Người cha có 200 con
Ông Louis tính toán những lần hiến tặng tinh trùng của ông đã dẫn đến 200 ca sinh trong lúc một tổ chức ước tính có thể ông có đến 1.000 người con
Ông Louis và con gái Joyce Curiere. Ảnh: THE GUARDIAN
Canh cánh trong lòng nỗi lo không có người nhớ đến sau này vì chưa bao giờ lập gia đình, một người đàn ông Hà Lan 68 tuổi đã trở thành người hiến tặng tinh trùng có nhiều con.
Nỗi lo ám ảnh
Động cơ của ông thật đơn giản: Hy vọng ngày nào đó ít nhất một người con sẽ tìm gặp ông. Ông đã đề nghị báo chí sử dụng biệt danh “Louis” vì từng bị đe dọa – một trong những hậu quả của hành động hiến tặng tinh trùng. Khi mới ngoài 30 tuổi, Louis trở thành người hiến tặng thường xuyên tại 3 ngân hàng tinh trùng. Khi đó, ông là nhân viên ngân hàng và sống một mình; không có bạn gái, cũng không có bạn thân hoặc gia đình thân thích.
Sứ mệnh bí mật trên xuất phát từ nỗi lo sâu xa hình thành khi ông mới bước vào tuổi trưởng thành. “Tôi bắt đầu suy nghĩ khi tôi không còn nữa, ai sẽ nhớ đến tôi? Ai sẽ nhắc đến tôi? Ai sẽ là người thừa tự của tôi? Tôi nghĩ rằng nỗi lo sợ lớn nhất trong cuộc đời tôi không phải là chết đi mà là bị quên lãng” – ông tâm sự với báo The Guardian (Anh).
Thế là Louis lên một kế hoạch táo bạo. Nếu như không có con theo cách thông thường, ông có thể hiến tặng tinh trùng với số lượng nhiều đến mức cuối cùng rồi sẽ có một đứa con cố tìm cha cho bằng được. “Nếu tôi có 10 đứa con theo cách này, cơ hội thành công sẽ rất mong manh. Thế nhưng, nếu tôi có 100 con hoặc nhiều hơn nữa thì sao?”.
Sống trong một gia đình không yên ấm, mối quan hệ ghẻ lạnh với cha khiến Louis không nghĩ đến chuyện kết hôn. Nếu như cha mẹ hạnh phúc, có thể Louis đã có anh chị em ruột và mối quan hệ thân thiết với đại gia đình. Có lẽ ông cũng có gia đình riêng.
Ngoài ra, ông tin rằng mình bị một chứng tự kỷ nên khó tạo dựng các mối quan hệ cũng như bày tỏ cảm xúc. Chuyện tình yêu chết ngay từ trong trứng nước. Ông hạnh phúc với công ty do mình lập ra nhưng cảm giác lo lắng vẫn cứ đeo đuổi, cho đến khi ông quyết định thực hiện sứ mệnh độc đáo của mình.
Video đang HOT
Quy định của các ngân hàng tinh trùng Hà Lan hồi đầu những năm 1980 không chặt chẽ nhưng Louis biết rằng quy mô hiến tặng của mình sẽ gặp khó. Để tránh bị nghi ngờ, Louis đã đến 3 ngân hàng tinh trùng và ghi chép tất cả những lần hiến tặng trong một cuốn sổ được cất giữ cẩn thận.
Sứ mệnh độc đáo
Trong suốt 20 năm (tính từ năm 1982), ông Louis có khi hiến tặng đến 3 lần/tuần, thường là trước khi làm việc. Ông quả quyết các ngân hàng chắc hẳn phải biết ông đến đó quá thường xuyên nhưng vì nhu cầu về người hiến tặng đáng tin cậy quá cao nên Louis khi đó trở thành một “tài sản”. Sau này người ta tiết lộ rằng một ngân hàng ông ghé thậm chí còn cường điệu khả năng của ông trong hồ sơ ẩn danh cung cấp cho những phụ nữ muốn được làm mẹ. “Người ta nói tôi có trình độ đại học, là sếp ở một ngân hàng và không hề quan tâm chuyện tiếp xúc với những đứa con tương lai” – ông Louis kể lại.
Trong khi các ngân hàng tinh trùng nhắm mắt làm ngơ, Louis chưa bao giờ quên mục tiêu của mình. Ông mô tả nó như một chuyến xe lửa không thể chặn lại. Cuối cùng, năm 2002, Louis ở độ tuổi 50 và ông cảm thấy việc hiến tặng tinh trùng đã đủ. Lúc đó, những đứa con lớn nhất của ông đã trưởng thành. Ông trở về với cuộc sống bình dị thầm lặng ở miền Bắc Hà Lan và chờ đợi…
Ở Anh, con cái của người hiến tặng ra đời từ năm 2005 có quyền tìm kiếm lai lịch cha mẹ ruột khi đủ 18 tuổi; Hà Lan cũng đã đưa ra luật tương tự. Những đứa trẻ sinh trước năm 2005 không có quyền đó nhưng họ được sự hỗ trợ của các phương thức xét nghiệm ADN chi phí thấp. Một số dịch vụ như AncestryDNA và 23andMe cung cấp kết quả sau vài tuần, trong đó có cả kết quả so sánh gien với những người gửi mẫu vào cơ sở dữ liệu của họ…
Cô Joyce Curiere, 34 tuổi, đã từng trải qua một quá trình gian nan tìm người cha ruột của mình. Năm Joyce 16 tuổi, người bà lỡ miệng tiết lộ sự thật là cha mẹ cô sử dụng tinh trùng hiến tặng. Khi được hỏi về chuyện này, cha mẹ cô không thừa nhận. Muốn tìm hiểu thêm nhưng Joyce lúc đó không biết bắt đầu từ đâu. Mãi đến năm 2015, Joyce nhận ra một phụ nữ giống trường hợp của mình trên chương trình truyền hình Familie Gezocht (Tìm Gia đình). Hai tuần sau, cô gửi mẫu xét nghiệm ADN đến một tổ chức chuyên giúp đoàn tụ các gia đình của người hiến tặng. “Khi đang mang thai song sinh thì tôi biết được mình còn có 15 anh chị em cùng cha khác mẹ, còn cha tôi lại không phải là cha ruột” – cô kể.
15 người nói trên cũng bắt đầu cuộc tìm kiếm của họ và gửi mẫu xét nghiệm. Ông Louis cũng vậy. ADN của những đứa con hợp với nhau, cũng như với ông. Con số này nhanh chóng tăng lên. Louis đã tính toán những lần hiến tặng của ông đã dẫn đến 200 ca sinh. Tổ chức giúp đoàn tụ các gia đình nói trên ước tính có thể ông có đến 1.000 người con nhưng chính ông lại nghi ngờ con số này. Dù sao, ông Louis vẫn được xem là một trong những người cha nhiều con nhất thế giới.
Ông Louis cho đến giờ đã gặp hơn 40 trong số 57 người con có mẫu ADN phù hợp với mình. Chào đời vào tháng 3-1984, cô Joyce thuộc số những người con lớn tuổi nhất. Câu chuyện của Louis ngày càng có nhiều người biết đến qua từng thông tin về các con của ông. Thế rồi một hôm, một bà mẹ nổi giận khi biết người hiến tặng tinh trùng của bà là người 2 chủng tộc. Bà thổ lộ với một tờ báo Bỉ và một nhóm tân quốc xã đã hăm dọa sẽ “đến tìm Louis”.
Theo 24h.com.vn
Thế hệ "tìm cha sinh học"
Nhiều ngân hàng tinh trùng giờ đây đối mặt thực tế đầy thách thức trong việc giữ kín danh tính người hiến tặng
Hồi tháng 1-2018, hai phụ nữ trẻ có cằm và nụ cười giống nhau gặp mặt lần đầu tại một công viên ở TP Phoenix, bang Arizona - Mỹ và trực giác cho biết họ có quan hệ máu mủ.
Tò mò về nguồn gốc
Hai phụ nữ cùng 28 tuổi nói trên là Courtney McKinney, sống ở bang Texas, và Alexandra Sanchez, bang Arizona. Từ lâu, họ đều biết mình có mặt trên đời này nhờ tinh trùng được hiến tặng nhưng không biết người cha sinh học là ai. Kết quả kiểm tra ADN sau đó xác nhận trực giác trên là đúng: Họ chào đời với sự giúp đỡ của cùng một người hiến tặng tinh trùng.
Ra đời cách đây gần 30 năm nhờ việc hiến tặng tinh trùng, hàng chục ngàn người như McKinney và Sanchez thuộc về một thế hệ khác biệt. Thế hệ ra đời trước họ không hề biết đến người cha sinh học hoặc bất cứ anh chị em nào có cùng cha với mình. Dù vậy, sự gia tăng của việc xét nghiệm ADN khiến cho tình trạng ẩn danh của người hiến tặng tinh trùng trở nên ít chắc chắn hơn nhiều vào lúc này.
McKinney bắt đầu thắc mắc về nguồn gốc của mình lúc còn là thiếu nữ sau khi biết rõ mọi chuyện. "Tôi nhớ mình đã khóc khi khám phá ra sự thật. Lúc đó tôi cảm thấy mình là một vật thí nghiệm khoa học. Tôi không được hình thành từ tình yêu giữa hai người" - người phụ nữ này kể lại. Dù vậy, không lâu sau đó, cô bắt đầu suy nghĩ về người cha, như ông có ngoại hình ra sao và liệu tính cách của ông có giống mình hay không?
Thực tế là những đứa con sinh ra từ tinh trùng hiến tặng ngày càng tò mò về nguồn gốc của chúng. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Human Reproduction năm 2011 nhận thấy 82% người ra đời nhờ phương thức này bày tỏ hy vọng một ngày nào đó sẽ tiếp xúc với người hiến tặng tinh trùng. Lý do phổ biến nhất là họ muốn biết ông trông thế nào. Cuộc khảo sát tương tự năm 2010 cho thấy 92% người tích cực tìm kiếm người cha sinh học hoặc anh chị em có cùng cha hoặc cả hai.
Dĩ nhiên là không ít cha mẹ từng áp dụng phương pháp hiến tặng tinh trùng nổi giận trước ý nghĩ một người hiến tặng ẩn danh nào đó bất ngờ xuất hiện trong cuộc đời con cái họ. Ngoài ra, một số người hiến tặng cũng không thích lộ diện. Những quy định hướng dẫn đối với hiến tặng tinh trùng trong phần lớn thế kỷ XX cho thấy việc giữ kín danh tính người hiến tặng được coi trọng hơn khao khát biết rõ sự thật của con cái họ.
Alexandra Sanchez (trái) và Courtney McKinney có cùng người cha sinh học Ảnh: THE ATLANTIC
Giải pháp tốt nhất có thể
Chuyện hiến tặng tinh trùng đã có cách đây hơn 100 năm. Một trong những trường hợp hiến tặng tinh trùng sớm nhất được ghi nhận ở phương Tây hồi năm 1884. Khi đó, một bác sĩ ở TP Philadelphia - Mỹ thụ tinh cho một phụ nữ bằng tinh trùng được người sinh viên "quyến rũ nhất" của ông hiến tặng.
Việc làm này trở nên phổ biến hơn trong thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh sau Thế chiến II (1946-1964) dù nó vẫn thường là chuyện mà các cha mẹ giữ kín với con cái và những người khác "để giúp người chồng thoát khỏi lời đàm tiếu vô sinh còn đứa trẻ tránh được sự dị nghị" - theo một bài báo đăng trên Tạp chí The New Atlantis năm 2008. Vì thế, bí mật này vẫn còn là quy tắc chuẩn cho đến cuối thiên niên kỷ trước.
Vào những năm 1970, xu hướng hiến tặng tinh trùng trở nên phổ biến hơn và phần lớn được dành cho các cặp đôi khác giới. Theo một ước tính, khoảng 6.000 - 10.000 trẻ đã sinh ra nhờ tinh trùng được hiến tặng tại Mỹ năm 1979.
"Thời điểm đó, các thầy thuốc chỉ xem xét thực hiện phương pháp này cho phụ nữ đã kết hôn. Hầu hết mọi người đều không nói với con cái họ rằng chúng ra đời nhờ tinh trùng được hiến tặng" - ông Scott Brown, Giám đốc dịch vụ khách hàng và thông tin tại Ngân hàng Tinh trùng California Cryobank (CCB) ở TP Los Angeles - Mỹ, nhấn mạnh. Đây chính là cơ sở hỗ trợ cho sự ra đời của cô McKinney.
Nhưng tình hình giờ đây đã khác xa trước. "Có khoảng 75% - 80% cặp đôi đồng tính nữ và người mẹ đơn thân lựa chọn sử dụng tinh trùng hiến tặng và con trẻ biết rõ chúng chào đời ra sao. Ngay cả nhiều cặp vợ chồng bình thường cũng không giấu giếm chuyện này, tương tự những gia đình nhận con nuôi cho đứa con biết thông tin như thế từ nhỏ" - ông Brown nhận định. Một cuộc nghiên cứu năm 2010 cho thấy khoảng 30.000 - 60.000 trẻ em ra đời ở Mỹ bằng tinh trùng được hiến tặng.
Nhiều ngân hàng tinh trùng giờ đây đối mặt thực tế đầy thách thức trong việc giữ kín danh tính người hiến tặng. Một số cơ sở như CCB bắt đầu thay đổi suy nghĩ. Năm ngoái, CCB đã ban hành chính sách, theo đó, mọi người hiến tặng mới phải đồng ý cho con cái ra đời bằng tinh trùng của họ biết tên tuổi, nơi sinh sống và địa chỉ email khi 18 tuổi.
"Các nhà tâm lý học chắc chắn sẽ nhất trí rằng đây là giải pháp tốt nhất. Chúng tôi đang nỗ lực cung cấp mức độ tiếp xúc nhiều nhất có thể giữa các bên liên quan, khác với những gì xảy ra vào những năm 1970" - ông Brown giải thích.
Theo Ngô Sinh
Người lao động
10 dị nhân có năng lực 'phi phàm' như trên phim mà bạn chỉ có thể mơ ước, #4 ở Việt Nam khiến bao người kinh ngạc Người đàn ông Việt Nam hơn 40 năm không ngủ, võ sĩ Trung Quốc chạy trên mặt nước... đều là những dị nhân có khả năng đặc biệt nổi tiếng thế giới. Không hề dùng kỹ xảo hay bất cứ tiểu xảo nào nhưng những người này khiến công chúng ngạc nhiên với năng lực chẳng khác nào "siêu nhân". 1. Daniel Browning...