Người chăn tuần lộc chật vật trong mùa đông bất thường
Tộc người Sami ở Thụy Điển đang đau đầu tìm kiếm nguồn thức ăn cho cho tuần lộc vào mùa đông do hiện tượng Trái đất nóng lên làm thay đổi thảm thực vật, đe dọa sự sống còn và nguồn thức ăn của loài động vật này.
Tuần lộc Thụy Điển
Theo báo cáo của Viện Khí tượng Thụy Điển, trong giai đoạn 1991-2019, nhiều vùng ở phía Bắc và phía Đông nước này ghi nhận mức tăng nhiệt độ trung bình gần 2C so với thời kỳ 1860-1900. Đặc biệt, nhiệt độ ở miền Bắc cao hơn bình thường tới 10C trong một số ngày đầu tháng 1-2020. Trong tháng 2 vừa qua, 3 trạm quan trắc ở miền Trung ghi nhận mức nhiệt cao nhất trong tháng kể từ năm 1971. Nhiệt độ cao trái mùa khiến tuyết tan rồi lại đóng băng khi trời lạnh trở lại, khiến lớp băng trở nên dày hơn, làm cho tuần lộc không thể đào bới tìm địa y.
Những người chăn tuần lộc không còn cách nào khác là phải thay nhau đi tìm kiếm nguồn thức ăn ở những khu vực xa hơn trong suốt 2 tháng trước khi lên đường với bầy tuần lộc. Họ thường phải lùa bầy gia súc tránh đường cao tốc, các trang trại điện gió và công trình thủy điện. Thời tiết khó lường khiến hành trình thường bị kéo dài gấp đôi và đây đang là thách thức lớn nhất hiện nay với tộc người Sami, cộng đồng duy nhất ở Thụy Điển được phép nuôi tuần lộc lấy thịt, da và gạc. Tộc người này hàng năm di chuyển hàng trăm kilômét để vận chuyển đàn gia súc, trước tiên bằng xe tải, sau đó thả chúng ra, theo sau bằng xe trượt tuyết và theo dõi chúng bằng vòng cổ định vị GPS.
Tập quán chăn nuôi tuần lộc vốn là một phần quan trọng trong nền văn hóa cũng như kinh tế của người Sami. Với dân số khoảng 80.000-100.000 người, tộc người Sami đã chăn nuôi tuần lộc ở khắp miền Bắc Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Nga từ thế hệ này qua thế hệ khác, trong đó nhiều người sống phía trên Vòng Bắc cực.
1001 thắc mắc: Thung lũng Chết nằm ở đâu, có điều gì lạ kỳ nhất thế giới?
Thung lũng Chết có điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, nhiệt độ mùa hè mức kỷ lục 56,7C, mùa đông dưới 0C. Ở thung lũng này có một hiện tượng kỳ lạ có một không hai trên thế giới, đá biết chạy.
Tọa lạc gần biên giới bang California và Nevada, thung lũng Chết nằm ở nơi thấp nhất, khô nhất và nóng nhất Bắc Mỹ. Trải dài trên 136,2km và có diện tích đạt 7.800km2, thung lũng Chết nằm dưới chân núi Whitney, có chiều cao 4.421m.
Thung lũng Chết là một phần của Công viên quốc gia cùng tên thuộc Khu dự trữ sinh quyển sa mạc Mojave và Colorado. Nó sở hữu nhiều đặc tính cơ bản của những khu vực nằm dưới mực nước biển.
Trên thực tế, đáy thung lũng Chết chứa rất nhiều muối. Vào giữa kỷ nguyên Pleistocene (khi con người bắt đầu xuất hiện), vẫn tồn tại những vùng biển nằm giữa các lục địa mà một trong số đó chính là thung lũng Chết ngày nay. Khi nước biển bốc hơi hết, những mỏ muối khổng lồ đọng lại dưới đáy thung lũng.
Theo nguyên tắc chung, những nơi càng thấp thì nhiệt độ sẽ càng cao bởi ánh nắng mặt trời chiếu xuống làm nhiệt độ tăng lên. Ở những vùng thấp, nhiệt độ không khí tăng cao nhưng không thể bốc lên mà bị những điểm cao chặn lại khiến không khí càng nóng hơn. Trong khi đó, áp suất không khí ở trên nó cũng tạo ra lực ép khiến khí nóng không thể thoát ra ngoài.
Thung lũng Chết là một trong những điển hình của loại địa hình này. Được bao quanh bởi những dãy núi cao, bề mặt bằng phẳng khiến nhiệt độ bị mặt trời nung nóng khó có thể bị hấp thụ hoặc thoát khỏi thung lũng. Khí nóng bốc lên ngay lập tức bị áp suất không khí nén xuống, khiến cho không khí bên trong thung lũng nóng và ngột ngạt hơn. Quá trình này diễn ra liên tiếp khiến không khi nóng lưu thông khắp thung lũng Chết.
Thung lũng Chết ở Mỹ nóng đến gần 57 độ C.
Dù thời tiết chưa cực đoan, thung lũng Chết từng là nơi sinh sống của bộ tộc Timbisha, gốc gác của người Mỹ bản xứ suốt hơn 1.000 năm qua. Do đất đá đều mang một màu đỏ rực nên người thổ dân Timbisha gọi đây là "thung lũng sơn".
Thung lũng Chết ở Mỹ là một trong những nơi đặc biệt nhất thế giới và là nơi khô và nóng nhất trên toàn bộ lục địa Bắc Mỹ. Cụ thể, mùa Hè năm 2001, trong 154 ngày liên tục, nhiệt độ ở Thung lũng Chết luôn trên 38 độ C. Nhiệt độ cao nhất đo được ở Thung lũng Chết là 56,7 độ C vào ngày 10/7/1913.
Một điều đặc biệt ở thung lũng Chết là khả năng di chuyển của những hòn đá nặng hàng trăm kg. Các nhà khoa học nhận thấy, hiện tượng đá "di chuyển" chỉ xảy ra ở nơi duy nhất mang tên gọi Racetrack, lòng hồ cạn khô bên trong thung lũng. Những hòn đá liên tục thay đổi vị trí theo những quỹ đạo bất định, để lại dấu vết trải dài hàng trăm m trên nền đất khô cằn.
Vì sao đá biết di chuyển?
Nhiều giả thuyết được đưa ra nhằm lý giải cho hiện tượng kỳ bí trên bao gồm cả tác động của từ trường hoặc thậm chí là do việc làm của người ngoài hành tinh. Mãi cho đến mới đây, nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện hải dương học Scripps thuộc Đại học San Diego đã có lời giải đáp thỏa đáng cho hiện tượng kỳ lạ nói trên.
Từ mùa đông năm 2011, nhóm đã đặt một trạm khí tượng với độ chính xác và tin cậy cao nhằm đo đạc sức gió trong khoảng thời gian mỗi giây 1 lần. Đồng thời, nhóm mang tới đây 15 hòn đá có trang bị hệ thống định vị GPS để phục vụ công tác nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng chuyển động của các tảng đá đòi hỏi một sự phối hợp hoàn hảo của nhiều yếu tố khác nhau.
Đầu tiên, bề mặt thung lũng phải được phủ lớp nước với độ sâu đủ lớn để tạo thành lớp băng nổi trong suốt mùa đông nhưng vẫn còn đủ độ nông để các hòn đá còn nhô lên không khí.
Khi nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm, hồ cạn sẽ đóng một lớp băng mỏng (windowpane ice) phía trên, bên dưới vẫn là nước lỏng. Lượng băng sau đó sẽ dày lên để đủ độ cứng và tạo đủ lực đẩy tảng đá, nhưng vẫn còn phải đủ mỏng để có thể tự do di chuyển (ở bước tiếp theo). Khi đó, hòn đá sẽ được bao quanh bởi lớp băng mỏng nói trên, một phần tảng đá nhô lên, phần còn lại ngập trong nước.
Cuối cùng, khi mặt trời dần xuất hiện, băng sẽ tan chảy và nứt ra thành từng mảng. Những tảng băng sẽ được những cơn gió nhẹ đẩy trôi đi trên bề mặt hồ cạn và đẩy những hòn đá di chuyển theo.
Một điều đáng ngạc nhiên là chuyển động trên khá nhẹ nhàng và không cần phải dùng nhiều lực: Mỗi tấm băng chỉ dày từ 3-5mm, được di chuyển bởi cơn gió có tốc độ 3-5m/s và đẩy những hòn đá đi với tốc độ vài inch mỗi giây. Với tốc độ này, gần như con người không thể nhìn thấy được trừ khi tiến lại thật gần để quan sát kỹ.
Khám phá thung lũng chết. Clip nguồn youtube
Châu Anh (t/h)
Tình trạng tuần lộc chết đói đáng báo động ở Bắc Cực Vì biến đổi khí hậu, tuần lộc ở khu vực Bắc cực thuộc Thụy Điển đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực và đói. Niila Inga nói: "Nếu chúng ta không chuyển chúng đến khu vực tốt hơn nơi mà chúng có thể gặm cỏ và tìm thức ăn, thì những con tuần lộc này sẽ chết đói". Tuần lộc...