Người châu Á quá khôn ngoan vì lợi riêng
Phó giáo sư xã hội học Carolyn Chen cho rằng người ngồi trên giảng đường các trường đại học xuất sắc nhất nước Mỹ nên là những tài năng toàn diện, tuy nhiên bà lại lo ngại những tiêu chí tuyển sinh nhằm hạn chế sinh viên gốc Á là không công bằng với họ.
Đặt chỉ tiêu ngầm với sinh viên gốc Á
Cuối tháng này, học sinh cuối cấp sẽ nộp đơn vào các trường đại học, cao đẳng và bắt đầu chờ đợi để nghe ngóng về nơi mà họ sẽ dành 4 năm tiếp theo để học tập. Hơn những gì mà họ có thể nhận ra, kết quả sẽ phụ thuộc vào chủng tộc. Nếu bạn là người châu Á, cơ hội được nhận vào những trường uy tín nhất chắc chắn sẽ thấp hơn nếu bạn là người da trắng.
Người Mỹ gốc Á chiếm 5,6% dân số Mỹ nhưng lại chiếm 12 tới 18% số lượng sinh viên ở các trường thuộc khối Ivy League. Người châu Á chiếm từ 40 tới 70% số học sinh các trường phổ thông công lập như Stuyvesant và Bronx Science ở New York, Lowell ở San Francisco và Thomas Jefferson ở Alexandria, Virginia – những nơi mà điều kiện xét tuyển chủ yếu dựa vào xếp loại và các kỳ thi.
Trong một nghiên cứu vào năm 2009 ở hơn 9.000 học sinh nộp đơn vào các trường đại học xuất sắc, 2 nhà xã hội học Thomas J. Espenshade và Alexandria Walton Radford nhận thấy sinh viên da trắng có khả năng được nhận gấp 3 lần sinh viên châu Á có cùng thành tích học tập.
Vào những năm 1920, khi người Do Thái (thường đạt thành tích cao) bắt đầu cạnh tranh với người da trắng Anglo-Saxon, các trường thuộc khối Ivy League bắt đầu hỏi các ứng viên về nền tảng gia đình và tìm kiếm ở họ những phẩm chất mơ hồ như “chí khí”, “mạnh mẽ”, “nam tính”, “có tư chất lãnh đạo” để đánh bại hồ sơ của người Do Thái.
Những năm 1920, người ta thường đặt câu hỏi: Harvard có còn là Harvard nữa không khi có quá nhiều người Do Thái? Bây giờ chúng ta đặt câu hỏi: Harvard có còn là Harvard nữa không khi có quá nhiều người châu Á? Sinh viên ĐH Yale có 58% là người da trắng và 18% là người châu Á. Liệu sẽ là một tai họa nếu con số này bị đảo ngược?
Một số phụ huynh da trắng đang tránh xa những trường công xuất sắc – nơi đang có quá nhiều người châu Á vì lo sợ rằng con cái họ sẽ bị qua mặt. Nhiều người da trắng đủ khả năng tài chính cho con học trường tư – những nơi ủng hộ triết lý giáo dục “tiên tiến”, “học không phải để thi” và đưa ra những giáo trình âm nhạc, nghệ thuật (không phải nhạc cụ châu Á) như piano, violin. Ở một số trường tư tốp đầu, trẻ châu Á rất khó để vào được.
Video đang HOT
Ở các trường uy tín, chỉ tiêu người châu Á ngấm ngầm được đặt ra. Ở ĐH Northwestern, sinh viên Mỹ gốc Á nói với tôi rằng họ cảm thấy xấu hổ về nguồn gốc của mình, rằng họ cảm thấy mình bị xem như là những kẻ nhàm chán, không cá tính. Khi họ thành công, bạn bè châm biếm “đúng là người châu Á”. Họ quá thông minh và chăm chỉ vì lợi ích riêng của mình.
Không đưa thông điệp sai lầm
Kể từ khi cải tổ luật di trú năm 1965, Mỹ đã thu hút hàng triệu người nhập cư học vấn cao và tham vọng từ Đài Loan, Hàn Quốc và Ấn Độ. Chúng ta chào đón những người nhập cư này là chính xác vì họ xuất sắc và vượt trội. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta đang kỳ thị con cái họ vì đã chúng thừa hưởng những phẩm chất từ bố mẹ trong một nền giáo dục tốt. Chúng ta đã tự thủ tiêu mình!
Tôi không tán thành cách giáo dục cứng nhắc và nguy hiểm của “Mẹ Hổ” – giảng viên Luật Amy Chua – một phương pháp ngăn cản sự phát triển của trẻ châu Á bằng cách đưa trẻ đến thành công bằng những kỳ vọng thái quá của cha mẹ chứ không phải nhờ những nỗ lực cá nhân.
Chúng ta muốn thu nhận những sinh viên xuất sắc và có tài năng toàn diện, chứ không phải chỉ là những thí sinh xuất sắc. Nhưng điều làm tôi lo lắng là những tiêu chí tuyển sinh mang tính chủ quan và không công bằng như “cá nhân”, “khác biệt” sẽ là một thiệt thòi cho người châu Á, giống như điều đã xảy ra với các ứng viên Do Thái trong quá khứ.
Cái cách mà chúng ta ứng xử với những đứa trẻ này sẽ ảnh hưởng tới nước Mỹ mà chúng ta đang xây dựng. Nếu như những trường xuất sắc nhất ngầm đặt ra chỉ tiêu số người châu Á được nhận vào, nghĩa là chúng ta đang gửi đi một thông điệp với tất cả học sinh, sinh viên rằng làm việc chăm chỉ và điểm tốt chỉ là mục tiêu phấn đấu của những kẻ ngốc.
Carolyn Chen là phó giáo sư xã hội học kiêm giám đốc Chương trình Nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại ĐH Northwestern.
Nguyễn Thảo (Theo New York Times/Vietnamnet)
Thí sinh Miss Earth xúc phạm người châu Á
Rachel Angeth - đại diện Nam Sudan tại Miss Earth 2012 - gây ra sự phẫn nộ lớn khi gọi châu Á là thế giới tồi tệ, nơi toàn người đồng tính.
Rachel Angeth trở thành tâm điểm của làn sóng phẫn nộ trên internet sau khi đăng tải trên Facebook một dòng nhận xét mang tính phân biệt người châu Á. Trong khi đang có mặt tại Philippines để tham dự cuộc thi Hoa hậu Trái đất, đại diện Nam Sudan viết: "Châu Á là một thế giới toàn những bọn đồng tính. Một nơi tồi tệ!".
Phát ngôn của Rachel lập tức gây bất bình cho những người theo dõi cuộc thi ở cả châu Á và thế giới. Phần lớn bình luận cho rằng thí sinh Nam Sudan đã phát biểu thiếu suy nghĩ. "Cô ấy nên bị loại khỏi cuộc thi hoặc bị bắt giam vì phát ngôn ngu ngốc này", một độc giả để lại bình luận trên trang Missosology.
Thí sinh Rachel Angeth.
Bên cạnh việc lên án vì phát ngôn mang tính miệt thị đối với người châu Á, Rachel Angeth cũng vấp phải phản ứng của dư luận vì coi thường người đồng tính. "Tôi thực sự buồn vì những phát ngôn của cô ấy. Có gì sai trái nếu như người ta là gay hay les?", một người viết.
Trong khi đó, cũng có người bênh vực Rachel Angeth. "Hãy tha thứ cho cô ấy. Tôi hiểu, đó là một cú sốc văn hóa đối với Rachel. Đây là lần đầy tiên cô ấy nhìn thấy thế giới. Hãy nhớ rằng cô ấy đến từ một nơi mà những người đồng tính không được chấp nhận trong xã hội".
Rachel Angeth khi đăng quang cuộc thi tại Nam Sudan.
Trong đó, có người hâm mộ nhắc lại trường hợp của thí sinh Miss Earth đến từ Mỹ năm ngoái. Khi đó, đại diện Mỹ cũng đã đưa ra những bình luận không hay về Philippines. Facebook của cô sau đó đã bị hack. Nhiều người cho rằng, đại diện Nam Sudan nên lên tiếng xin lỗi công khai trên website của cuộc thi. Trong khi đó, đại diện ban tổ chức Miss Earth 2012 và Rachel Angeth đều chưa lên tiếng về vụ việc.
Đại diện Carousel Productions (trái) đã lên tiếng về vụ thí sinh Nga chụp ảnh cho Playboy.
Trước đó, cũng tại cuộc thi Miss Earth đang diễn ra, Natalia Pereverzeva - Hoa hậu Nga vướng scandal chụp ảnh hở ngực cho tạp chí Playboy. Carousel Productions - đơn vị tổ chức Hoa hậu Trái đất - tỏ ra bênh vực Natalia.
Đại diện Ban tổ chức phát biểu trên ABS-CBNNews: "Chúng ta không thể áp đặt những tiêu chuẩn văn hóa của chúng ta đối với thí sinh các nước khác. Bởi Miss Earth là một cuộc thi quy mô toàn cầu, Hoa hậu Nga đã được lựa chọn thông qua một hệ thống những tiêu chuẩn hợp pháp ở đất nước cô ấy". Thêm vào đó, Carousel Productions giải thích rằng Natalia Pereverzeva không vi phạm bất cứ tiêu chuẩn đạo đức nào và hình ảnh của cô ấy không quá hở hang như các thí sinh châu Âu khác - những người không được phép tham gia cuộc thi.
Về phía Natalia Pereverzeva, khi được hỏi về vụ việc, đại diện Hoa hậu Nga nói: "Tôi không nghĩ đó là một câu hỏi hay đối với cuộc thi Miss Earth. Nhan sắc thực sự không chỉ đến từ vẻ đẹp tự nhiên mà còn xuất phát từ nội tâm".
Đêm chung kết Miss Earth 2012 sẽ diễn ra vào 24/11 tại Versailles Palace, Philippines và tường thuật trực tiếp trên Star World. Đại diện Việt Nam tại cuộc thi này người đẹp Hoàng Anh. Hoàng Anh có nhan sắc khá nổi trội so với các thí sinh châu Á trong cuộc thi, nhưng cô chưa biết cách gây ấn tượng để nổi bật.
Song Ngư
Theo VNE
Nâng ngực nội soi kiểu Hàn Quốc Túi ngực được đặt dưới cơ để đảm bảo tính mềm mại, không bị chèn ép tuyến vú và ngực sau đặt túi phải đứng cân xứng và không quá to. Đặc điểm người Hàn Quốc cũng giống như người châu Á là thân hình mảnh khảnh, tuyến vú không dầy. Thông thường ngực hai bên không đều nhau, bên to bên nhỏ,...