Người canh mộ cho Lý Tiểu Long và mối ân tình sâu nặng
Con trai sớm qua đời, người đến thăm viếng Lý Tiểu Long thường xuyên nhất lại không phải vợ và con gái.
Gần đây, vấn đề sức khỏe của Taky Kimura (Mộc Thôn Võ Chi), đại đệ tử của Lý Tiểu Long được rất nhiều fan của huyền thoại võ thuật quan tâm. 93 tuổi, người học trò và cũng là người bạn của Lý Tiểu Long mang trong mình rất nhiều căn bệnh như tim mạch, tiểu đường và đãng trí nhẹ. Thế nhưng, không ai ngờ được rằng, dù tuổi cao sức yếu nhưng hàng ngày Taky Kimura vẫn luôn cố gắng đến phần mộ của Lý Tiểu Long ở nghĩa trang Lake View, Seattle, Washington (Mỹ).
Mỗi ngày, người học trò năm nào vẫn cố gắng đến thăm mộ Lý Tiểu Long.
Lúc còn sống, Lý Tiểu Long từng thu nhận không ít đệ tử, nhưng Taky Kimura là người đầu tiên bái Lý Tiểu Long làm sư phụ, ngay từ khi thế giới còn chưa biết đến anh như một huyền thoại võ thuật.
Năm 1973, khi Lý Tiểu Long qua đời, tất cả người hâm mộ trên thế giới đều vô cùng thương xót. Không nỡ xa rời sư phụ, đại đệ tử Taky Kimura chính là người đã nguyện suốt đời được chăm sóc phần mộ cho Lý Tiểu Long.
Lý Tiểu Long (giữa), Taky Kimura (trái) và những người cộng sự.
Taky Kimura sinh năm 1924 tại nước Mỹ. Trong một lần đi siêu thị, Taky Kimura nghe thấy một nhóm người đang ca tụng nam thanh niên có tên Lý Tiểu Long đến từ Hong Kong có võ thuật vô cùng xuất chúng. Dù đã đi hỏi thăm tận tường, anh vẫn chưa tin vào tài năng của Lý Tiểu Long. Một người bạn thấy thế đã tình nguyện sắp xếp một buổi gặp gỡ với Lý Tiểu Long để Taky Kimura được “mở rộng tầm mắt”.
Video đang HOT
Với tâm thế đi gặp một người chỉ “hữu danh vô thực”, nhưng không ngờ, ngay sau khi gặp được Lý Tiểu Long, chính Taky Kimura phải tâm phục khẩu phục bái người thanh niên nhỏ hơn mình 16 tuổi làm sư phụ.
Khi đó, Taky Kimura đã 35 tuổi, trong khi Lý Tiểu Long 19 tuổi. Gặp được một võ gia thực thụ, sự chênh lệch tuổi tác không hề ngăn cản ý chí hướng về võ thuật của người thanh niên nước Mỹ. Lý Tiểu Long không chỉ tinh thông võ học mà còn luôn rực cháy trong mình ngọn lửa đam mê và cống hiến cho võ thuật. Tinh thần ấy đã ảnh hưởng đến Taky Kimura trong suốt cuộc đời của ông.
Lý Tiểu Long đang truyền dạy võ thuật cho học trò.
Cả đời đam mê với võ thuật, Lý Tiểu Long chính là cha đẻ của giải MMA, người sáng chế ra môn phái Tiệt quyền đạo và cũng là người sử dụng côn nhị khúc thành thục nhất. Thế nhưng, võ thuật cũng như tên tuổi của Lý Tiểu Long được cả thế giới biết đến là một phần công lao không nhỏ của người học trò Taky Kimura.
Lúc Lý Tiểu Long đang ở giai đoạn khó khăn nhất, người học trò vẫn luôn đi theo thầy và ủng hộ thầy hết mình. Cho đến khi Lý Tiểu Long đã trở thành ngôi sao nổi tiếng và tự mở trường học đầu tiên để truyền thụ võ thuật, Taky Kimura cũng hết lòng bảo vệ và quản lý trường cho thầy mình.
Trong những năm Lý Tiểu Long đến Mỹ để gây dựng sự nghiệp, Mộc Thôn đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sư phụ mình tìm hiểu về quy tắc trên đấu trường tại Mỹ cũng như sắp xếp giúp sư phụ tham gia thi đấu. Chính vì thế, Lý Tiểu Long rất quý trọng người học trò Taky Kimura.
Thường ngày, Lý Tiểu Long luôn yêu cầu Taky Kimura phải tập luyện trong điều kiện khắc khổ. Dưới sự rèn luyện nghiêm túc và chuyên môn như vậy, Taky Kimura tiến bộ rất nhanh, hơn nữa còn nhanh chóng lĩnh hội được tinh thần cao siêu trong võ thuật của thầy mình. Bên cạnh đó, tài tử giao toàn bộ quyền quản lý trường học võ thuật của mình cho Taky Kimura tiếp quản. Điều đó chứng tỏ, Lý Tiểu Long không chỉ tín nhiệm người học trò đầu tiên của mình mà còn coi Taky Kimura như một thành viên trong gia đình.
Taky Kimura luôn hết mình vì võ thuật như sư phụ đã truyền dạy
Khi được hỏi về vấn đề cách cư xử với đồ đệ, Lý Tiểu Long cũng chia sẻ “cho dù tôi có tài giỏi đến mức nào, tôi cũng luôn tôn trọng Taky Kimura, bởi vì anh ấy vẫn là bề trên của tôi”.
Từ sau khi Lý Tiểu Long qua đời, Taky Kimura cũng không hề mượn tên tuổi của sư phụ để chuộc lợi. Ngược lại, ông vẫn sống và tập luyện như khi Lý Tiểu Long vẫn còn sống. Mấy chục năm liền, Taky Kimura còn tình nguyện làm người trông giữ phần mộ cho sư phụ mình. Mỗi ngày ông đều đến quét dọn và thường lưu lại rất lâu.
Hiện nay, ông trở thành một trong những người quản lý của khu mộ mà Lý Tiểu Long an nghỉ. Tuy đã già yếu, kinh tế cũng không mấy khá giả, nhưng Taky Kimura vẫn cố gắng tiếp quản công việc này. Có lẽ đó một phần là do tâm niệm mong được bên thầy cả đời của người học trò trung thành Taky Kimura.
Theo Danviet
Diễn viên Lý Tiểu Long: Huyền thoại võ thuật tài hoa bạc mệnh
Lý Tiểu Long là một biểu tượng lẫy lừng của điện ảnh Hoa ngữ. Ông là người đặt nền móng cho dòng phim kungfu không vũ trang và mở đường cho sự "tiến quân" của diễn viên người Hoa vào Hollywood.
Lý Tiểu Long sinh năm 1940 tại Mỹ nhưng lại trải qua thời thơ ấu ở Hong Kong. Ông tiếp xúc với võ thuật từ sớm, năm 7 tuổi đã được cha dạy Thái cực quyền với mục đích rèn luyện sức khỏe và năm 13 tuổi bắt đầu theo sư phụ Diệp Vấn học bộ môn Vịnh Xuân quyền.
19 tuổi, Lý Tiểu Long quay lại Mỹ học đại học, tại đây ông vừa khổ luyện võ thuật vừa mở võ quán. Cũng trong thời gian này,ông đã quen biết người vợ Linda Emery của mình. Vừa miệt mài luyện võ Trung Hoa, Lý Tiểu Long vừa dành thời gian để nghiên cứu võ thuật phương Tây. Từ đó, ông đã sáng lập nên môn Tiệt quyền đạo sau này.
Lý Tiểu Long cũng bén duyên với điện ảnh từ sớm, lúc 8 tuổi ông đã được giao một số vai diễn nhỏ trong Phú quý phù vân (năm 1948) và Tế lộ tường (1950). Tuy nhiên, mãi đến 1966, tên tuổi của Lý Tiểu Long mới thực sự toả sáng khi tham gia bộ phim truyền hình Mỹ Chiến binh bí ẩn. Kể từ đó, tên ông được nhắc đến như một bảo chứng thành công cho bất cứ bộ phim nào.
Ngược về tháng Bảy của 44 năm về trước, có hai sự kiện làm chấn động giới yêu phim ảnh lúc bấy giờ, một là sự ra đời của bộ phim Long hổ tranh đấu và hai là cái chết đột ngột đầy bí ẩn của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long.
Nếu như trước đó, điện ảnh Hong Kong vốn nổi tiếng bởi dòng phim anh hùng kiếm hiệp thì sự xuất hiện của Lý Tiểu Long trong những bộ phim như Đường Sơn đại huynh, Tinh võ môn, Mãnh long quá giang đã "trình làng" một dòng phim mới: Dòng phim Kungfu không vũ trang.
Sự thành công của Lý Tiểu Long trong dòng phim này đã làm thay đổi diện mạo phim võ thuật Hoa ngữ. Cũng chính nam diễn viên là người đã truyền cảm hứng và khiến người phương Tây có một cái nhìn khác về võ thuật phương Đông.
Đang trên đỉnh cao của danh vọng và sự nổi tiếng, ngày 20/7/1973 Lý Tiểu Long đột ngột qua đời. Thông tin này đã làm chấn động trong làng giải trí thế giới.
Theo thông tin từ phía bệnh viện, nam diễn viên chết bởi chứng phù não cấp do dị ứng với thuốc giảm đau. Tuy nhiên, có nhiều giả thiết và đồn đoán đặt ra xung quanh cái chết của Lý Tiểu Long. Có người cho rằng, anh đột tử trên giường nhà nữ diễn viên Đinh Bội do dùng thuốc kích dục, có người bảo anh bị xã hội đen Hong Kong mưu sát, lại có người nói anh chết do ma tuý.
Tuy cái chết của Lý Tiểu Long vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng không thể phủ nhận ông là diễn viên, võ sư có tầm ảnh hưởng nhất thế giới trong thế kỷ 20. Đến tận bây giờ Lý Tiểu Long vẫn thuộc top 3 nam diễn viên gốc Hoa được thế giới biết đến nhiều nhất.
Theo NĐT
Con gái Lý Tiểu Long phải chịu nỗi đau liên tiếp sau khi cha mất Trải qua quá nhiều nỗi đau, con gái Lý Tiểu Long - Lý Hương Ngưng sống mạnh mẽ hơn những người khác. Con gái Lý Tiểu Long - Lý Hương Ngưng, tên tiếng Anh là Shannon Lee, cô sinh ngày 19/4/1969. Khi Lý Hương Ngưng ra đời, cha cô đã trở thành huyền thoại võ thuật nổi danh đình đám. Có lẽ vì...