Người chặt cây trái phép ở Malaysia sẽ bị pháp luật truy tố
Theo hãng tin Bernama, ngày 25/3, một nhà phát triển bất động sản ở bang Malacca đã đốn hạ 17 cây cọ và đinh hương, trong đó có một số cây khoảng 30 tuổi.
Một góc thành phố Malacca, Malaysia (Nguồn: Getty Images)
Thống đốc bang Malacca Idris Haron đã bày tỏ thái độ kiên quyết với hành động tùy tiện của nhà bất động sản trên, cho biết sẽ có những biện pháp cứng rắn đối với người này do đã hành động vì tư lợi mà không lưu tâm đến tầm nhìn chính quyền bang về Thành phố công nghệ xanh Malacca.
Tại bang Malacca, cây được đốn chặt phải được Chính quyền bang hoặc Hội đồng quản trị của bang phê duyệt về loại cây, kích thước và số lượng.
Ông Idris cho biết hành động trên đã vi phạm luật của chính quyền địa phương và có thể bị liệt vào danh sách đen nếu bị kết tội. Hình phạt cao nhất sẽ được áp dụng đối với người phạm tội và nhà kinh doanh bất động sản sẽ phải trồng lại cây con vào những chỗ đã bị đốn chặt.
Trong khi đó, Thị trưởng thành phố Malacca Zainal Hussin cho biết, hành động của nhà kinh doanh bất động sản đã gây thiệt hại cho thành phố 450.000 RM (hơn 120.000 USD) và ông ta sẽ bị bị truy tố và phải trồng lại cây tại những nơi quy định./.
Video đang HOT
Theo Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam )
Bắc Kinh tham vọng đào kênh xuyên Thái Lan để tránh eo biển Malacca
Trong những tháng gần đây, dự án đào một con kênh nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông xuyên ngang bán đảo phía nam của Thái Lan đã xuất hiện trở lại, RFI đưa tin.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ( trái) và thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha tại Bangkok ngày 19/12/2014.
Trong những tháng gần đây, dự án đào một con kênh nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông xuyên ngang bán đảo phía nam của Thái Lan đã xuất hiện trở lại, RFI đưa tin.
Kênh đào Kra, như tên gọi của dự án này, sẽ giúp cho tàu buôn từ Ấn Độ Dương muốn lên vùng Đông Bắc Á không phải đi vòng qua eo biển Malacca ngoài khơi bờ biển phía nam của Malaysia. Các công ty Trung Quốc, được chính quyền Bắc Kinh chống lưng, là thành phần đang cố gắng thúc đẩy dự án này.
Theo các nhà quan sát, trong bối cảnh một sự xích lại gần nhau rõ nét giữa Trung Quốc và Thái Lan kể từ khi xẩy ra cuộc đảo chính đưa giới tướng lĩnh lên cầm quyền ở Bangkok vào tháng Năm năm 2014, ý đồ đào kênh xẻ ngang miền Nam Thái Lan, ngoài mục tiêu kinh tế, còn đậm nét động cơ chính trị.
Theo ông Arnaud Dubus của RFI, dự án kênh đào Kra đã có từ nhiều thế kỷ nay. Ngay từ thời vương quốc Ayuthaya, ý tưởng đào một con kênh xẻ ngang bán đảo nam Thái Lan tránh khỏi phải đi vòng qua eo biển Malacca đã từng được thảo luận. Cách đây 10 năm, các công ty Trung Quốc đã từng nghiên cứu kỹ vấn đề này, nhưng không đưa ra được một kết quả cụ thể nào.
Ý tưởng đơn giản. Đào một con kênh dài chừng 100km đi ngang qua eo đất Kra cho phép rút ngắn được khoảng 48 giờ so với hành trình bình thường là các thương thuyền hay tàu dầu phải đi qua eo biển Malacca. Một vài nghiên cứu cho thấy điều đó cho phép tiết kiệm mỗi năm khoảng 50 tỷ USD, nhưng trên thực tế mọi thứ không rõ ràng lắm, vì nhiều nghiên cứu khác đặt vấn đề khả năng sinh lợi của dự án.
Ngược lại, có điều chắc chắn là eo biển Malacca đã quá tải, và mặt khác, các hoạt động hải tặc ngoài khơi eo biển cũng khá nhiều. Như vậy, kênh đào Kra giảm bớt gánh nặng cho eo biển. Nhưng nhất là, sự hiện diện của một eo biển xuyên qua vùng cực nam Thái Lan sẽ là một con đường thay thế cho lộ trình ban đầu qua eo biển Malacca.
Do đó, Trung Quốc quan tâm rất nhiều đến điều này, do bởi các căng thẳng mạnh mẽ giữa quốc gia này với nhiều nước Đông Nam Á liên quan đến các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng đồng thời cũng do sự hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực. Trong trường hợp eo biển Malacca phải bị đóng do căng thẳng gia tăng, kênh đào Kra sẽ là mạch giao thông sống còn cho việc vận chuyển dầu khí nhập khẩu về Trung Quốc.
Trong bối cảnh Trung Quốc và Thái Lan xích lại gần nhau kể từ sau vụ đảo chính hồi năm rồi, rất nhiều dự án hạ tầng về giao thông do các doanh nghiệp Trung Quốc đảm nhận tại Thái Lan, nhất là các tuyến đường sắt mới Bắc-Nam.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc ngay từ đầu năm đã khởi động lại dự án kênh Kra với tiến hành một nghiên cứu về tính khả thi kéo dài trong một năm. Theo quan điểm của Bắc KInh, dự án nằm trong khuôn khổ khái niệm "Con đường tơ lụa hàng hải" do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xướng.
Lộ trình được dự trù trong dự án ày sẽ đi qua vùng xa nhất ở phía nam bán đảo Thái Lan ngang tầm với thành phố Songkhla. Điều quan trọng cần lưu ý là lộ trình được vẽ rất gần với vùng mà phe nổi dậy ly khai Hồi giáo Mã Lai đang hoành hành tại miền nam Thái Lan.
Một điều chắc chắn là một khi công trình được bắt đầu tại vùng này, vấn đề an ninh sẽ được đặt ra trong khi xây dựng và sau khi kết thúc công trình.
Cũng theo ông Arnaud Dubus, cho dù sẽ phải đầu tư khoảng 20 tỷ USD vào dự án, Thái Lan đương nhiên sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất trong khối ASEAN. Không chỉ là do quyền sử dụng kênh đào mà Thái Lan sẽ được hưởng, mà còn do tác động kích thích tăng trưởng kinh tế mà dự án này sẽ đem lại ngay từ lúc khởi động công trình.
Hơn nữa, Thái Lan còn dự tính mở các đặc khu kinh tế và các khu công nghiệp ngay chính lối vào và lối ra con kênh, đặt trọng tâm vào công nghiệp dầu khí.
Một quốc gia khác cũng được hưởng lợi đó là Myanmar, vì hiện nay nước này, cho tới nay, để xuất khẩu hàng hoá, buộc phải đi một đường vòng dài xuống phía nam qua eo biển Malacca, trong khi Myanmar lại nằm rất rất gần với kênh Kra. Ngược lại, có thể Malaysia, Singapore và ngay cả Indonesia sẽ bị mất quyền lợi, nếu kênh Kra được hình thành, bởi vì lưu thông hàng hải trên vùng lãnh hải của họ chắc chắn sẽ bị giảm xuống.
Một quốc gia hưởng lợi lớn khác nữa có lẽ sẽ là Trung Quốc. Nước này sẽ có nhiều đường vận chuyển nhiên liệu thuộc quyền sử dụng của họ. Cho nên các tập đoàn Trung Quốc rất quan tâm đến dự án. Nhưng Thái Lan cũng đã nhận thấy là với các dự án đường sắt, việc xích lại gần với Bắc Kinh về mặt kinh tế cũng có những bất lợi.
Bởi những khoản tín dụng do các ngân hàng Trung Quốc tài trợ cho các dự án đường sắt tại Thái Lan có lãi suất là 4%/ năm, cao hơn lãi suất chung của các quốc gia như Nhật Bản dành cho những dự án tương tự. Đó là chưa kể đại bộ phận nhân công tại các công trường có chủ đầu tư Trung Quốc tại Thái Lan sẽ là người Trung Quốc. Chính vì vậy mà Bangkok đã từ chối vay tiền của Trung Quốc cho các dự án đường sắt.
Theo Bizlive
Nhà hàng Trung Quốc tại châu Phi cấm... khách châu Phi Theo hãng tin RT (Nga), một nhà hàng Trung Quốc ở thủ đô Kenya đã ra quy định không phục vụ khách người châu Phi sau 5 giờ chiều. Nhà hàng này nhấn mạnh họ làm thế để đề phòng những mối đe dọa an ninh như các vụ phạm tội hình sự và nhóm khủng bố Al Shabaab có thể xảy đến...