Người cha nghiện rượu ảnh hưởng thế nào đến đưa trẻ khi thụ thai?
Một nghiên cứu mới vừa đưa ra kết luận về việc uống rượu đối với cơ thể người cha trước khi thụ thai, có thể có tác động bất lợi đến não bộ và sự phát triển hành vi của đứa trẻ.
Nhiều bài báo khoa học đã viết về việc bà mẹ uống quá nhiều rượu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Các ông bố, trong vấn đề này, hầu như không nhận được sự chú ý. Để làm rõ khoảng trống này, các nhà khoa học từ Đại học California tại Riverside (Hoa Kỳ) đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết luận để quan tâm.
Cụ thể, các chuyên gia thực hiện thí nghiệm trên chuột – họ cho con đực uống rượu mỗi ngày trong hai tuần trước khi giao phối và thụ thai.
Ngay cả tác dụng tương đối ngắn hạn này của rượu đối với cơ thể người cha tương lai cũng rõ ràng: những con chuột con được sinh ra có những sai lệch đáng kể trong sự phát triển não bộ. Đặc biệt có khiếm khuyết rõ rệt với neocortex (vỏ não mới), phần phức tạp nhất trong não động vật có vú, chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng nhận thức và hành vi.
Tác giả chính của nhiên cứu, phó giáo sư tâm lý học Kelly Huffman từ Đại học California tại Riverside, tóm tắt kết luận nghiên cứu: Những người cha thường xuyên uống rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con cái. Rõ ràng hành vi của người cha trước khi thụ thai là rất quan trọng cho phát triển của những đứa trẻ khỏe mạnh.
Những tình huống bạn không phải nói xin lỗi
Vì lịch sự bạn nói 'xin lỗi' cho tình huống mình không có lỗi, mà không biết hành động như vậy chỉ làm giảm tự tin của chúng ta.
Brightside đã tập hợp những tình huống bạn không nên nói lời xin lỗi.
1. Khi bạn nói sự thật
Video đang HOT
Hoàn toàn không cần nói xin lỗi khi bạn nói sự thật bởi vì các nhà tâm lý học tin rằng trung thực mang lại hiệu quả hơn việc cố gắng không làm tổn thương cảm xúc của ai đó. Hãy dùng các từ như "tôi nghĩ" hoặc "theo ý kiến của tôi", thay vì "tôi xin lỗi". Cách hành xử này còn làm cho bạn trở thành người chuyên mang lời khuyên giá trị cho người khác.
2. Khi bạn quá xúc động
"Bằng cách cho ai đó biết cảm xúc của bạn, bạn đã giúp người đó hiểu mình", Donna Flagg, tác giả cuốn sách Surviving Dreaded Conversations, nói. Vậy tại sao bạn phải xin lỗi nếu thực sự người đó có ý nghĩa với bạn. Chẳng phải bạn cũng đang tò mò muốn biết cảm xúc của họ về mình hay sao?
Cũng không có gì xấu hổ trong tình huống này. Tuy nhiên hãy đảm bảo bạn mở lòng ở nơi thích hợp chứ không phải trong một cuộc họp nghiêm túc.
3. Khi bạn khác biệt
Bạn có quyền sống theo cách mình thấy thoải mái nhất mà không cần phải xin lỗi. Trừ khi đó là một lễ hội, nơi có quy định bắt buộc về trang phục, còn nếu không bạn không cần phải làm cho mình hợp ý người khác. Hãy luôn là chính mình để mang lại một thế giới đầy sắc màu.
4. Khi bạn muốn được ở một mình
Không phải lúc nào mong muốn được ở một mình cũng là dấu hiệu cho thấy một tâm trạng xấu. Trên thực tế nghiên cứu cho thấy việc dành nhiều thời gian cho bản thân mang đến cho bạn sự sáng tạo. Vì vậy đừng bao giờ cảm thấy có lỗi vì không tham gia hoạt động xã hội nào. Chỉ cần lắng nghe cảm xúc và nhu cầu của mình.
5. Khi bạn đặt câu hỏi
Trong nhiều trường hợp, chúng ta không dám đặt câu hỏi vì sợ mình trở nên ngớ ngẩn trong mắt người khác. Tuy nhiên, đây không phải là thái độ đúng đắn nếu bạn thực sự muốn thành công. Đừng cảm thấy phải xin lỗi vì không hiểu và đừng ngại ngùng đề nghị được giúp đỡ. Nếu một người khác phán xét bạn vì đã hỏi, nó nói lên vấn đề của họ chứ không phải của bạn.
6. Khi bạn không trả lời ngay lập tức
Sẽ luôn có những người coi nhu cầu của họ quan trọng hơn của bạn. Kiểu người này khăng khăng đòi trả lời email, tin nhắn... ngay lập tức mà không nghĩ rằng bạn có thể bận rộn với những thứ khác nhau.
Đừng cảm thấy có lỗi nếu bạn chưa có thời gian cho người khác. Nếu đó không phải là việc khẩn cấp thật sự, chỉ cần cho họ biết bạn đang bận và sẽ trả lời khi có thể. Như Brene Brown đề cập trong cuốn sách của mình, yêu bản thân mình hơn yêu người khác là bước đầu tiên và quan trọng nhất để tìm kiếm hạnh phúc và thành công.
7. Khi điều bạn không thể kiểm soát việc xảy ra
Có rất nhiều tình huống vượt khỏi tầm kiểm soát, ngay cả khi chúng ta đã lên kế hoạch kỹ lưỡng. Đó có thể là tắc đường khiến trễ họp, lỗi kỹ thuật khiến bạn hỏng bài thuyết trình - những điều này luôn xảy ra và bạn không thể chịu trách nhiệm cho tất cả.
Thay vì xin lỗi, hãy nói lời cảm hơn để cho thấy bạn cũng bị ảnh hưởng và đã cố gắng tìm giải pháp để mọi người đều vui vẻ.
8. Khi người khác cư xử thô lỗ
Nhiều người trong chúng ta đã quen với tình huống thấy khó xử vì hành vi của người khác. Hiện tượng này được gọi là sự bối rối gián tiếp và có liên quan đến sự đồng cảm. Tuy nhiên, bạn không phải chịu trách nhiệm cho những thứ mà bạn không có tội.
Bảo Nhiên
Có nên gọi học trò là con: Không nên can thiệp? Các nhà tâm lý, nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng gọi học trò là con trong trường học chẳng có gì là sai và không nên can thiệp vào cách xưng hô của cô- trò. Có nên gọi học trò là các con? Mới đây, câu hỏi này được "xới" lên bởi các học giả có tiếng. Họ đưa ra lí lẽ...