Người cha chia hàng trăm tỷ cho trẻ cơ nhỡ: Mong bọn nhỏ có nơi để về
Ông Bùi Công Hiệp (64 tuổi, ngụ quận 9, TP Hồ Chí Minh) là người cha của 88 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
Điều khiến mọi người càng cảm phục là khi ông sẵn sàng sang tên cho 88 em bé một khu đất rộng 2.500m2 và ngôi nhà 3 tầng có trị giá trên dưới 100 tỷ đồng để các con có một nơi thực sự được gọi là nhà.
Người đàn ông chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho những đứa trẻ không phải ruột thịt. (Ảnh: VTV)
Người đàn ông chia cơ ngơi 100 tỷ cho trẻ cơ nhỡ
VTV đưa tin, Ông Hiệp là lính đã xuất ngũ, có gia đình êm ấm với 2 người con khôn lớn, đều thành đạt. Không những vậy, công việc làm ăn thuận lợi cũng giúp ông và vợ có cuộc sống ấm êm và không phải lo lắng bất cứ điều gì.
Thế nhưng ông vẫn luôn đau đáu nhớ lại ước nguyện thời gian còn đi lính của mình là: “Nếu sau này làm ăn dư giả sẽ xây một ngôi nhà để nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”. Bởi ông Hiệp đã chứng kiến biết bao những đứa trẻ bơ vơ, không cha mẹ trong thời kỳ loạn lạc. Đối với ông, những đứa trẻ bị bỏ rơi là những mảnh đời bị thiệt thòi nhất.
Mái ấm nơi ông Hiệp nuôi dưỡng các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh: VTV)
Suất phát từ suy nghĩ đó, ông bắt đầu nhận nuôi khoảng 5-10 bé nhỏ vào năm 2010, phần vì thương các em phần để gia đình có thêm thành viên bởi các con ông đều đã lớn. Tiếng lành đồn xa, nhiều bà mẹ có hoàn cảnh khó khăn, mẹ đơn thân sau khi biết tới ông Hiệp đã đem con tới mái ấm nhờ ông nuôi giùm. Dần dần từ 5-10 trẻ ban đầu, ngôi nhà của ông trở thành trung tâm cưu mang gần 90 em nhỏ.
Các con mỗi người lại có một hoàn cảnh khác nhau. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Hàng ngày, cứ 4 giờ sáng, ông Hiệp lại lật đật dạy nấu nướng 3 bữa cho các con. Sau đó, ông cũng là tài xế đèo tụi nhỏ đến trường. Suốt 13 năm thành lập trung tâm đến nay, ngày nào ông Hiệp cũng làm những công việc như thế, dành toàn bộ thời gian và tình yêu cho những đứa trẻ kém may mắn.
Ông Hiệp kiêm luôn cả đầu bếp nấu ăn cho gần 90 đứa trẻ. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Chia sẻ về quyết định chuyển giao số tài sản 100 tỷ cho các con trong trung tâm, ông Hiệp bộc bạch: “Các bé 18 hoặc 20, chúng nó trưởng thành rồi, nó tự lập nghiệp là lúc đó coi như mình hết trách nhiệm. Nhưng sau này mình cũng nằm suy nghĩ lại là nếu sau này các con ra ngoài đi làm ăn, thành đạt thì không nói, nhưng thất bại thì nó về đâu, chẳng nhẽ lại phải trở về kiếp không nơi nương tựa, lại lang thang không nhà”.
Thế nên, ông đã chia số tài sản lớn cho các con để lỡ sa cơ thất thế chúng còn nơi để về. Đặc biệt, toàn bộ những việc làm của ông nhằm lo cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn đều nhận sự đồng thuận cao của vợ con. Vợ của ông Hiệp là bà Phạm Hoàng Lan hơn ai hết hiểu chồng yêu thương những đứa con không cùng máu mủ với mình đến nhường nào. Mặc dù ban đầu xuất phát từ tâm lý của một người làm mẹ, nuôi 1 đứa trẻ thành người đã khó chứ đừng nói là 90 đứa trẻ. Bà đã khóc rồi còn dọa bỏ đi nếu chồng vẫn tiếp tục nhận nuôi trẻ cơ nhỡ.
Ông luôn mong muốn các con của mình có một nơi để trở về nếu không may thất bại trong cuộc sống. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Video đang HOT
Giận đấy nhưng cũng thương vô cùng, bà Lan lại xắn tay áo phụ giúp chồng. Có lúc công việc làm ăn của gia đình đi xuống, các đơn hàng bị đối tác huỷ mà không báo trước, nguồn thu nhập để nuôi trung tâm bị gián đoạn, ông Hiệp xin vợ bán một căn nhà đi để các con được tiếp tục ăn học đầy đủ. Lúc đó bà cũng đã định khuyên chồng gửi các con lại cho nhà nước nuôi nhưng ông Hiệp khăng khăng nếu đã gọi là con thì phải làm tròn trách nhiệm.
Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, cuối cùng bà cũng đồng ý bán. Bà Lan tâm sự với Trí Thức Trẻ: “Của cải vật chất mình đâu thể giữ mãi bên mình, nhưng nếu cho đi thì còn mãi. Cô tin điều đó và ủng hộ chú trên con đường này”.
Quyết định chuyển giao tài sản của ông Hiệp nhận được sự ủng hộ của vợ con. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Niềm hạnh phúc đối với người cha đông con này đơn giản lắm, ông Hiệp kể: “Tôi cũng phải cảm ơn các con vì chúng trân trọng mình. Tối các bé nó chơi đùa, mình mệt rồi nằm luôn trên sàn đất này thì chúng lật đật chạy ra lấy cái gối rồi kê đầu cho tôi năm. Thì những cái đó thôi cũng đủ để tôi cảm thấy ấm lòng rồi”.
Dành nhiều năm chăm sóc tụi nhỏ, mong ước lớn nhất của ông Hiệp là thấy các con trở thành người hữu ích cho xã hội. Ông không đòi hỏi chúng phải báo đáp, chỉ cần sống tốt và cố gắng tránh vết xe đổ của cha mẹ là một cách báo đáp đầy ân tình ý nghĩa và quý giá nhất.
Người cha làm đủ nghề cưu mang 131 đứa con
Cũng có tấm lòng bao la, rộng lớn và thương yêu trẻ nhỏ như ông Bùi Công Hiệp, ông Đinh Minh Nhật (62 tuổi, ngụ xã IA Hlop, huyện Chư Sê, Gia Lai) đã nhận nuôi và cưu mang 131 trẻ nhỏ khó khăn, khiếm khuyết, không cha mẹ. VTV24 đưa tin, vào 19 năm trước, ông Nhật phát hiện một em bé mới sinh 2 ngày đã không còn mẹ. Khi hỏi những người sống xung quanh, không ai muốn nhận nuôi cháu bé. Cuối cùng ông Nhật tự mình giữ đứa trẻ để chăm sóc.
Ông Nhật bắt đầu nhận nuôi trẻ cơ nhỡ từ năm 2004. (Ảnh: VTV 24)
Kể từ cơ duyên ấy, ông đã thành lập lên mái ấm Giu-se và cho đến nay đang nuôi 131 người con, tất cả đều gọi ông bằng cha. Số lượng thành viên đông như vậy nên lượng lương thực mỗi ngày đều rất lớn. Để có tiền trang trải, người cha của 131 em nhỏ này phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi rồi đi làm để trả lại.
Suốt bao nhiêu năm qua, ông đã dành toàn bộ thời gian, tiền bạc của mình để chăm sóc cho những đứa con không hề cùng huyết thống. Đó là điều không phải ai cũng làm được.
Ông Nhật đã phải chạy vạy làm đủ nghề để kiếm tiền nuôi các con ăn học. (Ảnh: VTV 24)
Thực sự phải là người có tấm lòng thiện lương bao la mới có thể giúp đỡ và chăm sóc cho hàng trăm đứa trẻ như ông Bùi Công Hiệp và ông Đinh Minh Nhật.
Làm bạn với cụ ông, tài xế xe tải được nhận cả đống tài sản
Lòng tốt là thứ rất quý giá, chỉ cần cho đi thì sẽ được đền đáp xứng đáng.
Và câu chuyện của người đàn ông dưới đây cũng chính là minh chứng điển hình. Chỉ nhờ hành động giúp đỡ cụ ông, anh đã nhận lại được cả một gia tài lớn.
Câu chuyện nhanh chóng thu hút sự chú ý từ dân tình. (Ảnh: Chụp màn hình news.ifeng)
Cụ ông để lại cả gia tài cho một người đàn ông lạ làm bạn với mình
News.ifeng đăng tải, anh Zheng Hua và cụ ông Li Ping quen nhau sau khi cùng đến dùng bữa tại một quán ăn trên đường Tam Quan, quận Tĩnh An, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Thời điểm đó, do quán rất đông nên cả hai đã phải ngồi ghép với nhau. Khi định rời đi, cụ ông bỗng bị chóng mặt, suýt chút nữa ngã xuống đất, rất may anh Zheng Hua kịp chạy đến đỡ lấy.
Trước đó, cụ ông cũng từng rơi vào tình cảnh tương tự nhưng nằm suốt nửa tiếng trong công viên cũng không có ai chịu đến giúp đỡ. Chính vì vậy nên ông rất cảm động bởi lòng tốt của anh Zheng Hua.
Vài ngày sau, cụ ông liền rủ người đàn ông xa lạ này đến nhà mình chơi. Nhờ đó, họ đã từ những người xa lạ trở thành bạn tốt của nhau. Ông Li Ping còn quý anh Zheng Hua đến mức chỉ cần thấy anh đến, ông liền mừng rỡ ra mặt. Về phía anh Zheng Hua, dù bận đến mấy, anh cũng sẽ gọi điện hỏi thăm cụ ông Li Ping. Lúc rảnh, anh còn lấy xe công ty chở ông đi chơi, ăn uống.
Anh Zheng Hua cũng coi cụ ông Li Ping như người thân ruột thịt của mình. (Ảnh: Cunman)
Năm 2013, anh Zheng Hua gặp sự cố khiến một chân trái phải bó bột. Biết người thân của anh đều ở xa, không thể đến chăm sóc, ông Li Ping liền bắt xe buýt và tàu điện ngầm, ngày ngày tới đưa đồ ăn cho. Hành động ấm áp đó đã khiến anh Zheng Hua rất cảm động, tự hứa khi khoẻ lại sẽ tìm cách trả ơn cụ ông.
Sau khi xuất viện, sức khoẻ của anh dần yếu đi, công việc lái xe tải cũng không còn được như trước. Để có thể bầu bạn với cụ ông, anh đã chuyển đến sống chung. Suốt thời gian này, anh không hề thấy con gái hay cháu trai đến chơi với cụ ông. Kể cả dịp Tết Nguyên đán, họ cũng chẳng thèm gọi điện hỏi han.
Mối quan hệ giữa anh Zheng Hua và cụ ông Li Ping dần thân thiết như ruột thịt. Nhiều năm sau, biết mình không thể sống được bao lâu nữa, cụ ông liền ngỏ ý muốn anh Zheng Hua chăm sóc mình. Cả hai cũng đã đi đăng kí cho anh Zheng Hua làm người giám hộ hợp pháp cho ông Li Ping.
Anh là người đã ở cạnh ông Li Ping suốt những năm tháng cuối của cuộc đời. (Ảnh: news.ifeng)
Thời điểm ông Li Ping phải nhập viện, tưởng chừng như sắp khuất núi, anh Zheng Hua đã luôn ở bên động viên, chăm sóc. Tình cảm của anh dành cho ông chẳng khác nào con ruột.
Không lâu sau đó, ông Li Ping ra đi, chuyện hậu sự cũng một tay anh Zheng Hua làm. Có lẽ để trả ơn, cụ ông trước khi nhắm mắt đã trao lại toàn bộ gia sản của mình (bao gồm cả căn nhà) cho người đàn ông xa lạ chăm sóc mình những năm tháng cuối đời.
Hiện tại, anh Zheng Hua vẫn đang sống trong căn nhà của ông Li Ping để lại. Mọi đồ vật của ông đều được anh giữ gìn và bảo quản rất kĩ càng.
Cụ ông rất biết ơn anh Zheng Hua vì đã ở bên làm bạn và chăm sóc cho mình. (Ảnh: news.ifeng)
Được cho vài chục ngàn, 20 năm sau cậu bé nghèo quay lại đền ơn
Thực tế trong cuộc sống có rất nhiều câu chuyện hay về việc "đền ơn đáp nghĩa". China Times đăng tải, vào năm 1993, một người phụ nữ tên Đới Hạnh Phân (sống ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) đã không ngần ngại giúp đỡ 3 chàng trai lạ từ quê lên thành phố. Khi biết họ bị kẻ gian lấy sạch tiền, cô đã đưa họ về nhà, cho dùng nước nóng tắm, ăn cơm và ngủ lại qua đêm.
Ngày hôm sau, người phụ nữ tốt bụng này còn cho họ tiền mua vé tàu về quê, đồng thời đưa thêm bánh bao và chút lộ phí đi đường. Vinh Phong - một trong ba chàng trai đó sau này đã xin làm việc tại xưởng nội thất với mức lương ban đầu là 300 NDT/tháng (hơn 1 triệu đồng theo tỉ giá hiện tại). Nhờ tài nghệ của mình, anh nhanh chóng lên làm chủ xưởng và sau sở hữu cả một tập đoàn có giá trị thương mại ước tính hàng trăm triệu USD.
Nhiều năm trôi qua nhưng anh Vinh Phong vẫn nhớ về ân nhân năm xưa. (Ảnh: Cunman)
Anh không ngần ngại chi một số tiền lớn để trả ơn người phụ nữ. (Ảnh: Cunman)
Đổi đời thành công, Vinh Phong vẫn nhớ đến ơn của cô Đới Hạnh Phân. Vì vậy, anh quyết định đi tìm ân nhân và gửi tặng cô số tiền trị giá 1 triệu NDT (khoảng 4,3 triệu NDT so với thời bấy giờ, tương đương gần 3,6 tỉ đồng theo tỉ giá hiện tại). Tuy nhiên, người phụ nữ tốt bụng đã từ chối nhận món quà khổng lồ này.
Cô cho biết mình giúp đỡ mọi người không phải là vì muốn nhận lại gì đó. Bản thân cô cũng rất hiểu nỗi khó khăn của người con xa quê, lên thành phố kiếm sống. Cuối cùng, Vinh Phong chỉ đành quyên góp toàn bộ số tiền trên dưới tên cô Hạnh Phân.
Bản thân cô Hạnh Phân cũng rất vui vì có thể giúp đỡ được mọi người. (Ảnh: Cunman)
Giờ đây, anh Vinh Phong đã trở thành một doanh nhân giàu có. (Ảnh: Sohu)
Anh đã cố gắng rất nhiều để tìm lại ân nhân. (Ảnh: Sohu)
Cả hai rất vui khi được hội ngộ nhau. (Ảnh: Sohu)
Cả hai câu chuyện trên đều khiến rất nhiều người đọc phải suy ngẫm. Trong xã hội hiện nay, lòng tốt vẫn còn hiện hữu. Dù nhận lại được gì hay không, chúng ta cũng nên sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người.
Cậu bé chân khổng lồ được thiết kế giày riêng, đã có công việc mới Sở hữu một bên chân khổng lồ, Phạm Minh Hoàng (sống tại phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng) đã phải trải qua những tháng ngày vô cùng khó khăn. Ước mơ của cậu chỉ đơn giản là có được một công việc kiếm ra tiền và một đôi giày phù hợp để đi đá bóng. Điều đó tưởng chừng dễ dàng,...