của Nga chiếm 1/4 lượng nhập khẩu trực tiếp tại “thủ phủ” kim cương Antwerp. Các nhà hoạt động Ukraine thậm chí cáo buộc Bỉ tiếp tay cho chiến dịch quân sự của Nga thông qua việc mua những viên kim cương này.
Phương Tây tìm mọi cách truy vết kim cương Nga để siết chặt trừng phạt
Theo dữ liệu mới nhất, doanh số bán kim cương của Nga vào Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục tăng sau khi Moskva bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022.
Các công ty mua bán kim cương cho rằng lệnh trừng phạt sẽ không đạt được hiệu quả nếu không có một cơ chế truy vết toàn cầu.
Kim cương của Nga vẫn thoát khỏi các lệnh trừng phạt từ Mỹ và đồng minh do sự phản đối của Bỉ. Ảnh minh họa: Getty Images
Liên minh châu Âu (EU) và các nước thuộc Nhóm có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) đang tìm cách truy vết hoạt động mua bán kim cương Nga vào khu vực và muốn đưa ra một hệ thống truy vết không lỗ hổng nhằm hạn chế các hoạt động này.
Theo hãng tin Bloomberg, tính đến thời điểm hiện tại, hoạt động mua bán kim cương của Nga vẫn né tránh được các lệnh trừng phạt từ Mỹ và đồng minh do sự phản đối của các nhà nhập khẩu đá quý lớn bao gồm Bỉ - quốc gia sở hữu trung tâm giao dịch kim cương lớn nhất thế giới Antwerp. Brussels đã nhiều lần ngăn chặn các kế hoạch cấm vận của EU, cảnh báo rằng động thái này có thể khiến hàng nghìn người mất việc.
Theo số liệu chính thức, khoảng 85% kim cương thô của thế giới phải đi qua Antwerp trên đường đến tay người tiêu dùng. Ước tính khoảng 10.000 người dựa vào hoạt động thương mại này để kiếm sống.
Chính quyền Bỉ cho rằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mà không xây dựng một hệ thống truy vết toàn cầu sẽ là vô tác dụng, vì mặt hàng này có thể tham gia hoạt động mua bán nhờ các thị trường lớn mạnh khác như Ấn Độ, Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, việc theo dõi các loại kim cương chỉ dễ dàng từ khâu đầu của chuỗi cung ứng, bắt đầu với "kim cương máu" - hay còn gọi là đá quý dạng thô. Trong khi đó, những viên kim cương đã được cắt và đánh bóng sau đó chảy qua các thị trường khác và các cơ sở kinh doanh sẽ rất khó để truy vết.
Theo dữ liệu mới nhất, doanh số bán kim cương của Nga vào EU tiếp tục tăng sau khi Moskva bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022.
"Mặc dù chưa được công khai song các con số thể hiện Nga tăng mạnh xuất khẩu kim cương sang EU, trong đó có Antwerp, Bỉ", chuyên gia kinh tế Rob Bates tiết lộ.
Theo báo cáo của Kimberley Process, xuất khẩu kim cương thô của Nga đã tăng từ 1,01 tỷ USD trong quý 1/2022 lên 1,11 tỷ USD trong quý 2 cùng năm. Không có dữ liệu trong quý 3 và quý 4, mặc dù các con số sơ bộ của quý 3 cũng cho thấy sự gia tăng về doanh số.
Từ ngày 24/2/2022 đến cuối tháng 6/2022, Bỉ đã nhập khẩu kim cương trị giá 872 triệu USD, bao gồm 831 triệu viên kim cương thô, 12 triệu viên dùng trong công nghiệp và 28 triệu viên kim cương đánh bóng (nhưng không được gắn kết). Ngành kinh doanh kim cương chiếm 5% doanh thu xuất khẩu của Bỉ và thu hút khoảng 30.000 việc làm tại đây.
Kim cương Nga lặng lẽ 'chảy' trở lại thị trường thế giới Những viên kim cương Nga lặng lẽ chảy trở lại thị trường thế giới sau những hỗn loạn do các lệnh trừng phạt. Công ty khai thác mỏ khổng lồ Alrosa của Nga đang bán một lượng lớn kim cương cho khách hàng Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg Sự hoảng loạn bao trùm thế giới kim cương trong năm nay đang bắt đầu giảm...