Người chăn nuôi Hà Tĩnh linh hoạt ứng biến với tình hình dịch bệnh
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), người chăn nuôi Hà Tĩnh đã tập trung chăm sóc, tăng đàn gà và trâu, bò để phục vụ thị trường cuối năm.
Anh Phùng Anh Quang ở thôn 5 (xã Ân Phú, Vũ Quang) nuôi gần 40 con bò vỗ béo để cung cấp thị trường cuối năm.
Đon thị trường tết, thời điểm này người chăn nuôi Vũ Quang đang tập trung tăng đàn, chuyển đổi vật nuôi phù hợp với tình hình dịch bệnh. Anh Phùng Anh Quang ở thôn 5 (xã Ân Phú, Vũ Quang) cho biết: “Thời điểm tháng 5/2021, gia đình tôi có chăn nuôi lợn, tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của DTLCP và giá cả lên xuống thất thường nên gia đình chuyển hướng chỉ đầu tư vào nuôi bò vỗ béo.
Ngay sau khi dịch viêm da nổi cục trên địa bàn được khống chế, gia đình tôi đã mua 40 con bò 3B về nuôi. Vì nuôi theo hình thức vỗ béo nên sau hơn 3 tháng là có thể xuất bán. Thời điểm này, nhu cầu sử dụng thịt bò tăng cao, giá cả ổn định nên gia đình tôi khá yên tâm khi đầu tư”.
Tổng đàn trâu, bò toàn huyện Vũ Quang hiện đạt gần 14 nghìn con.
Ông Nguyễn Trường Thọ – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết: “Tổng đàn trâu, bò toàn huyện hiện đạt gần 14 nghìn con (từ đầu tháng 9/2021 đến nay tăng hơn 1 nghìn con). Tránh DTLCP nên nhiều nông dân chuyển sang nuôi trâu, bò vỗ béo. Hiện nay, người chăn nuôi trên địa bàn đang tập trung nguồn vốn để đầu tư tăng đàn, phục vụ nhu cầu thị trường tết Nguyên đán sắp tới.
Đồng hành cùng người chăn nuôi, địa phương đã hoàn thành kế hoạch tiêm phòng các loại vắc-xin viêm da nổi cục, tụ huyết trùng, lở mồm long móng đối với những vật nuôi trong diện tiêm phòng. Bên cạnh đó, Phòng NN&PTNT cũng thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm biện pháp chăm sóc, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi”.
Gia đình ông Nguyễn Hữu Loan (thôn Phú Hòa, xã Yên Hòa) thả hơn 2.000 con gà thịt để phục vụ thị trường tết.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết, thời điểm này người chăn nuôi gà ở Cẩm Xuyên cũng chủ động tăng đàn phục vụ thị trường cuối năm.
Video đang HOT
Gia đình ông Nguyễn Hữu Loan (thôn Phú Hòa) là một trong những hộ chăn nuôi gà thịt quy mô lớn ở xã Yên Hòa. Theo chia sẻ của ông Loan, để chuẩn bị cho dịp tết năm nay, từ đầu tháng 10, gia đình đã nuôi hơn 2.000 con, tăng 1.000 con so với những lứa trước.
Lứa gà thịt hơn 2.000 con của ông Loan hiện đã nuôi được 20 ngày.
Ông Loan cho biết: “Dịp cuối năm nhu cầu tiêu dùng của người dân cao, vì vậy, tăng đàn gà để cung cấp cho thị trường thời điểm này là cách làm kinh tế hiệu quả. Thông thường, gà nuôi khoảng 3-3,5 tháng là có thể xuất bán. Nếu chăm sóc tốt có thể đạt trọng lượng hơn 2kg/con, giá bán khoảng 60 nghìn đồng/kg là người nuôi có lãi; những dịp cao điểm như tết, giá gà tăng cao hơn, từ 65 – 68 nghìn đồng/kg”.
Để có đàn gà khỏe mạnh phục vụ tết, gia đình ông Loan đã tiêm đầy đủ các loại vắc-xin cho vật nuôi. Khi gà được 35 ngày tuổi, ông giảm 30% lượng cám công nghiệp để bổ sung lượng thức ăn khác như: ngô, rau, lúa để gà chắc thịt, thơm ngon.
Ông Loan cũng cho biết thêm, dịp tết năm ngoái ông có chăn nuôi thêm lợn thịt để cải thiện thu nhập dịp tết, tuy nhiên, năm nay do dịch bệnh phức tạp nên gia đình không đầu tư.
Để đàn gà khỏe mạnh, ông Loan đã tiêm đầy đủ các loại vắc-xin cho vật nuôi.
Ông Nguyễn Khắc Khánh – Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho biết: “Để đảm bảo an toàn và có nguồn thu dịp cuối năm, thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt thay đổi vật nuôi, chú trọng phát triển đàn trâu, bò và gà. Bởi, ngoài lợn thì đây là những vật nuôi có sức tiêu thụ mạnh trong dịp tết. Hiện tại, tổng đàn trâu, bò toàn tỉnh đạt 234 nghìn con, tổng đàn gà đạt trên 8 triệu con”.
Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, để việc chăn nuôi thuận lợi, người dân trên địa bàn tỉnh cần đẩy mạnh việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, đồng thời chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Cũng theo ông Khánh, để việc chăn nuôi thuận lợi, các địa phương cần đẩy mạnh việc phòng, chống dịch cho đàn vật nuôi; hỗ trợ người dân trong việc áp dụng các quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, tạo ra các sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, người chăn nuôi cần cập nhật tình hình thị trường cũng như dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thường xuyên, từ đó cân nhắc, tính toán việc tăng đàn hợp lý.
Giá thịt lợn hơi đang tăng trở lại: Cơ hội để người chăn nuôi tái đàn
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, dịch Covid-19 và giãn cách xã hội vừa qua cũng cho thấy chúng ta phải nhìn nhận lại ngành chăn nuôi, một cách tổng thể, nắm bắt rõ từ chăn nuôi truyền thống, nhỏ lẻ đến chăn nuôi có tổ chức, tập trung để từ đó xây dựng, hoạch định chính sách sao cho phù hợp với thực tiễn.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan kiểm tra hoạt động chăn nuôi tại hộ chăn nuôi xã Kim Thư (huyện Thanh Oai). Ảnh: Ánh Ngọc
Chiều 23/10, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã đi khảo sát thực tế tình hình chăn nuôi tại Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long và hộ chăn nuôi ở xã Kim Thư (huyện Thanh Oai), siêu thị MM Mega Market tại quận Hà Đông.
Qua kiểm tra thực thế cho thấy, giá thịt lợn hơi đang tăng dần từng ngày và dự kiến tiếp tục sẽ tăng trong thời gian tới, tạo điều kiện cho các hộ tái đàn, tăng đàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong các tháng cuối năm.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan kiểm tra hoạt động chăn nuôi tại Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long (huyện Thanh Oai). Ảnh: Ánh Ngọc
Giá thịt lợn hơi tăng từng ngày
Chia sẻ về tinh hình hoạt động chăn nuôi, Theo Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long Nguyễn Hoàng Long cho biết, hiện nay hợp tác xã đang nuôi 500 lợn nái, 5.000 lợn thịt, trung bình mỗi ngày cung cấp ra thị trường hơn 2 tấn thịt lợn và 5 tấn sản phẩm chế biến từ thịt lợn. Ngày 23/10, giá thịt lợn hơi đã tăng lên gần 40.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Còn theo ông Nguyễn Đức Thanh, hộ chăn nuôi ở xã Kim Thư đang nuôi 40 con lợn thịt, 5 lợn nái. Ông Thanh cho biết, tuần trước vừa xuất bán 40 con lợn thịt với giá 35.000 đồng/kg. Hiện, đã bắt tay vào tái đàn với 100 lợn giống phục vụ thị trường Tết Nhâm Dần và sau Tết. Nhờ chủ động về con giống nên không lo về đầu vào, chỉ có băn khoăn về giá thức ăn chăn nuôi vẫn tăng cao. Tuy nhiên, theo ông Thanh, hiện giá thịt lợn đang tăng dần từng ngày và các trang trại trên địa bàn TP đang bán với giá khoảng 40.000 đồng/kg và dự đoán giá thịt lợn hơi sẽ tăng dần lên và có thể lên tới 70.000- 80.000 đồng/kg vào dịp cuối năm. "Người chăn nuôi sẽ có lãi, không quá lo lắng vì đó là quy luật thị trường. Và với mức giá 50.000 đồng/kg là người chăn nuôi bắt đầu có lãi"- ông Nguyễn Đức Thanh cho biết thêm.
Tăng liên kết để chia sẻ rủi ro
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Nội, 9 tháng năm 2021, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng toàn TP ước tính 168.000 tấn, tăng 6,4% so với cùng kỳ. Dự kiến sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng trong 3 tháng cuối năm 2021 là 62.000 tấn. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Tạ Văn Tường cho biết, từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành chăn nuôi Hà Nội chịu tác động mạnh. Giá cả thị trường sản phẩm chăn nuôi, con giống biến động tuỳ từng thời điểm, không ổn định, gây khó khăn lớn cho người chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, buổi đi thực tế hôm nay nhằm tìm hiểu kỹ toàn ngành chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi của Hà Nội. Trong 3-4 ngày qua giá thịt lợn hơi có sự chênh lệch lớn từ 33.000 lên đến gần 40.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do các lò giết mổ đã hoạt động trở lại, bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp, nhà máy đã hoạt động... nhu cầu tiêu thụ thịt lợn đã tăng lên nên thịt lợn hơi có tín hiệu tăng dần lên.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khảo sát giá thịt lợn tại siêu thị MM Mega market (quận Hà Đông). Ảnh: Ánh Ngọc
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, giải pháp hiện nay để bình ổn giá thịt lợn là cần thiết nhưng cần xem xét kỹ để có giải pháp tác động vào yếu tố cốt lõi, đó chính là thị trường. Theo đó, cần kích hoạt các bếp ăn tập thể, nhà hàng, hoạt động du lịch. Các địa phương trên cả nước thống nhất về biện pháp bảo đảm giao thông đi lại, vận chuyển hàng hoá thuận lợi trong điều kiện bình thường mới.
"Dịch Covid-19 và giãn cách xã hội vừa qua cũng cho thấy chúng ta phải nhìn nhận lại ngành chăn nuôi, một cách tổng thể, nắm bắt rõ từ chăn nuôi truyền thống, nhỏ lẻ đến chăn nuôi có tổ chức, tập trung để từ đó xây dựng, hoạch định chính sách sao cho phù hợp với thực tiễn" - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Sắp tới, Bộ NN&PTNT sẽ đẩy mạnh chính sách về tăng cường liên kết chuỗi chăn nuôi nhằm chia sẻ rủi ro cho người nông dân. Đây là yếu tố quan trong để tạo nên hệ sinh thái chăn nuôi bền vững, giải quyết bài toán rủi ro về dịch bệnh và rủi ro về thị trường.
Bên cạnh đó, tiếp tục hình thành các cơ sở chế biến nhỏ, lò giết mổ, kho lạnh bảo quản ở các vùng chăn nuôi tập trung; đầu tư cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến.
"Làm sao để ngành chăn nuôi không chỉ dừng lại bán thịt lợn hơi, sản phẩm thô mà phải chuyên nghiệp hoá đến các sản phẩm tinh. Ngành chăn nuôi không chỉ dừng lại ở chăn nuôi mà cần phải kéo dài chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ để nâng giá trị và hướng tới phát triển bền vững" - Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.
Bà Rịa-Vũng Tàu có trên 1.200 con bò bị bệnh viêm da nổi cục Ngày 19/8, ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y và Chăn nuôi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh số bò bị bệnh viêm da nổi cục vẫn gia tăng với số lượng là 1.231 con. Cụ thể, đến nay, đã có 628 ổ bệnh viêm da nổi cục trên bò tại 41/65...