Người cao huyết áp tránh ăn gì ?
Chế độ ăn uống cân bằng là yếu tố quan trọng góp phần phòng bệnh tăng huyết áp cũng như các bệnh liên quan.
Chuyên gia dinh dưỡng Poonam Gokhale của Bệnh viện Hinduja ở Mumbai (Ấn Độ) phát biểu trên Healthmeup rằng, nếu bạn được chẩn đoán cao huyết áp, việc thay đổi lối sống, đặc biệt là thay đổi chế độ ăn uống là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ tính mạng. Cũng theo tiến sĩ Gokhale, một số loại thực phẩm sau cần tránh với những người huyết áp cao.
Người bị cao huyết áp cần hạn chế thực phẩm ngọt, thực phẩm muối chua…- Ảnh: Shutterstock
Muối: Chúng ta thường có xu hướng tiêu thụ muối nhiều hơn yêu cầu. Tuy nhiên, chỉ cần cắt giảm lượng muối hằng ngày là có thể giảm đáng kể nguy cơ tăng huyết áp. Lượng muối ăn của mỗi người không nên vượt quá 6 gr/ngày – nếu vượt ngưỡng này, lâu ngày sẽ dẫn đến một số nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là tăng huyết áp, tiến sĩ Gokhale cho biết. Để phòng ngừa bệnh cao huyết áp, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn cũng như các loại thức ăn nhanh, vì chúng thường chứa rất nhiều muối.
Dưa chua: Để làm dưa chua, người ta thường sử dụng rất nhiều muối nhằm kéo dài thời gian sử dụng. Và dĩ nhiên vì chứa hàm lượng natri cao (natri làm co mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đến tim, gây nên chứng cao huyết áp) nên dưa chua được xem là một trong những thủ phạm làm tăng huyết áp.
Video đang HOT
Trái cây và rau đóng hộp: Muốn hạn chế nguy cơ tăng huyết áp, cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm đóng hộp. Để bảo quản, các thực phẩm này thường được ngâm khá lâu trong nước muối. Vì vậy, trước khi tiêu thụ hãy chắc chắn rửa sạch chúng để làm giảm lượng natri.
Bánh: Các sản phẩm bánh đóng gói chứa nhiều chất béo bão hòa, muối, natri, bột nở. Đây là những chất có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp và béo phì.
Chất ngọt, béo: Đường và các đồ ngọt khác từ đường như kẹo, bánh ngọt cần tránh vì chúng có liên quan đến chứng béo phì nếu tiêu thụ quá nhiều. Có không ít nghiên cứu đã chứng minh những người béo phì thường bị cao huyết áp. Tiêu thụ nhiều chất béo, chất ngọt có khả năng bị béo phì, từ đó dẫn đến huyết áp cao.
Rượu: Chất cồn làm tổn thương thành động mạch dẫn đến chứng xơ cứng và hẹp động mạch hay còn được gọi là xơ cứng động mạch. Tình trạng này về lâu sẽ dẫn đến chảy máu động mạch với áp lực cao, gây tăng huyết áp.
Caffeine: Giảm tiêu thụ các sản phẩm từ cà phê hoặc một số loại nước giải khát chứa các chất kích thích có thể giảm được huyết áp. Caffeine là chất gây co mạch, tăng áp lực của dòng máu, khiến huyết áp tăng.
Hạ Yên
Theo TNO
Bài thuốc chữa bệnh hay từ tỏi đen
Tỏi cô đơn (tỏi một nhánh) sau khi lên men trong 60 ngày sẽ chuyển thành màu đen (nên gọi là tỏi đen). Ăn từ một đến 3 củ tỏi đen mỗi ngày hoặc ngâm rượu uống có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ tim...
Tỏi sau khi lên men sẽ chuyển sang màu đen. Ăn trực tiếp hoặc ngâm rượu tỏi đen để uống cho tác dụng phòng và chữa nhiều bệnh hiệu quả. Ảnh: Leo's Black Garlic.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ (Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM) cho biết từ xưa, dân gian đã dùng tỏi như một phương thuốc tự nhiên đơn giản mà hiệu quả chữa các bệnh thường gặp như cúm, nhiễm trùng, viêm, siêu vi... Đặc biệt ở Việt Nam có một loại tỏi mang tên là tỏi cô đơn hoặc tỏi một nhánh, được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là loại thảo dược quý.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, trong thành phần của tỏi cô đơn có rất nhiều hợp chất hữu ích như 18 axit amin, SOD enzin-polyphenol (phòng chống ung thư), S-allyl cysteine (giảm mỡ trong máu)... Những chất này đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp, kiểm soát tiểu đường, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, chống mất ngủ kinh niên, giúp ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa...
Theo bác sĩ Tấn Vũ, tỏi cô đơn chứa nhiều dược chất tốt nhưng lại có nhược điểm là mùi nồng khó chịu, do đó không phải ai cũng thích loại gia vị này. Để khắc phục nhược điểm trên, các nhà khoa học đã tìm cách khử mùi nhưng vẫn giữ những dược chất tốt của tỏi bằng cách lên men tự nhiên để tạo ra tỏi đen mà không cần sử dụng chất phụ gia.
Sở dĩ tỏi sau khi lên men chuyển sang màu đen là do sự trao đổi chất trong quá trình lên men khép kín tạo ra các axit amin và melanoidin làm tỏi chuyển hóa thành màu đen. Đổi lại, củ tỏi sau khi lên men sẽ bớt đi mùi hăng và vị cay, ngọt và dẻo gần giống hương vị của trái cây sấy khô. Hơn nữa, quá trình lên men không làm mất thành phần dược lý của tỏi mà còn tăng sinh các hợp chất này với hàm lượng cao gấp từ 10 lần so với tỏi tươi.
"Việc bổ sung tỏi đen vào khẩu phần ăn hàng ngày có lợi cho sức khỏe của tất cả mọi người, đặc biệt những người bị huyết áp cao, mỡ máu, suy giảm chức năng gan, mất ngủ kinh niên", bác sĩ Vũ khuyên.
Cách sử dụng:
1. Tỏi đen nguyên củ, bóc vỏ ăn trực tiếp. Khi ăn, nên nhai kỹ, các thành phần của tỏi sẽ phát huy công dụng tốt hơn. Liều lượng từ một đến 3 củ mỗi ngày.
2. Tỏi đen ngâm rượu: Ngâm tỏi đen với rượu, tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn. Uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.
3. Có thể xắt thành lát nếu ăn chưa quen. Tóm lại, dù dùng dưới hình thức nào, tỏi nên được nghiền, nhai hoặc giã nát sẽ phát huy tác dụng tốt hơn.
Thi Trân
Theo VNE
Tác dụng đặc biệt của "vui vẻ" Nghiên cứu mới cho thấy, những người có tích cách vui vẻ, lạc quan ít nguy cơ bị nồng độ cholesterol cao. Những người lạc quan có nhiều cholesterol "tốt" hơn Những người trung niên lạc quan có nhiều cholesterol "tốt", giúp bảo vệ tim và loại bỏ cholesterol "xấu". Theo các nhà nghiên cứu ở trường Harvard School of Public Health (Mỹ),...