Người chăn nuôi đổ sữa ra ra đường để phản đối doanh nghiệp
- Nhiều hộ chăn nuôi bò sữa tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã đem sữa tới trước trạm thu mua sữa Cầu Sắt đổ đầy đường để phản đối quy định thu mua mới của doanh nghiệp.
Tin tức trên báo Khám phá cho hay, sáng 10/1, nhiều gia đình chăn nuôi bò sữa tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã đem sữa tới trước trạm thu mua sữa Cầu Sắt, xã Tu Tra đổ đầy đường để phán đối quy định mới của Dalat milk.
Chia sẻ với PV Khám phá, ông Nguyễn Hoàng Nhật, Chủ nhiệm HTX bò sữa Cầu Sắt, xã Tu Tra, Đơn Dương cho biết, nguyên nhân khiến người dân bức xúc dẫn tới hành động trên là do quy định mới trong việc thu mua sữa của Dalat milk đã khiến người chăn nuôi bức xúc vì bị thiệt hại rất nặng.
Cụ thể, công ty chỉ thu mua một con bò sữa là 16 lít/ngày, trong khi trung bình mỗi con bò sữa một ngày cho khoảng 20 lít sữa. Với kiểu khống chế trên, mỗi ngày một hộ chăn nuôi thiệt hại từ 500.000 – 700.000 đồng.
“Trước việc không chế giá sữa hết sức vô lý trên, sáng 10/1 nhiều hộ chăn nuôi đã đem sữa tới trạm thu mua sữa đổ để phản đối”, ông Nguyễn Hoàng Nhật nói.
Trong khi đó, hàng chục gia đình chưa ký được hợp đồng tiêu thụ sữa tại huyện Đơn Dương nay hằng ngày phải đem sữa đi bán lẻ với giá chỉ 5.000 đồng/lít, nhưng bán được với số lượng rất ít. Số sữa thừa còn lại những hộ này phải đem cho hoặc đổ bỏ vì chỉ sau 2 tiếng nếu không được đưa vào kho lạnh bảo quản sữa sẽ bị chua, hư hỏng.
Video đang HOT
Người dân bức xúc đổ sữa ra đường vì quy định thu mua mới. ẢnhTTXVN.
Lý giải về nguyên ngân khiến doanh nghiệp này hạn định số lượng sữa thu mua, chia sẻ trên TTXVN, ông Ngô Minh Hải – Tổng giám đốc Dalat Milk cho hay đơn vị quy định như vậy là căn cứ vào sản lượng sữa trung bình của đàn bò được nuôi theo quy mô nông hộ cũng như tình hình thực tế tại địa phương chỉ đạt khoảng 16 lít sữa/ngày/con. Điều này cũng để tránh tình trạng người chăn nuôi chưa ký hợp đồng với Công ty nhưng vẫn gửi sữa cho những hộ đã ký hợp đồng bán giùm.
Cũng theo ông Hải, việc thu mua sữa quá nhiều sẽ gây sức ép tiêu thụ và sản xuất của công ty, lượng sữa thu mua vượt giới hạn đã khiến nhà máy bị quá tải. Công suất tối đa của Công ty chỉ đạt khoảng 4 tấn sữa/ngày, nhưng hiện đã phải thu mua lên tới 9 tấn sữa/ngày.
Tuy nhiên, ông Hải cũng cho biết thêm, nếu hộ nào có lượng sữa vượt quá sản lượng định mức thì thông báo để Công ty cử cán bộ có chuyên môn đến kiểm tra và cho phép thì mới được nhập phần sữa trên định mức.
Ngay khi sự việc sáng 10/1 xảy ra, đại diện Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng và chính quyền địa phương đã trực tiếp làm việc với Dalat Milk để tìm hướng khắc phục, bảo vệ quyền lợi cho nông dân. Trước mắt, đề nghị phía công ty phải tổ chức thu mua sữa đầy đủ cho bà con, sau đó tiến hành họp những hộ chăn nuôi để cùng tìm biện pháp giải quyết hợp lý.
Nguồn tin Khám phá cho biết thêm, hiện tổng đàn bò sữa của tỉnh Lâm Đồng là trên 13.600 con, bằng 148% so với kế hoạch (kế hoạch là 9.200 con) và tăng 78% so với năm 2013. Trong đó, tổng đàn bò cái vắt sữa chiếm khoảng 50%, sản lượng sữa tươi sản xuất ra khoảng 100 tấn/ngày, tổng sản lượng sữa tươi năm 2014 ước đạt khoảng 35.000 tấn.
Cũng theo thống kê của UBND tỉnh Lâm Đồng, hiện tổng số hộ mới chăn nuôi bò sữa chưa ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp là 208 hộ, với tổng số bò sữa là 901 con.
Theo NTD
Hỗn chiến trong cơn say, kẻ chết người vào tù
Đang nhậu say lại có "ma men" vào quấy rầy và dùng dao rượt mình, tức giận, Hải đã gây ra vụ hỗn chiến. Hậu quả, người chết, kẻ vào tù.
Ngày 16/12, TAND TPHCM mở phiên toà xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Vũ Hoàng Hải (SN 1972, ngụ Q.12) 6 năm tù về tội "Giết người".
Theo cáo trạng, khoảng 10 giờ ngày 1/12/2013, Hải cùng với một vài người bạn của mình ngồi nhậu tại số nhà 37/19A tổ 4, KP.1A, phường Đông Hưng Thuận, quận 12. Đến khoảng 13 giờ cùng ngày, Hải thấy anh Phạm Việt Nam Hoà Bình là người quen cùng khu phố đi ngang qua liền rủ vào nhậu.
Bị cáo Hải tại tòa sơ thẩm
Anh Bình vào ngồi được một lúc thì có việc nhà nên về trước. Sau đó, nhóm của Hải cũng giải tán ai về nhà nấy. Về nhà được 30 phút, Hải rủ thêm vài người bạn khác đến nhà mình nhậu tiếp.
Khoảng 16 giờ, trong lúc nhậu giữa Hải và Sang xảy ra cãi nhau nên giải tán bàn nhậu. Lúc này, Bình bỗng nhiên xuất hiện gây sự với Hải rồi cả hai xông vào đánh nhau. Bình dùng vỏ chai đập vỡ rồi đâm trầy vùng da ở ngực, mặt, tay của Hải.
Thấy đánh nhau, bạn của Bình là Trần Phúc Hải chạy đến can ngăn và lôi Bình ra một quán nhậu gần đó. Không dừng lại, Bình tiếp tục quay lại nhà Hải và xông vào đánh. Bực tức, Hải chạy vào nhà lấy một con dao Thái Lan đuổi đánh Bình khiến Bình bỏ chạy rồi té ngã. Lúc này, Phúc Hải cùng một người dân khác lao vào can ngăn nhưng thấy bạn mình bị đánh Phúc Hải cũng lao vào hỗn chiến với Hải khiến Hải bỏ chạy.
Bình vào nhà của Hải lấy một con dao rồi đuổi theo Hải. Khi chạy tới cầu sắt tại phường Đông Hưng Thuận, quận 12 thì hai bên lại lao vào đánh nhau. Trong lúc hỗn chiến, Hải đâm nhiều nhát vào tay, ngực của Bình làm Bình gục tại chỗ.
Sau khi gây án, Hải bị lực lượng dân phố bắt giữ, còn Bình được đưa đi cấp cứu nhưng sau đó chết tại bệnh viện.
Quế Sơn
Theo Dantri
Người dân băng qua cầu gãy gập, "đối mặt" tử thần Cây cầu bắt qua rạch Cầu Sa (nối quận 12 và quận Bình Tân) đã bị gãy gập ở giữa tạo thành hình chữ V có thể sập bất cứ lúc nào. Nguy hiểm là vậy nhưng người dân nơi đây hàng ngày vẫn phải liều mình băng qua. Hơn 1 tháng nay, người dân ở hai bên đầu của phường Tân Thới...