Người cận vệ cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời
Cụ Tạ Quang Chiến – người được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lại tên trong nhóm 8 cận vệ “Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi” đã qua đời ngày 11/6/2022, hưởng thọ 98 tuổi.
Cụ Tạ Quang Chiến tên thật là Nguyễn Hữu Văn (sinh năm 1925 ở Thanh Hóa, quê gốc ở Hải Dương).
Cuộc đời cụ Tạ Quang Chiến có 12 năm làm cận vệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ năm 1960, ông Tạ Quang Chiến chuyển sang làm Vụ trưởng vụ Nghiên cứu Lịch sử Đảng, Bí thư T.Ư Đoàn thanh niên… Từ năm 1981 đến năm 1992, ông làm Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao (Bộ VH-TT-DL). Ông cũng là Đại biểu Quốc hội khóa VII (1981 – 1987).
Năm 1945, cụ được Nhà cách mạng Nguyễn Lương Bằng tuyển chọn vào tổ thư ký giúp việc cho Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với các ông: Võ Chương, Vũ Long Chuẩn, Nguyễn Văn Lý, Văn Lâm, Ngọc Hà, Nguyễn Quang Chí và Trần Đình.
Video đang HOT
Đến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên cho 8 người cận vệ là “Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi”. Trong đó, cụ Nguyễn Hữu Văn được đổi tên thành Tạ Quang Chiến thời điểm này.
Suốt 12 năm, cụ Tạ Quang Chiến cùng 7 thành viên khác của đội cận vệ hết lòng phục vụ và bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vào hồi 5h ngày 11/6, cụ Tạ Quang Chiến đã trút hơi thở cuối cùng tại Hà Nội.
Lễ viếng cụ Tạ Quang Chiến được tổ chức từ 9h15 đến 10h15 thứ Ba ngày 14/6 tại nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Lễ truy điệu vào 10h15 cùng ngày, hỏa táng tại Đài Hóa thân Hoàn Vũ Văn Điển (Hà Nội), an táng tại Nghĩa trang Gò Sở (Thanh Trì, Hà Nội).
Báo chí tuyên truyền về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị
Báo chí tuyên truyền về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị là chủ đề cuộc tọa đàm do Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức ngày 10/6, hướng tới kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2022).
Các đại biểu tham luận tại tọa đàm.
Đây không chỉ là nhiệm vụ, là trách nhiệm của đội ngũ nhà báo trong công tác tuyên truyền, mà còn là diễn đàn để các nhà báo bày tỏ tình cảm, quan điểm tư tưởng của mình đối với Đảng và Bác Hồ kính yêu, lan tỏa những cách làm tốt, gương điển hình tiên tiến trong công tác xây dựng Đảng và đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Qua đó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những tư tưởng lệch lạc, những biểu hiện sai trái, những hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ đảng viên... góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.
Ban Tổ chức tọa đàm đã nhận được sự quan tâm của các Ban Xây dựng Đảng của thành phố Hải Phòng, với nội dung tham luận đa dạng, nhiều chiều, có chất lượng, chia sẻ thông tin, kỹ năng tiếp cận, xử lý thông tin, xác định chủ đề, thể hiện nội dung các bài viết về công tác xây dựng Đảng mang tên Búa liềm vàng, sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và đặc biệt là thực hiện sứ mệnh của báo chí cách mạng tuyên truyền về "công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị".
Chia sẻ về nội dung cuộc tọa đàm, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng Đào Văn Hoàn cho rằng, viết về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị là đề tài khó, nhưng đây là mảng đề tài cũng đầy sức hấp dẫn, là không gian cho những tìm tòi, khám phá, lao động sáng tạo. Điều đó đòi hỏi người viết phải am hiểu về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng ta, về nguyên tắc tổ chức, phương thức lãnh đạo của Đảng...; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải soi lý luận vào thực tiễn đời sống, phát hiện và tổng kết từ thực tiễn để bổ sung cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, làm sáng rõ cũng như bổ sung, phát triển lý luận.
Các đại biểu tham luận tại tọa đàm.
Yêu cầu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, sự phát triển của nền báo chí hiện đại đòi hỏi tác phẩm báo chí viết về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị phải tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện. Công chúng báo chí mong muốn ngày càng có nhiều hơn những cây bút, những tác phẩm giàu tính chiến đấu, tính xây dựng cao, tính phản biện khoa học và thuyết phục; đấu tranh không khoan nhượng với những thói hư, tật xấu, tiêu cực, lạc hậu.
Với tham luận "Học tập và làm theo Di chúc của Bác Hồ với tinh thần lạc quan, hướng tới tương lai", nhà báo Nguyễn Anh Tú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng chia sẻ, nghiên cứu về cuộc đời hoạt động cách mạng và làm báo cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bất cứ ai cũng học hỏi được nhiều điều bổ ích, nhất là những người trực tiếp làm báo trong giai đoạn hiện nay.
Đối với nhà báo Nguyễn Anh Tú, học tập Bác về cách làm báo của Người, nhà báo vừa phải mẫn cán, chuyên tâm với công việc, vừa có tâm, vừa có tầm và vừa có tài, luôn tôn chỉ mục đích đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, viết báo phải có mục đích rõ ràng vì quyền lợi của đất nước và thành phố, vì nhân dân, phục vụ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế, nhà báo phải có tính dự báo, dự đoán sâu sắc và chính xác, từ đó đề xuất các chủ trương, biện pháp đúng đắn với Đảng, Nhà nước và thành phố, góp phần thắng lợi vào công cuộc đổi mới đất nước...
Ra mắt sách 'Học sinh kể chuyện Bác Hồ' nhân dịp kỷ niệm 111 năm Bác ra đi tìm đường cứu nước Nhân dịp Kỷ niệm 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911- 5/6/2022), NXB Trẻ ấn hành tác phẩm Học sinh kể chuyện Bác Hồ của tác giả Thy Ngọc. Tác phẩm Học sinh kể chuyện Bác Hồ của tác giả Thy Ngọc. "Học sinh kể chuyện Bác Hồ" là tác phẩm của cố nhà văn Thy Ngọc (tên...