Người cha làm quan quyết không ‘chạy điểm’ cho con
Người ta thường nói, một người làm quan, cả họ được nhờ. Nhưng điều ấy dường như không đúng với đại gia đình của tôi…
Bác tôi ngày đó đảm đương cương vị khá quan trọng trong chính quyền, có xe ô tô đưa rước nhưng chưa bao giờ bác dùng quyền thế để ưu ái người trong nhà. Ngay cả anh chị họ tôi là con ruột của bác, mà cũng không được hưởng đặc ân đó.
Nghe mẹ kể lại, bác tôi dù bận rộn đến mấy nhưng khi các con đến tuổi đi học, 1 năm 2 kỳ họp phụ huynh học sinh, bác đều đích thân đi dự. Bác tôi không đi xe ô tô (vì bác bảo đó là việc riêng nên không thể dùng xe công), cũng không mặc quần áo sang trọng để tạo sự cách biệt với các phụ huynh học sinh khác.
Lần nào, bác cũng tự đạp xe đạp, đến đúng giờ và ngồi ở cuối lớp. Cô giáo của anh chị tôi biết bác “làm to” nên sợ quá, còn chạy xuống mời bác lên ngồi hàng đầu tiên, còn hỏi bác có muốn phát biểu chỉ đạo gì không. Bác xua tay, ra hiệu không đồng ý rồi bác nói nhỏ: “Thưa cô giáo, tôi đến đây để họp cho con. Ở trường, trong buổi họp này, cô mới là người chủ chốt, còn tôi chỉ là 1 phụ huynh học sinh. Tôi xin lắng nghe lời cô nói”.
Suốt những năm anh chị tôi đi học, gần như chỉ có Ban Giám hiệu và cô giáo biết về “xuất thân” của anh chị. Còn mọi người khác đều nghĩ anh chị tôi cũng chỉ là con em cán bộ bình thường. Cuối năm học lớp 5, anh họ tôi do ham chơi nên bị học lực trung bình. Cô giáo vội gọi đến nhà, hỏi ý kiến bác là có cho anh thi lại để gỡ điểm hay không. Bác tôi không đồng ý, còn nói cô cứ đánh giá đúng thực lực của anh. Đừng vì sợ anh là con “quan” mà nâng đỡ, vì làm vậy là cô đang hại anh.
Thậm chí, nếu cô thấy cần thiết cho anh đúp thì bác cũng không có ý kiến gì. Vì thế, năm đó, anh tôi đã bị học lực trung bình thật, còn đứng gần bét lớp. Bác tôi gọi anh lại, nói anh hãy từ bỏ ngay ý nghĩ dựa dẫm vào bố. Bác sẽ không bao giờ “chạy cửa sau” cho anh. Muốn cuộc đời sau này sướng khổ ra sao thì anh cứ việc chọn thái độ học tập như thế. Anh tôi sợ xanh mắt, lý nhí xin lỗi bố. Từ đó tôi thấy anh bắt đầu chí thú học hành hơn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Khi chị họ tôi lên cấp 3, trường của chị tổ chức cho học sinh đi thực tế để hướng nghiệp. Chị tôi nằm trong nhóm đi thực tế ở miền núi. Biết tin, chị thì thầm nói chỉ cần bác “alo” một tiếng là chị sẽ được ở lại thành phố, không phải đi xa. Bác nhìn chị tôi ngạc nhiên: “Tại sao các bạn khác chịu khổ được mà con không làm được. Bố nghĩ, các học sinh khi đi học đều cần được bình đẳng với nhau. Con dùng thế của bố để hưởng sung sướng nhưng các bạn khác thì biết dựa dẫm vào ô dù nào. Vì thế, con hãy tự đi bằng đôi chân của mình”.
Không chỉ nghiêm khắc với các con, với anh em họ hàng, cháu chắt… bác cũng rất rõ ràng quan điểm là không nâng đỡ ngầm. Bác chỉ can thiệp nếu có ai đó gặp bất công thực sự mà thôi.
Bác tôi luôn nói rằng: “Khi nhận sự giúp đỡ không trong sáng, có thể mình sẽ đạt tới đích dễ dàng nhưng trong lòng lúc nào cũng hổ thẹn, lại luôn lo sợ bị người khác phát giác vì mình đâu có năng lực thật. Còn nếu mình tự vươn lên thì mình có quyền ngẩng cao đầu, không sợ há miệng mắc quai.
Nếu mình chỉ tặc lưỡi làm điều gian dối một lần thì lần sau lại sẽ… quen mui và cuối cùng, thì trở thành người xấu lúc nào không biết”. Biết tính bác, các anh chị họ và con cháu trong gia đình luôn bảo nhau sống trung thực. Quả nhiên, đến nay, chúng tôi đều trưởng thành và thấm thía lời dạy của bác. Anh họ tôi còn bảo, nếu ngày đó mà được bố “chạy chọt” cho thì không bao giờ anh học tập cho tử tế nữa.
Trong gia đình, muốn con cái trung thực thì bố mẹ phải sống thẳng thắn, trung thực trước. Và sự trung thực cũng phải được rèn luyện mỗi ngày và kéo dài trong suốt cuộc đời.
Theo Phunuvietnam
Hai "người dưng" chỉ chung con cái
Cách cư xử của chồng khiến tôi có cảm giác như hai người dưng chỉ chung con cái.
Tôi 36 tuổi, chồng hơn tôi 7 tuổi, yêu nhau 3 năm và kết hôn được hơn 10 năm. Hiện tôi có hai con ngoan ngoãn, học giỏi. Vợ chồng tôi được mọi người khen là cặp đôi hoàn hảo vì đều đẹp, công việc ổn định, thu nhập khá. Chồng tôi có tài, phóng khoáng, nhiệt tình nên mọi người quý mến, nhiều phụ nữ ngưỡng mộ.
Tuy nhiên, khi ở nhà anh rất gia trưởng, sạch sẽ quá mức, khó tính, hay càu nhàu, soi mói. Những lúc vợ chồng tranh luận anh hay giận dỗi, im lặng, chiến tranh lạnh cho đến khi tôi phải chủ động làm lành. Anh không bao giờ đưa tiền cho vợ hay bàn bạc với vợ về công việc gia đình, họ hàng mà chỉ bàn bạc với bố mẹ anh.
Chúng tôi vẫn sống cùng bố mẹ chồng mặc dù đã có nhà riêng vì chồng tôi không thích ở riêng. Bố mẹ chồng đã về hưu, tốt tính, giúp chúng tôi làm việc nhà, rất chiều con trai, cũng quý mến con dâu.
Thẻ lương của anh đưa cho mẹ để chi tiêu sinh hoạt (lương anh hơn 20 triệu), các công việc giỗ chạp họ hàng, anh đều đưa tiền cho mẹ chi. Tôi sống biết điều, hòa thuận, luôn nhường nhịn chồng để gia đình yên ấm. Vừa về làm dâu tôi đã tự nguyện lấy của hồi môn trả nợ cho nhà chồng. Khi anh cần tiền, tôi vay của bố mẹ đẻ để anh đầu tư văn phòng và mua ô tô (Bố mẹ tôi là nông dân, chỉ dành dụm được vài trăm triệu gửi tiết kiệm).
Nhưng khi làm ra tiền anh không đưa tôi trả nợ mà để tiền tiêu pha, mua sắm hoang phí. Anh nói "anh thích nợ, khi nào ai đòi anh mới trả". Sau 2 năm cho vay, tôi nói bố tôi đòi tiền anh. Anh đoán được nên giận tôi và chiến tranh lạnh với tôi cả tháng.
Khi con thứ hai được 8 tháng, tôi phát hiện chồng ngoại tình. Tôi rất đau khổ nhưng vì con còn quá nhỏ và chưa đủ kinh tế để nuôi con nên tôi đã bỏ qua. Sau chuyện này tôi quyết định bỏ việc nhà nước ra ngoài làm tư và mở văn phòng riêng. Giai đoạn vất vả qua đi, thu nhập của tôi hiện nay khoảng 10.000 USD/tháng. Tôi có nhiều thời gian nên hỗ trợ công việc của chồng rất nhiều vì anh vẫn làm nhà nước, chỉ làm thêm ngoài giờ.
Tôi muốn quản lý toàn bộ thu chi, tiền hai đứa làm để vào quỹ chung nhưng anh không đồng ý mặc dù thu nhập của tôi hàng tháng cao gấp rưỡi hoặc gấp đôi anh. Anh vẫn mặc định tiền của ai người ấy tiêu, công việc họ hàng nhà ai người ấy lo. Khi thiếu tiền anh lại hỏi tôi. Tôi chi thì anh vui vẻ, còn nếu không anh sẽ bực tức, giận dỗi.
Anh làm ra tiền nhưng chi tiêu rất hoang phí nên không để ra được đồng nào. Tôi muốn anh góp tiền cùng mua nhà đang thuê để yên ổn làm ăn nhưng anh không đồng ý. Anh nói tôi thích thì tự mua, anh muốn dành tiền đổi xe sang dù xe đang đi mới được 4 năm và 1,1 tỷ.
Về chuyện tình cảm vợ chồng, anh rất khô khan, không có nhu cầu gần gũi vợ. Tôi thường phải chủ động đòi hỏi nhưng một hai tuần mới được một lần. Thỉnh thoảng anh có biểu hiện lực bất tòng tâm khi đang quan hệ. Tôi không rõ đó là do yếu sinh lý hay do không có hứng thú với vợ. Tôi bảo anh đi khám nhưng anh nói mình bình thường, do công việc căng thẳng nên thế.
Tôi chưa phát hiện anh tái phạm ngoại tình nhưng thỉnh thoảng tôi đọc được một số tin nhắn kiểu muốn hẹn gặp của anh với một vài phụ nữ. Tôi hỏi thì anh bảo chỉ là xã giao chứ không có gì. Tôi không tin anh nhưng cũng phải tự bỏ qua vì không có bằng chứng cụ thể. Tôi đã nói nếu anh tái phạm ngoại tình, tôi sẽ ly hôn.
Công việc của tôi đòi hỏi phải làm từ 9g đến 19g hàng ngày, tôi không muốn phiền bố mẹ chồng nên định thuê người giúp việc nhưng anh và bố mẹ không đồng ý. Anh muốn tôi làm việc nhà, nấu cơm nhưng lại không muốn đưa tiền cho tôi.
Cách cư xử của anh khiến tôi có cảm giác như hai người dưng chỉ chung con cái. Tôi vẫn đẹp mặn mà và có không ít đàn ông tán tỉnh nhưng luôn cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Tôi còn yêu anh, muốn con có gia đình đầy đủ hạnh phúc. Mong chuyên gia và độc giả cho tôi lời khuyên
Theo Giaoducthoidai
Dù đau khổ đến mấy, khi phát hiện chồng ngoại tình vợ không nên làm điều này Khi phát hiện chồng ngoại tình, người vợ phải thật bình tĩnh, suy xét mọi vấn đề để tìm nguyên nhân rồi đưa ra quyết định. ảnh minh họa Tĩnh tâm suy nghĩ mọi chuyện Điều thông thường dễ thấy nhất ở những bà vợ có chồng ngoại tình là sự mất bình tĩnh và thiếu kiên nhẫn, đa phần họ sẽ làm...