Người cao huyết áp ăn gì, kiêng gì?
Để phòng tránh việc tăng huyết áp, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì mức huyết áp ổn định.
Qua nghiên cứu, nhiều chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên về dinh dưỡng bổ ích cho người cao huyết áp mà bạn có thể tham khảo.
1.Kiêng ăn mặn
Thức ăn không muối làm giảm huyết áp. Đây là kết quả nghiên cứu của TS Kojuri và Rahim Rahim (ĐH Shiraz – Iran). Theo đó, chỉ cần dùng ít muối trong thức ăn cũng có thể dẫn đến sự thay đổi huyết áp. Khi tiêu thụ các thực phẩm có vị mặn sẽ giữ lại nhiều muối , ảnh hưởng tới điều hòa nước trong cơ thể, làm tăng khối lượng tuần hoàn, tăng huyết áp.
Những người bị bệnh tăng huyết áp cần duy trì thực đơn nhiều món nhạt trong thời gian tương đối dài, tránh những thực phẩm có chứa lượng natri lớn như muối, thịt hộp, snack mặn, bơ và các thực phẩm đóng hộp khác đồng thời hạn chế nêm muối vào các loại thực phẩm trong quá trình sơ chế và nấu để đảm bảo huyết áp ổn định.
2. Đề phòng các chất gây xơ vữa động mạch
Mỡ động vật hay các loại mỡ bão hòa cần hạn chế tối đa khi đưa vào thực đơn dinh dưỡng cho người bị cao huyết áp bởi đây là nhóm chất nguy cơ cao gây xơ vữa động mạch, ảnh hưởng tới tuần hoàn máu.
Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa thông thường gồm các loại thịt bò, thịt heo. Thức ăn có chứa nhiều cholesterol như mỡ, da, phủ tạng động vật, gan, tim, cật, óc cũng cần phải hạn chế. Nên thay thế bằng chất béo có lợi như các loại mỡ cá, đậu phộng, mè và các thực phẩm bơ sữa ít béo.
3. Tăng cường chất xơ và các khoáng chất
Video đang HOT
Rau xanh hay hoa quả giàu chất xơ vừa đảm bảo cung cấp cho cơ thể nguồn vitamin dồi dào, vừa phòng tránh xơ vữa động mạch.
Bổ sung thực phẩm giàu canxi gồm sữa ít béo, đậu xanh, cá hồi, súp lơ, xương, đậu phụ và thực phẩm chứa nhiều kẽm như các loại hạt như hướng dương, hạt vừng, hạt lạc. Bệnh nhân cao huyết áp cũng nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều kali như chuối, bơ, nước ép cà chua, nước bưởi…
4. Hạn chế bia rượu, chất kích thích
Uống nhiều bia sẽ tích mỡ trong cơ thể, nguy cơ cao dẫn tới tăng huyết áp. Các loại thức uống từ trà dù rất có ích nhưng khi uống nhiều và uống vào buổi chiều tối cũng gây mất ngủ, tạo điều kiện cho huyết áp tăng cao.
Một số thức ăn có nguyên liệu là cam thảo, nhân sâm, huỳnh kỳ, nhục quế, đại hồi, đinh hương… cũng không có lợi cho người bệnh cao huyết áp.
Theo Depplus
Nước ép trái cây giải nhiệt ngày hè
Chuyên gia dinh dưỡng Trần Nguyễn Anh Thư chia sẻ cách thực hiện và các công dụng của một số loại nước ép trái cây.
Màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt ngào, các loại nước ép trái cây như cam, nho, táo, cà rốt, kiwi, đu đủ... còn rất giàu vitamin, giúp bạn có sức đề kháng tốt, làn da khỏe đẹp và cơ thể được giải nhiệt trong ngày hè oi bức.
Trái cây giúp giải nhiệt cơ thể và rất tốt cho sức khỏe.
Cách thực hiện:
Trái cây rửa sạch, gọt vỏ, cắt nhỏ rồi đổ máy xay nước ép.
Thêm sữa tươi, đường, kem tươi tùy theo khẩu vị.
Khi trái cây đã ép nhuyễn thì thêm đá viên vào xay mịn lần nữa.
Sau đó đổ ra ly, trang trí với một vài lát hoa quả tươi và thưởng thức.
Công dụng của một số loại nước ép trái cây
- Nước ép Kiwi có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, tốt cho tim và đường ruột. Kiwi còn có một tác động rất đáng kể trong việc tái tạo và cải thiện tế bào da khô, da dầu.
- Nước ép lựu có hàm lượng đường và calo cao, giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các chức năng của não và làm giảm nguy cơ tái phát bệnh ung thư tuyền tiền liệt.
- Nước cam chứa các vitamin B, C, giàu calcium và kali. Loại nước uống này giúp xoa dịu hệ thần kinh, đối phó sự lo lắng và chứng mất ngủ.
- Nước ép nho chứa nhiều khoáng chất như đồng, phosphorus, sắt, kali, có thể giúp chữa những chứng bệnh như táo bón, bệnh tim, gout, viêm khớp, lao phổi, các vấn đề về gan, bệnh trĩ.
- Nước ép táo giúp chữa trị các triệu chứng viêm khớp và làm sạch hệ tiêu hóa. Loại nước uống này cũng hiệu quả trong việc điều trị chứng táo bón và tiêu chảy.
- Nước ép chanh chứa nhiều vitamin B và C, giúp làm sạch mạch máu, ngăn ngừa cảm lạnh và chữa viêm khớp.
- Nước ép cà rốt có hàm lượng cao các chất kali, magiê, canxi, giúp giảm nguy cơ bị ung thư phổi, dạ dày và bàng quang.
- Nước ép dứa giúp chống viêm nhiễm, rất hiệu quả nếu sử dụng vào mục đích điều trị chứng bệnh trĩ, viêm họng hay rối loạn kinh nguyêt.
- Nước ép dưa hấu có lợi cho người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, thiếu máu và ung thư ruột.
Bài và ảnh: Hồng Diễm
Theo VNE
Quảng cáo tràn lan gây hiểu lầm về thực phẩm chức năng Thực phẩm chức năng ngày càng được nhiều người sử dụng nhưng không nên coi đó là thuốc. Kết quả khảo sát của Cục An toàn thực phẩm mới đây cho thấy, 43% người trưởng thành ở TP HCM sử dụng thực phẩm chức năng. Tại Hà Nội, 63% số người trưởng thành dùng loại thực phẩm này. Chủ tịch Hiệp hội thực...